Phân tích năng lực cạnh tranh qua các công cụ cạnh tranh của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu lào cai (Trang 71 - 76)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.2 Phân tích năng lực cạnh tranh qua các công cụ cạnh tranh của Công ty

3.2.2.1 Cạnh tranh về chất lượng và số lượng sản phẩm

Thứ nhất, về chất lượng sản phẩm nói chung :Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex (Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam trước đây) đang kinh doanh 2 mặt hàng xăng: RON 92 và RON 95. Hai mặt hàng xăng này của Petrolimex không pha bất kỳ thành phần nào như aceton, etanol, metanol hoặc các loại phụ gia mà chưa được các cơ quan quản lý Nhà nước cho phép.

Tại các đầu mối nhập khẩu, xăng được các cơ quan quản lý Nhà nước lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng một cách chặt chẽ trước khi thông quan và được chứng nhận hợp quy, đáp ứng tiêu chuẩn TCVN 6776:2005 - Xăng không chì - Yêu cầu kỹ thuật.

Bên cạnh đó, Petrolimex có một hệ thống phòng thử nghiệm đạt chuẩn quốc tế (VILAS) để kiểm tra xăng dầu đưa ra lưu thông, ban hành quy trình quy phạm luân chuyển hàng hóa trong hệ thống Petrolimex để xăng dầu đến tay người tiêu dùng có chất lượng đúng Quy chuẩn kỹ thuật , tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia và đặc biệt đáp ứng được tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) - có những yêu cầu kỹ thuật ngặt nghèo hơn tiêu chuẩn Quốc gia - do chính doanh nghiệp tự công bố. [20]

Trong suốt quá trình phát triển của mình, Petrolimex luôn là một trong những đơn vị đi đầu về quản lý chất lượng xăng dầu. Thành tích đó đã được các cấp các ngành ghi nhận, nhiều đơn vị trong ngành được tặng thưởng bằng khen và giải

Ngày 22.4.2018, tại Hà Nội, Công ty Xăng dầu Lào Cai (Petrolimex Lào Cai) đã vinh dự là một trong 58 doanh nghiệp trong cả nước nhận cúp Bạc giải thưởng Chất lượng quốc gia năm 2017.

Petrolimex Lào Cai tham gia và nhận cúp Bạc giải thưởng này với sự đề cử của Sở Khoa học và Công nghệ và Hội đồng sơ tuyển Giải thưởng Chất lượng Quốc gia tỉnh Lào Cai.

Điều đó đã chứng tỏ sự ghi nhận và đánh giá cao của địa phương đối với Công ty trong xây dựng văn hoá doanh nghiệp, đi đầu trong áp dụng các hệ thống quản trị minh bạch, luôn đảm bảo an toàn mọi mặt, thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội trên địa bàn.

Thứ hai, về số lượng sản phẩm: Công ty Xăng dầu Lào Cai là đơn vị đi đầu về số lượng cửa hàng cũng như năng lực cung ứng luôn đảm bảo nguồn hàng cho tỉnh Lào Cai, một phần tỉnh Lai Châu và Điện Biên. (Công ty Xăng dầu Lào Cai, 2016, 2017,2018,2019)

Công ty Xăng dầu Lào Cai có 28 cửa hàng xăng dầu với sức chứa trung bình khoảng 30m3/cửa hàng, tổng sức chứa của các cửa hàng khoảng 840m3 và thị phần bán ra cũng tương đối cao chiếm tới 50% nhu cầu xăng dầu trên địa bàn.

Ngoài ra, như đã trình bày ở phần cơ sở vật chất hạ tầng phía trên, Công ty Xăng dầu Lào Cai có Kho xăng dầu có dung tích 4.000 m3 được xây dựng tại Khu công nghiệp Đông phố mới - thành phố Lào Cai. Kho có sản lượng luân chuyển dự kiến hơn 60.000 m3/năm giúp chủ động nguồn hàng đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, dự trữ an ninh quốc phòng, phòng chống bão lũ trên địa bàn tỉnh Lào Cai và một phần cho các tỉnh Điện Biên, Lai Châu.(Ngô Duy Minh, 2014) Đặc biệt, khi thị trường xăng dầu thế giới liên tục biến động bất thường, Công ty đã góp phần tích cực, có tính quyết định vào việc bình ổn thị trường xăng dầu trên địa bàn.

