Xuất những biện pháp trong quản lý, qui hoạch sử dụng đất huyện Phú Lƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng đất ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 101 - 118)

Trong những công trình nghiên cứu mới nhất của sở Khoa học Công nghệ và sở Tài nguyên Môi trƣờng có đƣa ra nhiều đề xuất cho chiến lƣợc sử dụng đất bền vững ở tỉnh Thái Nguyên, trong đó tính đồng bộ của qui hoạch của sử dụng đất đƣợc đặt lên hàng đầu. Đó là qui hoạch sử dụng đất cần thống nhất qui hoạch chung với qui hoạch sử dụng các loại đất cụ thể; thống nhất giữa các cấp, các ngành trong tỉnh. Đó là việc nâng cao chất lƣợng của bộ máy quản lý qui hoạch sử dụng đất thông qua việc đồng bộ hoá thống kê số liệu, chính xác hoá bộ máy dữ liệu giữa các cấp, các ngành;

thông qua việc nâng cao chất lƣợng của các cán bộ khuyến nông, khuyến lâm cả về phƣơng diện quả lý và sử dụng đất đất đai… Trƣớc những định hƣớng đó, chúng tôi đƣa ra những biện pháp cho quản lý, quy hoạch huyện Phú Lƣơng, cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, trong tình hình sử dụng đất nhƣ hiện nay dễ nhận thấy cần có sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất. Cụ thể là đất chƣa sử dụng tiếp tục giảm mạnh, tỷ trọng nhóm đất nông nghiệp và phi nông nghiệp tăng, trong đó nhóm đất phi nông nghiệp tăng mạnh hơn. Vì Phú Lƣơng là huyện có nhiều tiềm năng đất đai phục vụ cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, song để đáp ứng sự phát triển kinh tế thì cơ cấu sử dụng đất của huyện cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp. (Bảng 3.4)

Bảng 3.4. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất của huyện Phú Lƣơng đến năm 2020

Loại đất Năm 2010 Năm 2020 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích 36.894,65 100,00 36.894,65 100,00 Nhóm đất nông nghiệp 30.536,25 82,77 29.617,15 80,27 Nhóm đất phi nông nghiệp 5.742,36 15,56 7.053,23 19,12 Nhóm đất chƣa sử dụng 616,04 1,67 224,27 0,61

Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường huyện Phú Lương Thứ hai, trong thời gian hiện nay, quy hoạch tổng thể KT-XH của huyện và quy hoạch phát triển ở hầu hết các ban ngành trong huyện đang đƣợc xây dựng mới hoặc điều chỉnh bổ sung cho thời kỳ từ năm 2010 – 2015 và dự báo đến năm 2020. Để đảm bảo phƣơng ánquy hoạch sử dụng đất huyện Phú Lƣơng đƣợc thực thi tốt, có hiệu quả, dƣới góc độ quản lý nhà nƣớc về quản lý đất đai cần quan tâm và thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Về chính sách: Triển khai xây dựng hoặc điều chỉnh, bổ sung phƣơng án qui hoạch sử dụng đất đai của các cấp, các ngành phù hợp với mục tiêu phát triển của huyện, tỉnh đặc biệt không phá vỡ quy hoạch sử dụng đất của huyện.

- Các ngành, các xã trên địa bàn huyện xây dựng qui hoạch sử dụng đất đai cụ thể trên phạm vi lãnh thổ của đơn vị mình, trong khung tổng thể quy hoạch sử dụng

đất đai của huyện đảm bảo các mục tiêu quy hoạch phát triển chung của ngành, địa phƣơng mình:

+ Có chính sách đầu tƣ đồng bộ, kết hợp với bố trí các điểm dân cƣ tập trung, xây dựng các trung tâm cụm xã phát triển theo hƣớng đô thị hoá.

+ Có chính sách đền bù, hỗ trợ, giải toả hoặc đánh thuế thảo đáng khi chuyển mục đích sử dụng các loại đất.

