Tình hình biến động sử dụng các loại đất giai đoạn 2000-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng đất ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 62)

2.2.2.1. Đánh giá chung

Việc sử dụng đất ở huyện Phú Lƣơng từ năm 2000 đến năm 2014 có sự biến động không đều giữa các loại đất. Đây là kết quả của việc thực thi các chính sách về quy hoạch đất đai và quá trình sử dụng đất của ngƣời dân.

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng trong từng năm theo cơ cấu các loại đất thì đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất. Năm 2000 chiếm 78,18% và năm 2014 chiếm 82,68% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp và đất chƣa sử dụng có xu hƣớng thay đổi rõ rệt. Trong đó: Đất phi nông nghiệp tăng từ 11,10% (năm 2000) lên 15,76% (năm 2014); Đất chƣa sử dụng có xu hƣớng giảm mạnh, giảm từ 10,72% (năm 2000) xuống còn 1,56% (năm 2014). (Bảng 2.3), (Hình 2.4).

Bảng 2.3: Biến động sử dụng các loại đất chính ở huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2000 – 2014 Loại đất 2000-2005 2005-2010 2010-2014 2000-2014 Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % Tổng diện tích tự nhiên 65,41 0,18 13,1 0,04 0 0 78,51 0,21 Đất nông nghiệp 365,28 1,27 1.421,86 4,88 -60,19 -0,20 1.726,95 6,0

Đất phi nông nghiệp 517,30 12,66 1.111,85 24,15 98,23 1,72 1.727,38 42,28

Đất chƣa sử dụng - 806,47 -25,71 -2.520,61 -80,36 -38,04 -6,17 -3.365,12 -85,34

Nguồn : Tác giả biên vẽ

Hình 2.4. Bản đồ biến động sử dụng các loại đất chính huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2000-2014

Nhƣ vậy, trong tỷ lệ biến động của các nhóm đất chính của huyện thì đất chƣa sử dụng có tỷ lệ biến động nhiều nhất, tính cả giai đoạn 2000-2014 sự biến động là 3.365,12 ha, đạt 85,34%. Có thể thấy đây là một con số đáng mừng trong biến động đất đai huyện Phú Lƣơng. Bên cạnh đó đất phi nông nghiệp cũng có những biến động rõ nét, giai đoạn 2000-2014 đạt 42,28%. Riêng đất nông nghiệp có tỷ lệ biến động không lớn lắm, trong 14 năm chỉ tăng 6,0%.

Bên cạnh tình hình biến động chung cả giai đoạn 2000-2014 thì tình hình biến động sử dụng đất phân theo mục đích sử dụng cũng có những sự khác nhau giữa các giai đoạn, trong đó:

- Giai đoạn 2000-2005: Đất chƣa sử dụng có sự biến động mạnh nhất với tỷ lệ biến động -25,71% (giảm 806,47 ha), sau đó là đất phi nông nghiệp với tỷ lệ biến động 12,66% (tăng 517,30 ha), đất nông nghiệp có tỷ lệ biến động thấp với 1,27% (tăng 365,28 ha). (Phụ lục 1)

- Giai đoạn 2005-2010: Đất chƣa sử dụng có tỷ lệ biến động rất lớn với - 80,36% (giảm 2.520,61 ha). Giai đoạn này đất phi nông nghiệp cũng có sự tăng lên mạnh mẽ với tỷ lệ biến động 24,15% (tăng 1.111,85 ha). Đất nông nghiệp cũng có sự tăng lên rõ rệt hơn so với giai đoạn trƣớc với tỷ lệ biến động 4,88% (tăng 1.421,86 ha). (Phụ lục 2)

- Giai đoạn 2010-2014: Nhìn chung cả 3 nhóm đất đều có sự biến động nhỏ. Trong đó, đất chƣa sử dụng có tỷ lệ biến động -6,17% (giảm 38,04 ha), đất phi nông nghiệp có tỷ lệ biến động 1,72% (tăng 98,23 ha). Trong cả 3 giai đoạn chỉ có giai đoạn này đất nông nghiệp có sự biến động nghịch với tỷ lệ biến động -0,20% (giảm 60,19 ha), tỷ lệ biến động nhƣ vậy là khá nhỏ, do có sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH. (Phụ lục 3)

