Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng đất ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 33)

2.1.2.1. Tài nguyên đất

Theo kết quả tổng hợp trên bản đồ thổ nhƣỡng 1/25.000 của huyện, trên địa bàn huyện Phú Lƣơng có 13 loại đất chính, đƣợc thể hiện qua bảng 2.1.

Bảng 2.1: Các loại đất chính của huyện Phú Lƣơng

STT Loại đất Ký hiệu Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất phù sa đƣợc bồi Pb 37,5 0,11 2 Đất phù sa không đƣợc bồi P 400 1,17 3 Đất phù sa ngòi suối Py 1.381,35 4,03 4 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Pf 468,75 1,37 5 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa Fl 193,75 0,56 6 Đất dốc tụ D 5.275,00 15,37 7 Đất bạc màu B 312,5 0,91 8 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 1.496,87 4,36 9 Đất nâu đỏ trên đá vôi Fv 881,25 2,56 10 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 4.731,25 13,79 11 Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét Fs 13.050,00 38,03 12 Đất nâu đỏ trên Macma bazơ trung tính Fk 4.187,50 12,2 13 Đất đỏ vàng trên đá biến chất Fj 1.900,00 5,54

Nguồn: Bản đồ thổ nhưỡng tỉ lệ 1/25.000 huyện Phú Lương. [19/ 20]

- Đất phù sa đƣợc bồi: Diện tích khoảng 37 ha, phân bố chủ yếu ven sông Cầu thuộc các xã Phú Đô, Vô Tranh, Tức Tranh.

- Đất phù sa không đƣợc bồi: Diện tích khoảng 400 ha, phân bố tập trung ven sông Đu và sông Cầu.

- Đất phù sa ngòi, suối: Diện tích khoảng 1.381 ha, phân bố chủ yếu ở các xã Yên Ninh, Yên Trạch, Động Đạt, Ôn Lƣơng.

- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng: Diện tích khoảng 468 ha, phân bố tập trung ở xã Hợp Thành.

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: Diện tích khoảng 193,00 ha, phân bố tập trung ở khu vực xã Phấn Mễ và thị trấn Đu.

- Đất dốc tụ: Diện tích khoảng 527,00 ha, phân bố rải rác ở các xã trong huyện, nhƣng tập trung nhiều ở các xã Động Đạt, Hợp Thành, Phấn Mễ, Vô Tranh, Tức Tranh.

- Đất bạc màu: Diện tích khoảng 312,00 ha, phân bố tập trung ở xã Yên Đổ, Cổ Lũng.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Diện tích khoảng 1.496,00 ha, phân bố tập trung ở các xã Vô Tranh, Sơn Cẩm, Cổ Lũng, Phấn Mễ và thị trấn Đu.

- Đất nâu đỏ trên đá vôi: Diện tích khoảng 881,00 ha, phân bố tập trung ở xã Yên Ninh, Yên Đổ và Yên Lạc. Chủ yếu phân bố ở độ dốc trên 20o

.

- Đất vàng nhạt trên đá cát: Diện tích khoảng 4.731 ha, phân bố tập trung ở xã Yên Ninh, Động Đạt, Vô Tranh, Tức Tranh và Cổ Lũng. Loại đất này thƣờng phân bố ở độ dốc 10o

- 20o và thƣờng có tầng đất mỏng.

- Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét: Đây là loại đất có diện tích lớn nhất so với các loại đất khác của huyện, diện tích khoảng 13.050 ha, (chiếm khoảng 40% diện tích các loại đất của huyện). Loại đất này phân bố tập trung ở các xã phía Bắc huyện, phần lớn đất có độ dốc 15o - 25o, đa số diện tích có tầng dày 50 - 70cm, tƣơng đối thích hợp với trồng cây dài ngày và trồng cây nông lâm kết hợp.