+ Có cơ chế chính sách hỗ trợ để thu hút đầu tƣ tham gia, thực hiện các dự án phát triển các khu, các cụm công nghiệp, dịch vụ, du lịch (vì Phú Lƣơng là địa phƣơng có nhiều tiềm năng về tự nhiên, nhất là tài nguyên khoáng sản và tài nguyên du lịch…)

+ Có chính sách hỗ trợ kịp thời và giải quyết tốt chỗ ở, ổn định đời sống và tạo việc làm cho ngƣời dân có đất nằm trong khu vực các dự án bị thu hồi.

+ Có chính sách ƣu tiên giành đất cho sự phát triển công nghiệp, dịch vụ, thƣơng mại, du lịch và xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ cho mục tiêu phát triển KT- XH của huyện.

+ Có chính sách khuyến khích các hộ khai hoang, mở rộng, cải tạo đất, phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

- Về kinh tế: Đầu tƣ kinh phí xây dựng qui hoạch sử dụng đất của các ngành, các xã, các khu, các cụm công nghiệp, khu vực phát triển du lịch, dịch vụ và các điểm dân cƣ trên địa bàn huyện, nhất là những khu khai thác khoáng sản: nhƣ mỏ than Phấn Mễ; các cụm công nghiệp nhƣ Đu-Động Đạt, Sơn Cẩm…

+ Huy động tối đa các nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án từ vốn ngân sách,vốn của các doanh nghiệp, vốn liên doanh, liên kết, vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, vốn tự có của nhân dân.

+ Tạo điều kiện cho nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất sản xuất nông nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên diện tích đất khai thác. Khuyến khích các hộ nông dân tham gia vào các mô hình sản xuất mới và có chính sách bao tiêu sản phẩm…

+ Đầu tƣ thực hiện các dự án trọng điểm, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp nhƣ: Dự án đầu tƣ phát triển sản xuất chè, trồng cây ăn quả, dự án phát triển

rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, gắn với du lịch sinh thái và di tích lịch sử… đặc biệt là các dự án phát triển trồng cây ăn quả và sản xuất chè, vì đây là những cây trồng chủ đạo của huyện.

- Về môi trƣờng:

+ Tăng cƣ , kế

hoạch hành động nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng, từ đó phát triển ý thức, thói quen và hành vi ứng xử có trách nhiệm đối với môi trƣờng, hạn chế ô nhiễm môi trƣờng.

+ Xây dựng cơ chế thống nhất giữa quản lý đất đai và bảo vệ môi trƣờng nhƣ giữa sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trƣờng đất, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trƣờng cho tổ chức và các nhân trong quá trình sử dụng đất.

+ Thực hiện các biện pháp chống xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất, chống ô nhiễm môi trƣờng đất, nâng cao độ phì của đất, khôi phục mặt bằng sử dụng đất.

+ Khai hoang, phục hoá, đƣa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nƣớc hoang hoá vào sử dụng có hiệu quả.

+ Quản lý, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng hiện có, tranh thủ các nguồn vốn dự án để phát triển lâm nghiệp, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, đẩy mạnh trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng để tăng độ che phủ của rừng; bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng phòng hộ.

+ Quản lý chất lƣợng nguồn nƣớc mặt, nƣớc ngầm: Kiểm soát các nguồn thải gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng nguồn nƣớc; đảm bảo việc khai thác nƣớc ngầm trong khu vực ở giới hạn cho phép.

+ Quản lý chất thải rắn: Từng bƣớc hoàn thiện công tác thu gom, quản lý chất thải rắn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng; hình thành hệ thống quản lý, kiểm soát đồng bộ từ khâu phát sinh đến khâu xử lý sau cùng, bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững.

+ Quản lý ô nhiễm công nghiệp: Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trƣờng trong các khu dân cƣ về các khu tập trung và kiên quyết đình chỉ hoạt động của các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng; từng bƣớc thay thế các công nghệ lạc hậu, có chính sách hỗ trợ thay thế bằng các công nghệ tiên tiến.