Về tỷ lệ biến động của tổng diện tích đất tự nhiên có tăng lên một chút ít, cả giai đoạn 2000-2014 tăng 0,21% vì các kì kiểm kê trƣớc, số liệu kiểm kê đƣợc tính toán bằng công nghệ thủ công dựa theo các tài liệu đo đạc từ trƣớc những năm 1996. Nhờ những tiến bộ khoa học, kĩ thuật đặc biệt là trong công nghệ đo đạc đất đai, những tiến bộ trong ngành bản đồ học nên việc đo đạc và tính toán cũng nhƣ vẽ bản

đồ địa giới hành chính ngày càng chính xác hơn, sai số ngày càng giảm xuống. Cụ thể là từ kì kiểm kê đất đai năm 2010, toàn bộ diện tích các loại đất đƣợc tính toán trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất và đƣờng địa giới hành chính 364/CP giữa các xã đƣợc áp dụng công nghệ số hoá bản đồ. Vì vậy, địa giới hành chính giữa các xã không có sự chồng lấn, đƣợc các xã quản lí và xác nhận, đặc biệt là đƣờng địa giới hành chính tiếp giáp với các huyện lân cận đƣợc thể hiện chính xác, đúng với hồ sơ địa giới hành chính của huyện quản lí từ trƣớc đến nay. Diện tích chênh lệch giữa một số kì kiểm kê là do sai số trong việc áp dụng công nghệ tính toán.

2.2.2.2. Nhóm đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp của huyện năm 2000 là 28.776,35 ha, chiếm 78,18% diện tích đất tự nhiên của huyện. Năm 2005 diện tích đất nông nghiệp của huyện là 29.141,63 ha, chiếm 79,01% diện tích đất tự nhiên của huyện. Năm 2010 và 2014 diện tích đất nông nghiệp tƣơng ứng là 30.563,49 ha và 30.503,30 ha, chiếm 82,84% và 82,68% diện tích đất tự nhiên của huyện.

Sự phân bố và mức độ tập trung đất nông nghiệp ở các xã trong địa bàn huyện không đồng đều do mỗi xã có những đặc điểm riêng về địa hình, thổ nhƣỡng, mật độ sông, suối, kênh mƣơng. Xã có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất là xã Yên Ninh 4.159,20 ha, tiếp đó là xã Yên Lạc 3.595,08 ha, xã Động Đạt 3.394,90 ha. Đơn vị hành chính có diện tích đất nông nghiệp thấp nhất là Thị trấn Đu với 109,95 ha (Năm 2014).

Mặc dù là một trong những huyện có diện tích trung bình của tỉnh Thái Nguyên nhƣng huyện Phú Lƣơng có nhiều tiềm năng về đất nông nghiệp. Trong quá trình phát triển KT-XH, đất nông nghiệp đã và đang đƣợc đầu tƣ, khai thác và sử dụng ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng phát sinh nhiều vấn đề bất cập chƣa kiểm soát và giải quyết triệt để đƣợc. Nổi bật là vấn đề sử dụng đất chƣa hợp lí, nhất là các loại đất có liên quan tới tài nguyên khoáng sản…

Trong khoảng 14 năm, tình hình sử dụng đất của huyện có nhiều biến động, trong đó có sự biến động lớn là đất nông nghiệp. Những biến động này đƣợc thể hiện ở bảng 2.4.