- Đất nâu đỏ trên đá Macma ba zơ và trung tính: Diện tích khoảng 4.187,00 ha, phân bố ở khu vực phía Bắc xã Yên Ninh, phía Tây xã Phấn Mễ, Phủ Lý - Yên Lạc và khu vực thị trấn Đu. Loại đất này thƣờng có độ dốc cao 20o

- 25o.

- Đất đỏ vàng trên đá biến chất: Diện tích khoảng 1.900 ha, phân bố tập trung ở các xã Yên Ninh, Yên Trạch, Yên Đổ. Loại đất này thƣờng có độ dốc 20 - 25o, độ phì khá, thích hợp với trồng cây dài ngày (chè, cây ăn quả). [23-26].

Đánh giá chung: Tài nguyên đất Phú Lƣơng có sự phong phú về nhóm, loại đất nên quá trình khai thác sử dụng có thể cho phép đa dạng hóa các loại hình sử dụng với nhiều loại cây trồng nhƣ trồng rừng, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày và các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Các loại đất phù sa, đất dốc tụ, đất bạc màu, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa thƣờng có độ dốc từ 0o - 30o, rất thuận lợi cho sản xuất cây hàng năm, nhƣng chỉ chiếm 23,5% diện tích đất đai của huyện do đó cần ƣu tiên bố trí sử dụng các loại đất trên vào sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là đất trồng

cây hàng năm), hạn chế đến mức thấp nhất việc bố trí các loại đất này cho mục đích phi nông nghiệp. Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét và đất nâu đỏ trên đá Macma bazơ và trung tính diện tích chiếm tới 50% diện tích các loại đất của huyện, 2 loại đất tƣơng đối phù hợp với trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và sản xuất theo hƣớng nông lâm kết hợp. [23-26].

2.1.2.2. Tài nguyên nước

- Nguồn nƣớc mặt

Huyện Phú Lƣơng nằm trong vùng có lƣợng mƣa tƣơng đối lớn (trung bình 2.000 - 2.100 mm/năm) và hệ thống sông suối khá nhiều, trong đó có sông lớn nhƣ sông Chu, sông Đu, sông Cầu nên dòng chảy của các sông suối trong huyện Phú Lƣơng cũng khá dồi dào. Ngoài ra, trên địa bàn huyện có các hồ thủy lợi và nuôi trồng thủy sản rất có giá trị nhƣ hồ Ô Rô (Phủ Lý), hồ Đầm Ấu, Tuông Lạc (Ôn Lƣơng), hồ 19/5 (Sơn Cẩm), hồ Khuân Lân, Phủ Khuôn (Hợp Thành), hồ Núi Mủn (Cổ Lũng), hồ Suối Mạ (Yên Trạch).

Kết quả quan trắc phân tích chất lƣợng nƣớc mặt cho thấy: hầu hết các chỉ tiêu vật lý - hóa học - vi sinh của các mẫu nƣớc sông trên địa bàn huyện còn khá tốt và nằm trong giới hạn của tiêu chuẩn chất lƣợng nƣớc mặt loại B, một số chỉ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lƣợng loại A (TCVN 5942 – 1995). Tuy nhiên, do nguồn nƣớc mặt có sự phân bố theo mùa nên việc sử dụng phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt còn hạn chế.

- Nguồn nƣớc ngầm

Độ sâu mực nƣớc ở trung tâm các lƣu vực vào khoảng 1 - 2m, trên các vùng đồi núi thì mực nƣớc ngầm nằm sâu hơn (2 - 5 m), các tầng chứa nƣớc là lỗ hổng ở Phú Lƣơng có bề dày khá lớn (10 - 30 m). Nguồn nƣớc ngầm ở Phú Lƣơng khá dồi dào nhƣng phân bố không đồng đều và mức độ nông sâu thay đổi phụ thuộc vào địa hình và lƣợng mƣa. Về chất lƣợng nƣớc dƣới đất thƣờng có tổng khoáng hoá trong khoảng 0,2 - 0,4 g/l, nhìn chung đạt các tiêu chuẩn vệ sinh để sử dụng vào sản xuất và sinh hoạt.