+ Quản lý môi trƣờng nông nghiệp và phát triển nông thôn: Đẩy nhanh việc phát triển nông nghiệp nông thôn theo hƣớng xây dựng nông thôn mới; kiểm soát và xử lý các nguồn chất thải trong sản xuất nông nghiệp và chất thải sinh hoạt, trong đó chú trọng công tác thu gom.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nƣớc về đất đai tại huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên.

Luật Đất đai 2013 là cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai và một loạt các văn bản quy phạm pháp luật khác cũng có những quy định về đất đai. Đồng thời, Chính phủ cũng ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành đối với Luật Đất đai, văn bản hƣớng dẫn của Bộ tài nguyên và Môi trƣờng về công tác quản lý và sử dụng đất đai. Điều này đã và đang tạo ra một hành lang pháp lý quan trọng, một yêu cầu mới trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, khắc phục, tháo gỡ các khó khăn, tồn tại yếu kém của các chính sách pháp luật, đất đai trƣớc đây. Để tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng, Chính quyền với công tác quản lý, sử dụng đất đai, Phòng tài nguyên và Môi trƣờng huyện Phú Lƣơng phối kết hợp với các phòng liên quan, và các xã cắm mốc các điểm công nghiệp, các điểm đô thị mở rộng, các dự án công trình trọng điểm và thông báo cho nhân dân địa phƣơng biết để quản lý, giám sát và thực hiện. Xây dựng và hoàn chỉnh phƣơng án qui hoạch chi tiết, kế hoạch sử dụng đất cho các mục đích sử dụng đất đến năm 2015 của huyện, các hệ thống giao thông thuỷ lợi trên địa bàn. [9].

- Tổ chức và thực hiện tốt công tác đăng kí đất đai, phân loại các đối tƣợng đủ điều kiện đƣa vào quy hoạch năm 2010 – 2020, cấp xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong năm 2015.

- Xây dựng và hoàn chỉnh cơ chế “một cửa” của huyện, bố trí, sắp xếp cán bộ đủ năng lực, chuyên môn, phẩm chất phong cách đạo đức, tác phong công việc vào vị trí tiếp nhận và trực tiếp giải quyết các vụ việc về đất đai.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật: Nhà nƣớc cần tiến hành xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và luật đất đai nói riêng.

- Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định Luật Đất đai năm 2013, tránh tình

trạng quy hoạch treo, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả gắn với việc bảo vệ môi trƣờng, phối hợp với các phòng, ngành của huyện thực hiện quy hoạch mạng lƣới giao thông, thuỷ lợi trên địa bàn phù hợp với nhu cầu phát triển của địa phƣơng.

Cần quan tâm và tạo điều kiện thƣờng xuyên cho cán bộ, công chức thực hiện chuyên môn trong lĩnh vực đất đai đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về nghiệp vụ, chuyên môn để tiến hành thực hiện tốt các kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực này nhƣ: đo đạc, khảo sát, đánh giá… Đặc biệt đối với công chức phụ trách địa chính ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức quản lý Nhà nƣớc, kiến thức pháp luật cho cán bộ công chức.

Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực và tác phong phục vụ cho cán bộ công chức khi thi hành công vụ, nghiệp vụ đƣợc giao, đặc biệt trong nhận và trả kết quả về đất đai theo cơ chế “một cửa” ở huyện.

- Tăng cƣờng công tác giáo dục, tuyên truyền và phổ biến Luật Đất đai.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, Luật Đất đai và các văn bản của Nhà nƣớc về quản lý, sử dụng đất một cách sâu rộng trong nhân dân bằng nhiều hình thức và phƣơng pháp phong phú: nhƣ qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng, qua tờ rơi, các hội nghị từ huyện đến các xã, thị trấn, các tổ, các xóm, làng…

Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra đất đai, phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất, giải quyết dứt điểm các vụ việc tranh chấp liên quan đến đất đai.

