6. Kết cấu của luận văn
3.3.2 Môi trường kinh doanh cấp tỉnh
Theo đánh giá của Sở Công thương tỉnh Lào Cai, các doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn cơ bản thực hiện nghiêm túc các quy định để duy trì và đảm bảo các điều kiện kinh doanh; thực hiện tốt việc khai thác, dự trữ và cung ứng đủ nguồn nhiên liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân; triển khai, thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công thương về lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống. Đặc biệt, sau 1 năm thực hiện lộ trình phối trộn và kinh doanh mặt hàng xăng sinh học, việc kinh doanh xăng sinh học diễn ra ổn định, số cửa hàng kinh doanh và lượng xăng E5RON92 bán ra tiếp tục tăng. Đến nay, toàn tỉnh có 70 cửa hàng kinh doanh xăng E5RON92, chiếm 84,3% (số cửa hàng chỉ kinh doanh xăng E5RON92 là 36, số cửa hàng kinh doanh cả 2 loại E5 RON92 và RON95 là 34). Năm 2018, tổng lượng xăng E5RON92 bán ra đạt trên 40 triệu lít, chiếm 45% lượng xăng tiêu thụ trên địa bàn. (Phạm Huy Thành, 2018)
Các đơn vị kinh doanh xăng dầu chấp hành tốt về điều kiện kinh doanh, sản phẩm xăng dầu đều có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng, có niêm yết giá và bán theo giá
niêm yết, đảm bảo các điều kiện về môi trường và phòng cháy chữa cháy. Cụ thể, đã có 301 hồ sơ kê khai giá xăng dầu được gửi về Sở Tài chính tỉnh Lào Cai; 291 cột bơm xăng dầu của 74 cửa hàng đã được Chi cục thuế tỉnh Lào Cai phối hợp với Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Chi cục Quản lý thị trường dán tem niêm phong đồng hồ, công tơ tổng, cột đo xăng dầu. Trang thiết bị đảm bảo an toàn trong việc phòng chống cháy nổ và an toàn cho người lao động đã được triển khai đồng bộ.
Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của cơ quan chức năng, hiện nay, số lượng cửa hàng kinh doanh xăng, dầu tập trung chủ yếu tại khu vực thành thị, các khu công nghiệp, thương mại (thành phố Lào Cai 25 cửa hàng, chiếm 30%; huyện Bảo Thắng 21 cửa hàng, chiếm 25%). Còn tại một số địa bàn, số cửa hàng bán lẻ xăng, dầu chưa đáp ứng được nhu cầu như thị trấn Sa Pa và các xã vùng cao của các huyện. Do vậy, vẫn còn các hoạt động mua bán bằng can, chai, cột bơm mini tự phát, ảnh hưởng đến công tác đảm bảo an toàn cháy, nổ, đo lường, giá bán... Hoạt động kinh doanh xăng sinh học dù đã được triển khai, thực hiện theo lộ trình nhưng chưa có quy định bắt buộc các cửa hàng bán lẻ xăng, dầu phải kinh doanh mặt hàng này nên trên địa bàn tỉnh vẫn còn trên 15,6% cửa hàng chỉ kinh doanh xăng RON95, do đó chưa đảm bảo tính đồng bộ trong triển khai, gây khó khăn cho người tiêu dùng trong lựa chọn và sử dụng sản phẩm.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: Để đảm bảo công tác quản lý nhà nước về kinh doanh xăng, dầu khi các quy định về điều kiện quy hoạch đối với cửa hàng bán lẻ xăng, dầu bị bãi bỏ (theo Nghị định số 08/2018/NĐ-CP), Sở Công thương đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng quy chế quản lý hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng, dầu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu trên địa bàn tỉnh, đồng thời đảm bảo công tác dự trữ và an ninh năng lượng. Theo đó, hạn chế bổ sung cửa hàng xăng dầu trong nội thị thành phố Lào Cai và các khu vực có mật độ cửa hàng xăng, dầu cao, ưu tiên bổ sung mở tại các xã vùng cao.
Bên cạnh đó, ngành cũng phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu các cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng cửa hàng bán lẻ xăng
dầu tại khu vực nông thôn, vùng cao, khó khăn về kinh tế - xã hội; phối hợp với Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu hộ, cứu nạn (Công an tỉnh) và các đơn vị liên quan tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung tại địa bàn các xã vùng cao nhằm nâng cao nhận thức cho các cá nhân, hộ gia đình về ảnh hưởng, rủi ro trong kinh doanh xăng, dầu tự phát. Thường xuyên phối hợp với các cơ quan, lực lượng chức năng thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật đối với hoạt động kinh doanh xăng, dầu...