2.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản

Theo báo cáo bƣớc đầu qua thăm dò khảo sát của Liên đoàn Địa chất, trên địa bàn huyện Phú Lƣơng có một số loại khoáng sản sau:

- Quặng Ilmenit: trữ lƣợng khoảng 4 triệu tấn (đã đi vào khai thác). - Chì, kẽm: Yên Lạc, cũng đang đƣợc khai thác.

- Đất Cao Lanh: ở Phấn Mễ, Cổ Lũng. Trữ lƣợng khoảng 2,0 triệu tấn, điều kiện khai thác tƣơng đối thuận lợi.

- Titan: ở Động Đạt, trữ lƣợng khoảng 40 triệu tấn, hiện nay đã xây dựng nhà máy chế biến quặng Titan tại xã Phủ Lý, xã Động Đạt.

- Mỏ đá: vẫn đang đƣợc khai thác ở các lòng sông, suối của huyện nhƣ mỏ đá Suối Bén (Yên Ninh) trữ lƣợng 300.000m3 và Núi Chuông (Động Đạt) 100.000 m3 đã đƣợc cấp phép khai thác phục vụ các công trình trong huyện và các vùng lân cận.

- Đất sét: khai thác rải rác trên địa bàn huyện, nhiều nhất là ở Cổ Lũng. Đây là nguồn nguyên liệu để sản xuất gạch ngói phục vụ nhu cầu xây dựng của nhân dân trên địa bàn huyện.

2.1.2.4. Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê đất đai đến năm 2014 toàn huyện Phú Lƣơng có 17.223,86 ha đất lâm nghiệp với 2 loại rừng là rừng phòng hộ chiếm 19,86% và rừng sản xuất 80,14%. Trong đó, diện tích đất có rừng tự nhiên là 3.168,32 ha, đất có rừng trồng là 14.055,54 ha, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất là 970,74 ha và đất trồng rừng sản xuất là 41,27 ha.

2.1.2.5. Tài nguyên nhân văn và du lịch - Tài nguyên nhân văn

Dân số của huyện năm 2014 là 107.172 ngƣời. Phú Lƣơng là địa bàn cƣ trú của nhiều dân tộc sinh sống (ngƣời Kinh chiếm 54,2%, ngƣời Tày chiếm 21,1%, ngƣời Nùng chiếm 4,5%, ngƣời Sán Chay chiếm 8,5%, ngƣời Dao 4,4%, ngƣời Sán Dìu 3,29%) và mang đậm vùng văn hóa Việt Bắc với những nét đặc sắc nhƣ lễ hội Cầu mùa, hát Sấng Cộ (dân tộc Sán Chay), lễ hội bánh dày (dân tộc Tày), văn hóa của dân tộc Dao Lô...

Phú Lƣơng là vùng đất có truyền thống yêu nƣớc, hiếu học. Qua quá trình hình thành và phát triển để lại nơi đây nhiều di tích (68 di tích lịch sử, 48 di tích kiến trúc nghệ thuật), trong đó có 3 di tích cấp quốc gia, 2 di tích cấp tỉnh. Các di tích nổi tiếng nhƣ: Khu di tích Đền Đuổm và Núi Đuổm (Động Đạt), Địa điểm Đại hội chiến sĩ thi

đua toàn quốc năm 1952, khu di tích Khuân Luân (Hợp Thành), di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Tân Long (Cổ Lũng), Bãi Đu...

- Tài nguyên du lịch

Phú Lƣơng có nguồn tài nguyên du lịch khá phong phú, phân bố rộng khắp trên các địa bàn trong huyện và gần các trục giao thông chính nên rất thuận lợi cho khai thác và phát triển, với các loại hình nhƣ: Du lịch lịch sử văn hóa với miền văn hóa Sán Chay ở Đồng Tâm, làng Pháng, Đồng Xiền - Cây Thị, Làng Hạ, du lịch về chiến khu ATK; du lịch sinh thái rừng....