Trên cơ sở thanh tra, kiểm tra cần động viên, khen thƣởng kịp thời các tập thể, cá nhân làm tốt, thực hiện tốt công tác này. Đồng thời phê bình các tổ chức, cá nhân chƣa làm tốt. Tăng cƣờng hiện đại hoá áp dụng công nghệ thông tin, làm tốt công tác lƣu trữ cập nhật thông tin địa chính, bảo quản tốt hồ sơ, sƣu tầm, bổ sung các văn bản còn thiếu để tập hợp đƣợc hệ thống thông tin về đất đai đầy đủ nhất, giá trị cao nhất, phục vụ kịp thời, hiệu quả công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai.

Tiểu kết Chƣơng 3

Để hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững, huyện Phú Lƣơng cần có những giải pháp trọng tâm vào việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí mà trƣớc hết là tài nguyên đất. Các giải pháp phát triển bền vững tài nguyên đất cần đƣợc dựa trên cơ sở khoa học và thực tế trên địa bàn huyện Phú Lƣơng.

Hiện nay, kinh tế nông lâm nghiệp là nền kinh tế chủ đạo của huyện Phú Lƣơng. Vì vậy, việc sử dụng đất theo hƣớng phát triển bền vững có ý nghĩa quan trọng. Cụ thể là việc sử dụng đất bền vững theo hƣớng nông lâm kết hợp tạo ra đƣợc sự thống nhất giữa kinh tế hộ gia đình với lợi ích kinh tế của xã hội. Đồng thời, vừa đảm bảo đƣợc việc phát triển kinh tế theo hƣớng sản xuất hàng hoá thị trƣờng vừa bảo vệ môi trƣờng, nhất là bảo vệ tài nguyên đất.

Thực tế đã và đang chứng minh rằng mô hình nông lâm kết hợp là mô hình phù hợp nhất với thực tế huyện Phú Lƣơng. Mô hình này đem lại nhiều lợi ích về cả kinh tế lẫn tác động tích cực tới môi trƣờng. Mô hình này khó có thể thành công nếu thiếu hệ thống chính sách khả thi cho huyện. Thực hiện mô hình kinh tế nông lâm kết hợp đƣợc ngƣời dân chấp thuận và đem lại hiệu quả kinh tế cao, làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trong huyện. Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phƣơng, việc phát triển kinh tế theo mô hình nông lâm kết hợp có thể đƣợc xem là một trong những chiến lƣợc tổng thể của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn miền núi, đem lại những cơ hội và thách thức lớn cho huyện.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tƣ liệu sản xuất không thể thay thế đƣợc của ngành nông nghiệp. Ông cha ta từ xƣa đã có câu

“tấc đất, tấc vàng”, điều này đã nói lên đầy đủ ý nghĩa và sự quý giá của tài nguyên đất đối với con ngƣời. Vì vậy, việc bảo vệ, quản lí sử dụng hiệu quả tài nguyên đất là trách nhiệm của toàn dân, là giải pháp hữu hiệu đem lại lợi ích kinh tế cao trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 tại chƣơng II điều 18 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lí toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm việc sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”.

Qua việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Lƣơng, chúng ta có thể đi đến một số kết luận sau:

1. Phú Lƣơng là huyện có nhiều thuận lợi về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Đây chính là những nguồn lực để phát triển đa dạng các ngành kinh tế theo hƣớng công nghiệp hoá – hiện đại hoá và sản xuất hàng hoá.

Tuy nhiên, là một huyện trung du, miền núi có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đang trong giai đoạn đầu tƣ nên còn chƣa đồng bộ, chất lƣợng nguồn lao động chƣa cao, giá trị kinh tế về sản xuất còn thấp… trong khi nguồn đất nông nghiệp ngày một giảm, một số vùng còn có dấu hiệu bị ô nhiễm, suy thoái, xói mòn… bởi các hoạt động khai thác khoáng sản, khai thác rừng một cách tự phát, đó chính là những khó khăn lớn nhất của huyện.

2. Cũng giống nhƣ một số huyện khác trong tỉnh, nền KT-XH huyện Phú Lƣơng còn bị mất cân đối về nhu cầu vốn đầu tƣ, sự phát triển kinh tế chƣa tƣơng xứng với tiềm năng sẵn có của huyện. Nguồn lao động tuy dồi dào nhƣng lại thiếu lao động có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng đất ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 101 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)