Hiện trạng sử dụng vốn đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng đất ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 50)

Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2014, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 36.894,65 ha. Bình quân diện tích 1 đơn vị hành chính cấp xã là 2.305,92 ha. Xã Yên Ninh là đơn vị hành chính có diện tích lớn nhất 4.718,61 ha, chiếm 12,79% tổng diện tích tự nhiên của huyện; đơn vị hành chính có diện tích nhỏ nhất là thị trấn Đu với 212,90 ha, chiếm 0,58% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện. (Hình 2.2).

Cơ cấu sử dụng đất của huyện phân theo mục đích sử dụng từ năm 2000-2014 có sự chuyển dịch rõ nét, đƣợc thể hiện trong bảng 2.2 và hình 2.3.

2.2.1.1. Đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp là 30.503,30 ha, chiếm 82,68% tổng diện tích tự nhiên của huyện, bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất nông nghiệp khác.

Đất sản xuất nông nghiệp: Là địa bàn có quỹ đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (12.450,05 ha, chiếm 40,82% diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện), nhƣng thƣờng xuyên bị chia sẻ với mục đích phi nông nghiệp nhƣ đất chuyển sang xây dựng, đất giao thông, đất nghĩa trang, nghĩa địa, đất thuỷ lợi và đất ở. Mặt khác, do công tác thuỷ lợi còn kém phát triển nên hệ số quay vòng sử dụng đất chƣa cao. Thêm vào đó là sự khai thác khoáng sản từ một phần đất đáng kể trên các diện tích đất nông nghiệp. Hiện nay, trên địa bàn huyện diện tích trồng lúa nƣớc là 4.077,09 ha (năm 2014), nhƣng có tới 42,25% diện tích chỉ trồng cấy đƣợc một vụ trong năm do địa hình phần lớn là đất dốc và thiếu nƣớc vào mùa khô. Hơn nữa, với tập quán canh tác lạc hậu của đồng bào dân tộc nên việc áp dụng thâm canh và tăng vụ dƣới tác động của các biện pháp khoa học, kĩ thuật cũng gặp nhiều khó khăn.

Đất lâm nghiệp: Trong những năm gần đây, ngành lâm nghiệp có tích cực vận động nhân dân trồng rừng, bảo vệ diện tích rừng hiện có. Tổng diện tích đất lâm nghiệp của toàn huyện là 17.223,86 ha, chiếm 56,47% diện tích đất nông nghiệp, chiếm 46,68% diện tích tự nhiên. Hiện tại đã có nhiều hộ gia đình và cá nhân mạnh dạn đầu tƣ trồng rừng, nhận giao, chăm sóc, bảo vệ rừng với quy mô diện tích lớn, do đó hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp ngày một cao. Diện tích đất rừng tự nhiên của

huyện là rừng tự nhiên là 3.168,32 ha, đất có rừng trồng là 14.055,54 ha (năm 2014) (có một phần diện tích rừng trồng dƣới 3 tuổi). Phú Lƣơng là một trong những huyện có diện tích rừng phòng hộ khá lớn, với 3.419,90 ha (năm 2014). Huyện có địa hình khá dốc nên việc bảo vệ rừng phòng hộ có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế xói mòn, rửa trôi đất, bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

Đất nuôi trồng thuỷ sản: Phú Lƣơng là một huyện miền núi nên diện tích dành cho nuôi trồng thuỷ sản còn hạn chế, tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản của huyện là 829,39 ha (năm 2014), chiếm 2,71% tổng diện tích đất nông nghiệp.

Đất nông nghiệp khác: Đây là diện tích đất dành cho chăn nuôi và xây dựng các cơ sở để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tổng diện tích đất nông nghiệp khác là 0,42 ha, chiếm 0,01 % tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện.

2.2.1.2. Đất phi nông nghiệp

Nhóm đất này đang ngày càng đƣợc sử dụng có hiệu quả hơn. Đất xây dựng các cơ sở sản xuất, kinh doanh thƣơng mại và dịch vụ đang ngày càng mang lại những nguồn thu đáng kể cho ngân sách địa phƣơng.