Bảng 2.4. Biến động sử dụng các loại đất nông nghiệp của huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2000-2014

Loại đất 2000-2005 2005-2010 2010-2014 2000-2014 Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % Tổng 365,28 1,27 1.421,86 4,88 -60,19 -0,20 1.726,95 6,00 Đất sản xuất NN 183,84 1,56 504,7 4,21 -33,39 -0,27 655,15 5,55 Đất lâm nghiệp 51,83 0,31 748,01 4,53 -22,47 -0,13 777,37 4,73 Mặt nƣớc NTTS 129,61 24,23 169,15 25,45 0,41 0,05 294,43 55,04

Nguồn: Xử lí theo số liệu thống kê của huyện năm 2000, 2005, 2010, 2014

Đây là ba nhóm đất nông nghiệp chính của huyện Phú Lƣơng và cũng là nhóm có sự biến động khá rõ nét về tỷ lệ biến động.

- Tổng diện tích đất nông nghiệp: Trong vòng 14 năm có sự biến động khá lớn 1.726,95 ha, với tỷ lệ biến động là 6,0%. Tuy nhiên, giữa ba giai đoạn có sự khác nhau rõ rệt, giai đoạn 2000 – 2005 tăng nhƣng còn chậm, với tỷ lệ biến động 1,27%, đến giai đoạn 2005 – 2010 có sự tăng mạnh 1.421,86 ha với tỷ lệ biến động 4,88%. Nguyên nhân chủ yếu là do trong giai đoạn 2005 – 2010 huyện Phú Lƣơng tập trung phát triển nông nghiệp, mở rộng diện tích đất nông nghiệp từ diện tích đất hoang hoá và tăng diện tích đất lâm nghiệp(chủ yếu là tăng diện tích rừng trồng). Riêng giai đoạn 2010 – 2014 có sự giảm nhẹ của tổng diện tích đất nông nghiệp do giai đoạn này diện tích đất phi nông nghiệp tăng mạnh. Nhƣ vậy, nếu xét tổng thể giai đoạn 2000 – 2014 thì rõ ràng đất nông nghiệp có sự biến động lớn. Trong đó, mỗi nhóm đất lại có sự biến động khác nhau. Cụ thể:

+ Đất sản xuất nông nghiệp: Có diện tích 12.450,05 ha, chiếm 33,74% diện tích tự nhiên và bằng 40,82% diện tích nhóm đất nông nghiệp. Trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp, gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.

Đất trồng cây hàng năm: Năm 2000, diện tích đất trồng cây hàng năm là 5.624,03 ha, chiếm 19,54% tổng diện tích đất nông nghiệp. Năm 2014, con số tƣơng

tự là 5.787,01 ha, chiếm 18,97% tổng diện tích đất nông nghiệp. Trong 14 năm, tỷ lệ biến động là 2,9%. Tuy nhiên, giữa các giai đoạn có sự biến động khác nhau, trong đó giai đoạn 2000-2005 và 2005-2010 là biến động thuận, giai đoạn 2010-2014 là biến động nghịch. So với năm 2010 thì năm 2014 diện tích đất trồng cây hàng năm giảm hơn một chút, với tỷ lệ biến động -0,4% do giai đoạn này đã chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lấy một phần diện tích đất ruộng vào quy hoạch khu công nghiệp tại xã Sơn Cẩm (Xây dựng nhà máy may TNG tại xã Sơn Cẩm).

Trong diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng lúa chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2000 diện tích là 4.289,16 ha, chiếm 14,91% tổng diện tích đất nông nghiệp. Năm 2005 là 4.201,93 ha, chiếm 14,42% tổng diện tích đất nông nghiệp. Năm 2010 là 4.092,82 ha, chiếm 13,39% tổng diện tích đất nông nghiệp. Năm 2014 là 4.077,09 ha, chiếm 13,37% tổng diện tích đất nông nghiệp. Nhƣ vậy, mặc dù Phú Lƣơng là một huyện miền núi nhƣng vấn đề sản xuất lƣơng thực vẫn là một trong những chƣơng trình trọng điểm trong nền kinh tế nông nghiệp của huyện. Đất sản xuất nông nghiệp ngày càng đƣợc khai thác và sử dụng hợp lí hơn và đạt hiệu quả kinh tế cao. Hàng năm đã tạo ra hơn 53 nghìn tấn lƣơng thực quy thóc, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong địa bàn huyện và một số địa phƣơng lân cận.

