Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng đất ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 33)

- Vị trí địa lí

Phú Lƣơng là một huyện miền núi, nằm ở vùng phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên. Tổng diện tích đất tự nhiên là 36.894,65 ha.

Phía Bắc giáp với huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn); phía Nam và Đông Nam giáp T.P Thái Nguyên; phía Tây giáp huyện Định Hóa; phía Tây Nam giáp huyện Đại Từ; phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ. Huyện lỵ đặt tại thị trấn Đu, cách trung tâm T.P Thái Nguyên 22km về phía Bắc. Nằm kề với Thành phố Thái Nguyên (trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh và khu vực) và có trục giao thông huyết mạch (Quốc lộ 3) nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Cạn - Cao Bằng... Đây là điều kiện rất thuận lợi để Phú Lƣơng mở rộng giao lƣu văn hóa, chính trị, hợp tác phát triển kinh tế, hội nhập với các vùng lân cận cũng nhƣ cả nƣớc. Huyện Phú Lƣơng còn là một vị trí then chốt về quốc phòng - an ninh của tỉnh Thái Nguyên.

Hiện nay, Phú Lƣơng có 16 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị trấn và 14 xã gồm: Thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên, xã Ôn Lƣơng, Phú Đô, Yên Lạc, Tức Tranh, Sơn Cẩm, Động Đạt, Phủ Lý, Vô Tranh, Phấn Mễ, Yên Ninh, Yên Trạch, Hợp Thành, Cổ Lũng, Yên Đổ. Trong đó, thị trấn Đu là trung tâm huyện lỵ. (Hình 2.1)

- Địa hình, địa mạo

Địa hình của huyện Phú Lƣơng khá phức tạp bị chia cắt bởi nhiều suối và đồi núi, độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển từ 100 - 400m.

Các xã khu vực phía Bắc và Tây Bắc có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp ra nhiều khe suối, độ cao trung bình 300 - 400m, độ dốc lớn, phần lớn diện tích có độ dốc trên 20o

. Các xã phía Nam huyện có địa hình bằng phẳng hơn, độ dốc thƣờng dƣới 15o, tƣơng đối thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp.

Theo kết quả đo trên bản đồ địa hình tỉ lệ 1/25.000 của huyện thì diện tích có độ dốc tƣơng đối bằng (dƣới 8o

) chiếm 30,4% diện tích của huyện, diện tích có độ dốc trên 20o chiếm 31,3% diện tích của huyện.

Nguồn: Tác giả biên vẽ

- Khí hậu

Phú Lƣơng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa đông lạnh và mùa hè nắng nóng rõ rệt: Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) nhiệt độ xuống thấp, có khi tới 30oC, thƣờng xuyên có các đợt gió mùa Đông Bắc hanh khô; mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ cao, nhiều khi có mƣa lớn và tập trung.

+ Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22oC, tổng tích nhiệt độ 8000oC. Nhiệt độ bình quân cao nhất trong mùa nắng đạt khoảng 27,2o

C, tháng 7 là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất, có năm lên tới 28 - 29oC; nhiệt độ bình quân trong mùa đông khoảng 20o

C, thấp nhất là tháng 1 khoảng 15,6oC.

+ Chế độ mƣa: Phú Lƣơng có lƣợng mƣa bình quân khá cao khoảng từ 2.000 - 2.100mm/năm. Mƣa thƣờng tập trung vào thời gian từ tháng 4 đến tháng 10, có thể chiếm tới trên 90% tổng lƣợng mƣa cả năm; tháng 7 có lƣợng mƣa lớn nhất, bình quân 410 – 420 mm/tháng. Tháng 12 và tháng 1 là những tháng mƣa ít, lƣợng mƣa khoảng 24 – 25mm/tháng.

+ Độ ẩm: Phú Lƣơng có độ ẩm tƣơng đối cao, trung bình năm khoảng 83 - 84%. + Nắng: Phú Lƣơng có số giờ nắng khá cao trung bình 5 - 6 giờ/ngày (đạt khoảng 1.630 giờ/năm), năng lƣợng bức xạ khoảng 115 Kcal/cm2 và tổng tích nhiệt khoảng 8.000oC. Các tháng có số giờ nắng cao thƣờng vào tháng 5, 6, 7, 8 và những tháng có số giờ nắng thấp vào tháng 1, tháng 2.

+ Chế độ gió: Phú Lƣơng có 2 hƣớng gió chính là gió Bắc và Đông Bắc: từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, thịnh hành là gió Bắc và gió Đông Bắc, tốc độ gió từ 2 - 4m/s. Gió mùa Đông Bắc tràn về theo đợt, mỗi đợt kéo dài từ 3 đến 5 ngày, tốc độ gió trong những đợt gió mùa Đông Bắc đạt tới cấp 5, cấp 6. Đặc biệt gió mùa Đông Bắc tràn về thƣờng lạnh, giá rét, ảnh hƣởng đến mùa màng, gia súc và sức khỏe con ngƣời.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu Phú Lƣơng cho phép phát triển nhiều loại cây trồng: cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, trồng rừng hoặc nông, lâm kết hợp... có thể bố trí chuyển đổi cơ cấu cây trồng với các loại cây trồng khác nhau, đồng thời tạo chế độ che phủ quanh năm.

- Thuỷ văn

Phú Lƣơng có hệ thống sông ngòi khá dày đặc (bình quân 0,2km/km2), sông ngòi có lƣợng nƣớc dồi dào, đảm bảo cung cấp nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt của dân cƣ trong huyện. Thủy chế các sông suối trong vùng khá phức tạp, mà sự tƣơng phản chính là sự phân phối dòng chảy không đều trong năm, mùa mƣa nƣớc dồn nhanh về các sông chính tạo nên dòng chảy xiết, lũ, ngập các tuyến đƣờng và một số khu vực đồng ruộng. Các sông lớn trên địa bàn huyện gồm: Sông Chu, sông Đu và sông Cầu.

Sông Chu và các hợp thủy của nó nằm ở khu vực phía Bắc của huyện, nhánh chính dài khoảng 10km.

Sông Đu đƣợc tạo thành bởi hai nhánh chính, một nhánh bắt nguồn từ Tây Bắc xã Hợp Thành và một nhánh từ phía Bắc xã Động Đạt. Hai nhánh gặp nhau ở phía trên thị trấn Đu và chảy về sông Cầu qua đoạn sông Giang Tiên, tổng chiều dài toàn hệ thống khoảng 45km.

Sông Cầu chảy từ phía Bắc xuống theo đƣờng ranh giới phía Đông của Phú Lƣơng (tiếp giáp với huyện Đồng Hỷ) qua các xã Phú Đô, Tức Tranh, Vô Tranh, Sơn Cẩm. Đoạn sông Cầu chảy qua địa bàn huyện Phú Lƣơng dài 17 km vừa là nguồn cung cấp nƣớc chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất của khu vực phía Nam huyện vừa là một trong những tuyến giao thông thủy quan trọng của huyện. (Phụ lục ảnh 6).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng đất ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)