2.1.3. Thực trạng môi trường

Huyện Phú Lƣơng có mật độ dân số không cao, diện tích rừng ngày càng đƣợc mở rộng trong khi đó các khu vực đô thị, công nghiệp chƣa phát triển mạnh nên mức độ ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, không khí, đất đai chƣa nghiêm trọng. Tuy nhiên do những nguyên nhân khác nhau ở một số vị trí, một số lĩnh vực vấn đề môi trƣờng đã và đang có ảnh hƣởng nhất định.

- Tài nguyên đất: ngày đƣợc quan tâm nhƣng sự khắc nghiệt, bất thƣờng của thời tiết (mƣa, nắng kéo dài) và việc khai thác các nguồn tài nguyên chƣa hợp lý đang xảy ra các quá trình xói mòn, rửa trôi, sạt lở ở vùng đồi núi; lụt, ngập úng ở một số khu vực ở các xã ven sông Cầu; sông Chu, sông Đu.

- Việc sử dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, phát triển mạnh trong thời gian qua đang ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh thái và sản xuất.

- Tài nguyên rừng, khoáng sản, đa dạng sinh học tuy đƣợc quan tâm bảo vệ song vẫn bị suy giảm do hậu quả khai thác quá mức từ những năm trƣớc đây (khai thác không có kế hoạch, dùng các phƣơng tiện khai thác có tính hủy diệt môi trƣờng...

- Việc khai thác khoáng sản phát triển nhanh và quá trình phục hồi môi trƣờng sau khai thác đã không đƣợc chấp hành triệt để đang ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng.

- Mức độ ô nhiễm không khí không đáng kể do hoạt động công nghiệp của huyện chƣa phát triển mạnh, tỷ lệ đô thị hoá còn thấp, song tại các địa điểm dân cƣ tập trung, các khu chợ, dịch vụ... có lƣợng chất thải nhiều nhƣng hệ thống thu gom và xử lý nƣớc, rác thải hoặc chƣa đầu tƣ xử lý đúng quy định phần nào làm ô nhiễm bầu không khí và nguồn nƣớc mạch nông.

Từ những vấn đề nêu trên, trong những năm sắp tới, cùng với quá trình khai thác các nguồn lợi một cách tối đa để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lƣợng cuộc sống thì việc tái tạo cảnh quan, dự kiến trƣớc các biện pháp để kịp thời ngăn ngừa, hạn chế khắc phục ô nhiễm, bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên môi trƣờng sinh thái là vô cùng cần thiết.

2.1.4. Điều kiện KT-XH

2.1.4.1. Dân số, lao động và việc làm

Theo số liệu thống kê năm 2014, dân số toàn huyện là 107

53.4 53.72 ), dân số khu vực thành thị 8.570 ngƣời, dân số khu vực nông thôn 98.602 ngƣời. Trên địa bàn huyện có 8 dân tộc anh em chung sống; trong đó dân tộc Kinh chiếm 54,2%, dân tộc Tày chiếm 21,1%, dân tộc Nùng chiếm 4,5%, dân tộc Sán Chay chiếm 8,5%, dân tộc Dao 4,4%, dân tộc Sán Dìu 3,29%, còn lại các dân tộc khác nhƣ Thái, Hoa, H’Mông... Mật độ dân số bình quân của huyện là 287 ngƣời/km2, dân số của huyện phân bố không đồng đều giữa các đơn vị hành chính, mật độ dân số cao nhất là thị trấn Đu 1.872 ngƣời/km2; thị trấn Giang Tiên 912 ngƣời/km2, xã Sơn Cẩm 720 ngƣời/km2, các đơn vị có mật độ thấp nhất là xã Yên Ninh 128 ngƣời/km2; xã Yên Lạc 159 ngƣời/km2.