Ngoài ra, trong cơ cấu diện tích đất trồng cây hàng năm còn có diện tích đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi và diện tích đất trồng cây hàng năm khác nhƣ lạc, đậu tƣơng, mía … đƣợc phân bố rải rác ở hầu hết các địa phƣơng trong địa bàn huyện. Riêng xã Sơn Cẩm có diện tích đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi lớn nhất huyện với 49,52 ha.

Đất trồng cây lâu năm: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp. Năm 2000, diện tích đất trồng cây lâu năm là 6.170,87 ha, chiếm 21,44% tổng diện tích đất nông nghiệp. Năm 2014, diện tích đất trồng cây lâu năm là 6.663,04 ha, chiếm 21,84% tổng diện tích đất nông nghiệp. Trong 14 năm, tỷ lệ biến động là 8,0%. Tuy nhiên, giữa các giai đoạn tỷ lệ biến động không đều. Giai đoạn 2000-2005 và giai đoạn 2005-2010 có tỷ lệ biến động thuận với tỷ lệ biến động lần lƣợt là 1,41% và 6,64%. Giai đoạn 2010-2014 có tỷ lệ biến động nghịch là -0,16%. Giai đoạn 2010-2014 diện tích đất trồng cây lâu năm giảm chút ít (giảm 10,34 ha) do

chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất chuyên dùng và đất ở. Nhƣ vậy, tuy giữa các giai đoạn có sự biến động không đều nhƣng nhìn tổng thể trong 14 năm đất trồng cây lâu năm của huyện có sự biến động tích cực (tăng 492,17 ha). Có đƣợc kết quả này là do chính sách giao khoán đất của huyện và ngƣời dân tích cực thay đổi cơ cấu cây trồng. Trong cơ cấu cây lâu năm của huyện, đa phần là cây công nghiệp và cây ăn quả nhƣ chè, vải, nhãn…

+ Đất lâm nghiệp: Theo kết quả kiểm kê đất đai toàn huyện năm 2000 diện tích đất lâm nghiệp của toàn huyện là 16.446,49 ha, chiếm 44,67% tổng diện tích tự nhiên. Năm 2005 là 16.498,32 ha, chiếm 44,73% tổng diện tích tự nhiên. Đến năm 2010 và 2014 con số này lần lƣợt là 17.246,33 ha và 17.223,86 ha, chiếm 46,74% và 46,68% tổng diện tích tự nhiên. Đất lâm nghiệp tập trung chủ yếu ở các xã nhƣ: Yên Ninh 3.146,52 ha, Yên Lạc 2.520,58 ha, Yên Đổ 2.370,27 ha, Động Đạt 1.827,11 ha, Yên Trạch 1.748,14 ha. Trong cơ cấu đất lâm nghiệp của huyện, chủ yếu là rừng sản xuất và rừng phòng hộ, rừng đặc dụng chiếm tỷ lệ rất ít.

Nhƣ vậy, trong 14 năm diện tích rừng của huyện tăng đáng kể (tăng 757,37 ha). So với năm 2000, năm 2014 diện tích rừng tăng 1,05 lần. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do tăng diện tích rừng trồng. Giai đoạn 2000-2005 diện tích rừng trồng tăng 320,14 ha, giai đoạn 2005-2010 tăng 2.819,20 ha, giai đoạn 2010-2014 giảm 22,47 ha. Đến năm 2014 tổng diện tích rừng trồng là 13.804,06 ha.

Trong những năm gần đây, phần lớn diện tích đất lâm nghiệp đƣợc giao cho các tổ chức, hộ, nhóm, gia đình, cộng đồng quản lý, chăm sóc và bảo vệ đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ diện tích rừng.