3.2.2.2 Cạnh tranh bằng giá cả

Khách hàng của Công ty Xăng dầu Lào Cai có 2 nhóm đối tượng là khách hàng bán lẻ và khách hàng bán buôn , Thương nhân nhượng quyền.

hiện hình thức khoán chi phí cho các cửa hàng xăng dầu, các cửa hàng trưởng căn cứ theo tình hình khách hàng chủ động dung nguồn chi phí khoán của công ty trực tiếp thực hiện chăm sóc khách hàng.

Đối với khách hàng bán buôn và thương nhân nhượng quyền, Phòng Kinh doanh đã xây dựng cơ chế bán hàng linh hoạt, xác định ai là khách hàng mục tiêu, ai là khách hàng tiềm năng, những người sẽ góp phần quan trọng trong việc tạo ra những phân đoạn thị trường trọng điểm, xác định được ai là đối thủ trên thị trường, so sánh năng lực cạnh tranh, hạn chế điểm yếu và phát huy điểm mạnh của mình để xác lập năng lực của mình, áp dụng các chính sách ưu đãi đối với từng đối tượng khách hàng.

Trên thực tế, căn cứ theo tình hình khách hàng, thông qua sản lượng tiêu thụ, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán, Phòng Kinh doanh chia khách hàng thành các nhóm có mức chiết khấu lần lượt từng mức ví dụ mức giảm giá cao nhất là đối với Công ty Apatit Lào Cai với mức chiết khấu tối đa là 500đ/lít, ngoài ra còn nhiều công ty khác với nhiều mức giảm 400đ/lít, 350đ/lít, 250đ/lít đến tối thiểu là 100đ/lít.(Công ty Xăng dầu Lào Cai, 2018)

Ngoài ra, nhằm tăng cường hiệu quả bán hàng, tăng cường khả năng tìm kiếm khách hàng, đặc biệt là xây dựng mối quan hệ thân thiết với các khách hàng lớn, tiềm năng, Phòng Kinh doanh cũng xây dựng riêng một kế hoạch marketing hiệu quả để quảng bá cho sản phẩm của Công ty, ví dụ xây dựng chính sách trích lại chi phí từ 1% - 3% giá trị hợp đồng cho việc tìm kiếm và chăm sóc khách hàng….

3.2.2.3 Cạnh tranh bằng quảng cáo và xúc tiến bán hàng

Petrolimex là thương hiệu có bề dày lịch sử, được đông đảo nhân dân tin tưởng sử dụng hàng hóa/dịch vụ - việc có hệ thống nhận diện khác biệt và quy chuẩn mạch lạc, rõ ràng đã góp phần để người tiêu dùng có sự lựa chọn chính xác địa điểm cung cấp hàng hóa/dịch vụ Petrolimex, qua đó, năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của khối cửa hàng xăng dầu ngày càng tăng.

Đối với việc quảng bá hình ảnh, Công ty Xăng dầu Lào Cai hiện đang áp dụng hệ thống nhận diện thương hiệu mới theo tiêu chuẩn của tập đoàn với 9 dấu hiệu cơ bản, nhất thể hóa triệt để trên toàn hệ thống cửa hàng xăng dầu Petrolimex

tại Việt Nam và ở nước ngoài, tạo lập sự khác biệt giữa Petrolimex với các doanh nghiệp khác. (Nguyễn Bằng, 2019 )

Một số hoạt động thực tiễn nhằm quảng cáo và xúc tiến bán hàng khác Công ty Xăng dầu Lào Cai đang thực hiện đó là xây dựng các chương trình ngày hội bán hàng ở các cửa hàng, thi đua các phong trào từ thiện xã hội như : ủng hộ xây dựng công trình nhà ăn cùng nhiều trang thiết bị học tập, đồ dùng sinh hoạt tặng trường phổ thông dân tộc (PTDT) bán trú tiểu học xã Lùng Sui, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai, hàng năm ủng hộ đồng bào tỉnh Lào Cai bị thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt… Ngày 06.02.2018 tại Hội nghị tổng kết thi đua khen thưởng năm 2017, triển khai nhiệm vụ 2018 do UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Công ty Xăng dầu Lào Cai (Petrolimex Lào Cai) vinh dự được UBND tỉnh Lào Cai trao tặng Cờ thi đua dành cho đơn vị xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua thường xuyên năm 2017. Ngoài ra, công tác bảo vệ thương hiệu cũng được Công ty Xăng dầu Lào Cai đặc biệt quan tâm và chú trọng. Petrolimex là thương hiệu thường xuyên bị xâm phạm về nhãn hiệu trên toàn quốc và tại địa bàn Lào Cai, Công ty Cổ phần Xăng dầu Miền Bắc đã tự ý sử dụng nhãn hiệu Petrolimex mà chưa được cấp phép.

