Cần có quan điểm rõ ràng về phát triển, về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, về khoa học công nghệ và bảo vệ môi trƣờng. Muốn khai thác tài nguyên khoáng sản bền vững, cần phải xác định rõ mức khai thác sản lƣợng bền vững (mức khai thác vừa đủ để các nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh đƣợc) và không đƣợc phép khai thác quá sản lƣợng bền vững này. Tiếp đó phải quản lý tốt các nguồn tài nguyên không phục hồi, sử dụng những kỹ thuật tiên tiến để giảm hao phí tài nguyên, chống nạ phế tahir bừa bãi, thay đổi cách hoạt động và tiêu dùng của con ngƣời để giảm bớt sự tiêu dùng các nguồn tài nguyên này, có phƣơng pháp tái sinh thích hợp để quay vòng sử dụng các nguồn tài nguyên không phục hồi một cách hiệu quả nhất.
Vấn đề quan trọng không kém, đó là phải tôn trọng khả năng chịu tải của hệ sinh thái: sự tác động của con ngƣời đối với Trái Đất tuỳ thuộc vào số lƣợng ngƣời, mức độ sử dụng và lãng phí các nguồn tài nguyên và năng lƣợng. Giới hạn chịu đựng của Trái Đất hay một hệ sinh thái gọi là mức chịu đựng tối đa. Mọi hoạt động của con ngƣời phải tôn trọng giới hạn đó. Khai thác ở đây cũng cần đƣợc hiểu theo 2 nghĩa. Thứ nhất là hoạt động kahi thác đúng khái niệm, tức là tổ chức thu thập tài nguyên. Vấn đề thứ hai quan trọng hơn gấp nhiều lần, đó là khai thác các mặt giá trị gia tăng của tài nguyên sau… khai thác thô, từ đó bắt tài nguyên quay lại phục vụ nền kinh tế, phục vụ xã hội. Thiết nghĩ đó mới là vấn đề đáng lƣu tâm nhất của khai thác tài nguyên khoáng sản.