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp của huyện là 5.813,35 ha, chiếm 15,76% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, diện tích đất ở là 1.693,84 ha, chiếm 29,14% tổng diện tích đất phi nông nghiệp; diện tích đất chuyên dùng là 3.169,63 ha, chiếm 54,52% diện tích đất phi nông nghiệp; diện tích đất tôn giáo, tín ngƣỡng là 8,29 ha, chiếm 0,14% diện tích đất phi nông nghiệp; diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa là 75,10 ha, chiếm 1,29% diện tích đất phi nông nghiệp; diện tích đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng là 842,13 ha, chiếm 14,49% diện tích đất phi nông nghiệp; đất phi nông nghiệp khác có diện tích 24,36 ha, chiếm 0,42% diện tích đất phi nông nghiệp. Tuy nhiên, chất lƣợng các công trình kĩ thuật, văn hoá, phúc lợi công cộng đang xuống cấp, hạn chế hiệu quả sử dụng đòi hỏi phải nâng cấp, tu bổ thêm nên phần nào sẽ ảnh hƣởng đến diện tích đất phi nông nghiệp.

Nguồn: Tác giả biên vẽ

2.2.1.3. Đất chưa sử dụng

Đây là cơ sở để diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp của huyện có sự thay đổi. Do quá trình khai hoang của ngƣời dân nên diện tích đất chƣa sử dụng ngày càng thu hẹp. Năm 2000, diện tích đất chƣa sử dụng là 3.946,82 ha, năm 2005 là 3.136,65 ha, năm 2010 là 616,04 ha thì đến năm 2014 là 578,0 ha. Diện tích đất chƣa sử dụng năm 2014 so với năm 2005 giảm 2.558,65 ha, so với năm 2000 giảm 3.368,82 ha. Phần lớn các diện tích đất chƣa sử dụng đã đƣợc khai thác nhiều để phục vụ vào các mục đích khác. Tuy nhiên, quá trình khai hoang còn gặp nhiều khó khăn do loại đất này chủ yếu ở những nơi địa hình hiểm trở là vùng đồi núi và vùng núi đá.

Theo số liệu thống kê năm 2014, diện tích đất chƣa sử dụng của huyện Phú Lƣơng còn 578,0 ha, chiếm 1,57% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Đất bằng chƣa sử dụng 142,31 ha, đất đồi núi chƣa sử dụng 146,36 ha, đất núi đá không có rừng cây là 289,33 ha. Nhƣ vậy, đất núi đá không có rừng cây chiếm một diện tích khá lớn. Đây là một trong những khó khăn về vốn đất của huyện. Tuy nhiên, tổng diện tích đất bằng chƣa sử dụng và đất đồi núi chƣa sử dụng cũng chiếm một diện tích tƣơng đối khá với 288,67 ha. Vì vậy, Phú Lƣơng có nhiều khả năng mở rộng diện tích đất phục vụ phát triển kinh tế, phục vụ sản xuất. Những vùng đất chƣa sử dụng này có thể cải tạo trồng lúa, trồng rau màu và trồng các loại cây lâu năm nhƣ chè, cây ăn quả và cây dƣợc liệu… Thực tế này dẫn đến những khó khăn nhất định cho huyện vì đất đồi núi rất khó khai thác và sử dụng. Vì vậy, chính quyền địa phƣơng cần có chính sách cụ thể để khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất này để trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Riêng đất núi đá hầu nhƣ ít có khả năng khai thác và sử dụng, đây cũng là một trong những khó khăn về vốn đất của huyện.

Bảng 2.2: Cơ cấu sử dụng các loại đất chính ở huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2000-2014 Loại đất 2000 2005 2010 2014 Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % Tổng diện tích tự nhiên 36.809,14 100 36.881,55 100 36.894,65 100 36.894,65 100 Đất nông nghiệp 28.776,35 78,18 29.141,63 79,01 30.563,49 82,84 30.503,30 82,68 Đất phi nông nghiệp 4.085,97 11,10 4.603,27 12,48 5.715,12 15,49 5.813,35 15,76 Đất chƣa sử dụng 3.946,82 10,72 3.136,65 8,51 616,04 1,67 578,00 1,56

Nguồn: Xử lí theo số liệu thống kê của huyện năm 2000, 2005, 2010, 2014

Nguồn: Xử lí theo số liệu thống kê của huyện năm 2000, 2005, 2010, 2014

Hình 2.3. Biểu đồ cơ cấu sử dụng các loại đất chính ở huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2000-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng đất ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)