Đất lâm nghiệp nhìn chung đã góp phần quan trọng vào việc phòng hộ xung yếu giảm xói mòn, rửa trôi, cải thiện cảnh quan môi trƣờng và cân bằng sinh thái. Tuy nhiên, phần lớn là rừng non, trữ lƣợng thấp. Trong tƣơng lai, ngoài việc tăng cƣờng công tác bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng cần tập trung đẩy mạnh công tác trồng rừng, đặc biệt chú trọng trồng rừng phòng hộ đầu nguồn. Tuy diện tích đất lâm nghiệp có tăng nhƣng vẫn còn hạn chế so với tiềm năng của huyện.

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: có diện tích là 829,39 ha (năm 2014), chiếm 2,72% tổng diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện, phân bố đều trên địa bàn huyện. Diện

tích này chủ yếu là nuôi thả cá ở các ao, hồ do các hộ gia đình hoặc nhóm hộ đấu thầu hoặc là ao, hồ của các hộ gia đình. Tuy nhiên, diện tích này phần lớn hiện nay chƣa đƣợc khai thác triệt để mà chỉ mới nuôi thả theo hình thức nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh tế còn thấp.

Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản có sự tăng lên đáng kể. Năm 2000 diện tích nuôi trồng thuỷ sản là 534,96 ha, năm 2005 là 664,57 ha, năm 2010 là 833,72 ha và năm 2014 là 834,13 ha.

Trong 14 năm diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng 299,17 ha với tỷ lệ biến động là 55,92%. Điều này hoàn toàn phù hợp với chuyển đổi và xây dựng các mô hình kinh tế, đặc biệt là hình thức kinh tế trang trại với mô hình kinh tế nông lâm kết hợp (đƣợc đề cập ở chƣơng 3).

+ Đất nông nghiệp khác: chủ yếu là diện tích đất dùng vào việc xây dựng các kho nhỏ, nhà của hộ gia đình để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác đƣợc pháp luật cho phép. Loại đất này chiếm tỷ lệ không lớn.

Nhóm đất nông nghiệp có sự biến động phức tạp chủ yếu do có sự chuyển đổi về mục đích sử dụng đất, do các hộ nông dân thay đổi về mô hình sản xuất kinh tế. Sự chuyển hoá diện tích đất lâm nghiệp, đất vƣờn tạp kết hợp với sự mở rộng các trang trại theo mô hình nông lâm kết hợp đã thúc đẩy sự mở rộng diện tích đất trồng cây lâu năm. Điển hình là các trang trại trồng cây ăn quả ở xã Yên Lạc, Yên Ninh, Động Đạt, Tức Tranh…, các trang trại trồng và chế biến chè tại xã Vô Tranh, Tức Tranh, Động Đạt, Phủ Lý, Ôn Lƣơng…

2.2.2.3 Nhóm đất phi nông nghiệp

Trong 14 năm, từ năm 2000-2014 đất phi nông nghiệp tăng 1.727,38 ha với tỷ lệ biến động 42,28%. Tuy nhiên, giữa các giai đoạn tỷ lệ biến động có sự khác nhau, giai đoạn 2000-2005 tăng 517,30 ha với tỷ lệ biến động 12,66%, giai đoạn 2005-2010 tăng mạnh nhất (tăng 1.111,85 ha) với tỷ lệ biến động 25,15%, giai đoạn 2010-2014 tăng chậm hơn cả 2 giai đoạn trƣớc ( tăng 98,23 ha) với tỷ lệ biến động 1,72%. (Bảng 2.5).

Bảng 2.5. Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Phú Lƣơng giai đoạn 2000-2014

Hạng mục

Biến động diện tích (ha) Tỷ lệ biến động (%) 2000 2005 2005 2010 2010 2014 2000 2014 2000 2005 2005 2010 2010 2014 2000 2014 Tổng diện tích 517,3 1.111,85 98,23 1.727,38 12,66 24,15 1,72 42,28 Đất ở 132,85 666,41 10,91 810,17 14,78 64,60 0,64 90,15 Đất chuyên dùng 338,1 531,01 69,21 938,32 15,26 20,79 2,24 42,34

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng đất ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)