Bằng sự đấu tranh và quyết liệt, ngày 31/05/2019 Công ty Cổ phần Xăng dầu Miền Bắc - địa chỉ tại số 01 đường Lê Thanh, phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai đã thực hiện gỡ bỏ các dấu hiệu xâm phạm nhãn hiệu Petrolimex. (Sở Công thương tỉnh Lào Cai, 2018)

3.2.2.4 Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối

Công ty Xăng dầu Lào Cai theo định hướng của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

phát triển hệ thống phân phối về chiều rộng và về chiều sâu.

Phát triển hệ thống phân phối về chiều rộng: phát triển hệ thống Cửa hàng xăng dầu bằng nhiều hình thức, như: đầu tư xây dựng mới; mua lại Cửa hàng; liên kết với các đối tác; thuê dài hạn Cửa hàng...,

Trên địa bàn tỉnh hiện có 83 cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng, dầu thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu của 42 doanh nghiệp. Hệ thống bán lẻ xăng, dầu được cung cấp bởi 4 cơ sở kinh doanh đầu mối, 5 cơ sở phân phối xăng, dầu, trong đó có 40 cửa hàng thuộc hệ thống phân phối của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex),

chiếm 48% tổng số cửa hàng và thị phần của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tại Lào Cai chiếm khoảng 64%.

Bắt đầu từ khi thành lập với 04 cửa hàng xăng dầu đến nay Công ty Xăng dầu Lào Cai hiện đã có 28 cửa hàng xăng dầu chiếm 33,7% tổng số cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

Hiện tại, Công ty Xăng dầu Lào Cai cũng thành lập tổ phát triển mạng lưới dưới sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo Công ty tiếp tục tìm kiếm, đánh giá địa điểm tiềm năng để xây dựng dự án Cửa hàng xăng dầu hoặc thu mua lại Cửa hàng xăng dầu của các thương nhân trên địa bàn tỉnh Lào Cai với mục tiêu hàng năm ít nhất xây dựng hoặc đưa vào hoạt động được thêm một Cửa hàng xăng dầu mới. Tuy nhiên, việc phát triển thêm mạng lưới xăng dầu làm sao cho hiệu quả nhất gặp không ít khó khăn, đòi hỏi tổ phát triển mạng lưới luôn phải tập trung tinh thần cao độ, tránh lãng phí, thất thoát tài sản của Công ty.

Bảng 3.10: Hệ thống của hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh Lào Cai

TT Đơn vị Số lượng cửa hàng

1 PETROLIMEX 40

2 PV OIL 11

3 Công ty TNHH thương mại Hải Yến 4

4 Công ty, Doanh nghiệp tư nhân khác 28

Tổng số 83

Nguồn: Sở Công thương Tỉnh Lào Cai (2017)

Về chiều sâu: Công ty đã cho cải tạo, nâng cấp các Cửa hàng xăng dầu hướng tới sự thân thiện đối với môi trường và khách hàng, tạo thuận lợi cho khách hàng khi vào mua hàng, từ năm 2016 đến năm 2019 đã thực hiện:

+ Cải tạo, nâng cấp hơn 12 Cửa hàng, từ khu vực bán hàng, đến hệ thống đường bãi vào, ra, hệ thống đèn chiếu sáng... đảm bảo khang trang, sạch, đẹp.

+ Cải thiện môi trường tại Cửa hàng bằng việc lắp đặt hệ thống thu hồi hơi xăng dầu tại tất cả các cửa hàng của Petrolimex.(Ngô Duy Minh, 2014)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty xăng dầu lào cai (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)