Trong những năm qua, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình đƣợc chú trọng, tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào khu phố, làng không sinh con thứ 3. Năm 2014, tỷ lệ tăng dân số 1,02%. Tốc độ tăng dân số bình quân 2005 – 2010 là 1,18%, suất sinh thô bình quân mỗi năm tăng 0,16%, tỷ lệ chết 4,7‰.

Toàn huyện có tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế trên địa bàn huyện là 59.491 ngƣời (24.504 hộ); trong đó: 20.040 hộ nông lâm nghiệp; 31 hộ thủy sản; 1.044 hộ công nghiệp; 185 hộ xây dựng; 1.395 hộ thƣơng nghiệp; 170 hộ vận tải; còn lại là hộ khác. Trong những năm gần đây cơ cấu lao động của huyện đang có sự chuyển dịch khá tích cực với xu thế giảm dần lao động nông, lâm nghiệp sang các ngành thƣơng mai, dịch vụ, công nghiệp.

Trong 5 năm qua, bằng nguồn vốn theo Nghị quyết 120, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng NN & PTNT huyện đã giải quyết và tạo thêm việc làm mới cho 45.507 lƣợt lao động. Nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn từ 68,2% lên 72,8%; tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 6,5%.

Công tác dạy nghề đã từng bƣớc đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập, nhu cầu tìm việc làm, tạo việc làm mới cho ngƣời lao động trên địa bàn. Tăng thu nhập cho ngƣời lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề lao động ở nông thôn. Trong 5 năm huyện đã mở 41 lớp cho 1.505 học viên (trong đó 26 lớp với 574 học viên, thời gian học 2 - 3 tháng); Trung tâm dạy nghề của huyện đã tổ chức đƣợc 137 lớp ngắn hạn cho 3.457 học viên, tƣ vấn giới thiệu việc làm cho hàng trăm lao động đi làm việc cho các công ty, nhà máy trong nƣớc.

Thu nhập

... đƣợc cải thiện đáng kể. Đến năm 2014 toàn huyện còn 5.278 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 19,61%, nhƣ vậy qua 5 năm thực hiện tỷ lệ hộ nghèo giảm đƣợc 11,9%, bình quân mỗi năm giảm 2,98%.

2.1.4.2. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư

Thực trạng phát triển đô thị : Phú Lƣơng có 2 đô thị là thị trấn Đu và thị trấn Giang Tiên. Thị trấn Đu là trung tâm hành chính huyện lỵ tập trung hầu hết các trụ sở cơ quan hành chính của huyện. Nhìn chung quá trình phát triển đô thị trong những năm qua diễn ra khá nhanh nhƣng hiện tại thị trấn phát triển tự phát và còn những hạn chế về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mật độ giao thông, hệ thống cấp thoát nƣớc…

Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn: Do đặc điểm hình thành và lịch sử phát triển, là địa bàn có nhiều thành phần dân tộc sinh sống nên các khu dân cƣ nông thôn ở Phú Lƣơng đƣợc phát triển theo những hình thức khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện và mức độ quần tụ dân cƣ trong từng khu vực với các tụ điểm dân cƣ truyền thống nhƣ thôn, xóm..

Những năm qua, việc thực hiện các chƣơng trình định canh định cƣ, chƣơng trình 327, chƣơng trình xoá đói giảm nghèo, dự án xây dựng trung tâm cụm xã, dự án 135, 661, 30a... đã gắn việc sắp xếp, ổn định dân cƣ với đất đai sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng nông thôn. Đến nay 100% số xã có đƣờng ô tô tới đƣợc trung tâm, 100% xã có điện (tỷ lệ hộ sử dụng đạt 96%), tỷ lệ hộ sử dụng nƣớc sạch,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng đất ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)