Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu lào cai (Trang 39 - 40)

6. Kết cấu của luận văn

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1.Phương pháp thu thập thông tin

2.3.1.1 Thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của Công ty Xăng dầu Lào Cai trong giai đoạn 2016 – 2019, các luận văn, các bài báo khoa học và các xuất bản phẩm khác.

2.3.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Tác giả tiến hành thu thập thông tin sơ cấp về năng lực cạnh tranh của Công ty Xăng dầu Lào Cai qua hai nhóm đối tượng, một là nhóm đối tượng có kiến thức chuyên sâu về quản lý và sử dụng xăng dầu là cán bộ quản lý của công ty và khách hàng lớn chiếm tỷ trọng doanh thu bán ra cao của Công ty (sản lượng bình quân >50m3/tháng), hai là khách hàng vãng lai thông qua phiếu khảo sát.

Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp.

Nội dung phỏng vấn: phỏng vấn về vấn đề năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh, các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Xăng dầu Lào Cai

Đối tượng thứ nhất : đối tượng có kiến thức chuyên sâu về quản lý và sử dụng xăng dầu thuộc Công ty: là toàn bộ cán bộ quản lý trong Công ty .

Số lượng mẫu: đối với cán bộ quản lý trong công ty, toàn bộ cán bộ quản lý: n1=52

Đối tượng thứ hai : đối tượng có kiến thức chuyên sâu về quản lý và sử dụng xăng dầu ngoài Công ty: Khách hàng lớn của công ty có sản lượng tiêu thụ xăng, dầu bình quân tháng từ 50m3 trở lên.

Số lượng mẫu: Khách hàng lớn của công ty có sản lượng bình quân tháng từ 50m3 trở lên: n2=45

Đối tượng thứ ba: Khách hàng vãng lai : Số lượng mẫu được xác định theo Công thức Slovin.

n3= [N/(1+Ne2)]. Trong đó n: số mẫu cần chọn. N: tổng số khách hàng, e: sai số cho phép ( thường lấy e=0,05)

Cai cũng như sự phù hợp với nghiên cứu này nên tác giả lựa chọn N = 1000. N =1000, e= 0,05 => n3= 286

Tổng số mẫu của nhóm đối tượng thứ ba : 286

Sau khi thu thập được thông tin từ phiếu khảo sát rút ra được những tồn tại, điểm mạnh, điểm yếu về năng lực cạnh tranh của Công ty Xăng dầu Lào Cai, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.

Nội dung thông tin được thu thập được thể hiện bằng các câu hỏi trong Phiếu phỏng vấn. Trong đó, các câu hỏi định tính dùng để hỏi đánh giá của người được hỏi về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được trả lời theo thang đo Likert-5 gồm 5 mức độ. Khi phân tích, các thông tin này được tổng hợp lại và sử dụng dưới dạng số trung bình.

Ý nghĩa các số trung bình ấy như sau:

1.00 – 1.80: Rất kém/ Rất không hài lòng/ Rất không đồng ý 1.81 – 2.60: Kém/ Không hài lòng/ Không đồng ý

2.61 – 3.40: Bình thường/Bình thường/ Phân vân 3.41 – 4.20: Tốt/ Hài lòng/Đồng ý

4.21 – 5.00: Rất tốt/ Rất hài lòng/ Rất đồng ý

Bên cạnh số trung bình, tỷ trọng người trả lời cho các mức độ từ 1 đến 5 cho từng câu hỏi cũng được sử dụng để phân tích phân bố xác suất quan điểm của đối tượng được phỏng vấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu lào cai (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)