6. Kết cấu của luận văn
1.3.2 Nhân tố chủ quan của bản thân doanh nghiệp
1.3.2.1 Nỗ lực của doanh nghiệp trong phát triển các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Theo đuổi hướng quản trị hiện đại xuyên suốt, dựa trên nền tảng doanh nghiệp quản trị minh bạch, chuyên nghiệp theo các chuẩn mực quốc tế.
Nhận thức được những thay đổi mới trong môi trường kinh doanh hiện nay cũng như trong giai đoạn tới, các doanh nghiệp đang triển khai kiện toàn lại bộ máy tổ chức với việc sáp nhập tinh gọn lại một số phòng ban, hình thành mới bộ phận quản trị rủi ro và bộ phận kinh doanh bán lẻ nhằm giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh, nâng cao hiệu quả trong việc gia tăng lợi nhuận.
Xây dựng một chiến lược phát triển tổng thể trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của số hóa, tự động hóa và sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ.
Đối với việc nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp công nghệ, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, lắp đặt hệ thống thiết bị thu hồi khí thải ra môi trường, xử lý nước thải hay nâng cấp các hệ thống cơ sở vật chất, công nghệ và trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường hiện đại có mức độ cảnh báo và phòng ngừa cao được chú trọng thực hiện nghiêm túc và bài bản .
Tập trung đầu tư mạnh mẽ vào con người để đảm bảo nguồn lực cho phát triển trong giai đoạn mới. Các mô hình hoạt động mới cũng đồng nghĩa với việc tài năng và văn hóa cần được nhìn nhận lại trong bối cảnh có những đòi hỏi mới về kỹ năng và nhu cầu thu hút và duy trì nguồn nhân lực phù hợp.
Tăng cường hợp tác quốc tế, giao lưu trao đổi kinh nghiệm, để các đối tác nước ngoài tham gia vào tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản trị doanh nghiệp.
1.3.2.2 Nỗ lực của doanh nghiệp trong vận dụng sáng tạo, hợp lý các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp
Cùng với nỗ lực trong phát triển các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp còn nỗ lực hơn trong vận dụng sáng tạo, hợp lý các công cụ cạnh tranh.
Mở rộng thị phần
nghiệp so sánh với đối thủ cạnh tranh hay toàn bộ một thị trường. Vì thị phần ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận nên mọi công ty dù lớn hay nhỏ thường muốn gia tăng thị phần.
Thị phần tăng có thể cho phép một công ty đạt được quy mô hoạt động lớn hơn và cải thiện khả năng sinh lời. Một công ty có thể cố gắng mở rộng thị phần của mình bằng cách giảm giá, sử dụng quảng cáo hoặc giới thiệu sản phẩm mới hay khác biệt. Ngoài ra, nó cũng có thể tăng kích thước thị phần của nó bằng cách hấp dẫn những đối tượng hoặc nhân khẩu học khác.
Hiện nay các doanh nghiệp xăng dầu gia tăng thị phần bằng nhiều cách khác nhau như thay đổi, nâng cấp chất lượng sản phẩm dịch vụ, giá cả, phương pháp quảng bá, gia tăng ngân sách tiếp thị hay cải thiện hệ thống phân phối.
Nâng cao chất lượng sản phẩm
Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) có định nghĩa trong ISO 9000 như sau: “chất lượng là một tập hợp các tính chất và đặc trưng của sản phẩm có khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn”.
Ví dụ với mặt hàng xăng dầu: Xăng dầu là mặt hàng năng lượng được Nhà nước kiểm soát chặt chẽ từ khâu nhập khẩu, sản xuất, phân phối cho đến tay người tiêu dùng. Ở Việt Nam, nguồn xăng dầu sản xuất trong nước được cung cấp chủ yếu bởi Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất, Nhà máy Lọc hóa dầu (NMLHD) Nghi Sơn và một số nhà máy chế biến khí hóa lỏng nhỏ lẻ khác.
Quá trình kiểm soát chất lượng sản phẩm sản xuất tại các nhà máy lọc hóa dầu được thực hiện và giám sát chặt chẽ từ khâu chế biến, pha trộn sản phẩm thông qua hệ thống kiểm soát chất lượng được chuẩn hóa theo ISO 9001.
Việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm xăng dầu có nguồn gốc được sản xuất tại các NMLD của các doanh nghiệp lớn hiện nay như Petrolimex hay Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) được đầu tư rất lớn, có công nghệ, thiết bị rất hiện đại, được kiểm soát và bảo đảm chất lượng một cách chặt chẽ nhằm cung cấp các nguồn nhiên liệu sạch, giảm ô nhiễm môi trường, có mức tiêu chuẩn cao nhất hiện nay tại thị trường Việt Nam, như sản phẩm dầu Diesel tiêu chuẩn Euro 5, và xăng Ron 95 tiêu chuẩn Euro 4.
Để có nguồn xăng dầu ổn định, chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu đi lại và sản xuất của đất nước và nhân dân, ngoài việc cần luôn tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện kiểm tra kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm, các nhà máy sản xuất xăng dầu còn phải không ngừng nghiên cứu cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm vì cộng đồng, vì môi trường.
Điều chỉnh giá cả linh hoạt
Giá cả sản phẩm không chỉ là phương tiện tính toán mà còn là công cụ bán hàng. Chính vì lý do đó, giá cả là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp.Giá cả của doanh nghiệp căn cứ vào: giá thành sản xuất chế biến sản phẩm; mức thuế nhà nước quy định; quan hệ cung cầu trên thị trường.
Ngoài mức giá bán lẻ theo quy định của Nhà nước đối với mặt hàng xăng dầu nói chung, tuỳ theo sự biến động của các yếu tố mà mức giá chiết khấu xăng dầu của các doanh nghiệp được điều chỉnh theo từng khách hàng, các doanh nghiệp xăng dầu xây dựng nhiều mức chiết khấu khác nhau nhằm thu hút khách hàng, tùy thuộc vào lợi thế riêng của từng đơn vị bằng các đánh giá qua sản lượng tiêu thụ, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán…Việc xác lập một chính sách giá hợp lý phải gắn với từng giai đoạn, mục tiêu của chiến lược kinh doanh, từng khu vực thị trường, từng đối tượng khách hàng. Ngoài ra chính sách giá cũng không tách rời với chính sách sản phẩm của doanh nghiệp.
Quảng cáo, xúc tiến bán hàng, chăm sóc khách hàng
Quảng cáo, xúc tiến bán hàng, chăm sóc khách hàng là các hoạt động nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thương mại. Trong đó mua là quá trình chuyển hoá hình thái giá trị từ Tiền-Hàng; bán là hình thức chuyển hoá hình thái từ Hàng-Tiền. Xúc tiến phục vụ cho quá trình chuyển hoá hình thái giá trị từ Tiền-Hàng được gọi là xúc tiến bán hàng.
Hiện nay, quảng cáo, xúc tiến bán hàng, chăm sóc khách hàng là hoạt động không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại , quảng cáo, xúc tiến bán hàng, chăm sóc khách hàng sẽ giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội phát triển các mối quan hệ thương mại với các bạn hàng trong và ngoài nước.
Các doanh nghiệp đã thay đổi xu hướng kinh doanh là lấy khách hàng làm trọng tâm, thay thế hẳn tâm lý kinh doanh khi còn độc quyền Nhà nước như thời bao cấp trước kia.
Phát triển mạng lưới phân phối
Trước hết để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần phải chọn phát triển mạng lưới phân phối, lựa chọn thị trường, nghiên cứu thị trường để sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nhanh chóng, hợp lý và đạt được hiệu quả cao. Phát triển mạng lưới phân phối giúp sản phẩm đạt được các mục tiêu giải phóng nhanh chóng lượng hàng tiêu thụ, tăng nhanh vòng quay của vốn thúc đẩy sản xuất nhờ vậy tăng nhanh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Việc lựa phát triển mạng lưới phân phối phải dựa trên đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phảm cần tiêu thụ. Đồng thời phát triển mạng lưới phân phối cũng như lựa chọn trên đặc điểm thị trường cần tiêu thụ, đặc điểm về khoảng cách đến thị trường, địa hình và hệ thống giao thông của thị trường và khả năng tiêu thụ của thị trường. Từ việc phân tích các đặc điểm trên doanh nghiệp sẽ phát triển mạng lưới phân phối hợp lý, đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh đó sẽ tập trung đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển mảng kinh doanh sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng tại hệ thống cửa hàng phân phối sản phẩm để mang lại các nguồn lợi nhuận khác ngoài mặt hàng kinh doanh chính, tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có.