Xuất mô hình nông lâm kết hợp một mô hình cho sử dụng đất tại huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng đất ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 96 - 101)

Phú Lương

3.2.2.1. Vai trò của mô hình nông lâm kết hợp đối với phát triển KT-XH huyện Phú Lương

Phú Lƣơng là một huyện miền núi, kinh tế của các hộ gia đình còn nhiều khó khăn, thu nhập chính vẫn từ nông nghiệp. Mức thu nhập và mức sống hiện nay của cộng đồng các dân tộc trong huyện còn ở mức thấp so với mức trung bình của tỉnh và cả nƣớc. Bình quân thu nhập trên đầu ngƣời năm 2012 đạt 10.645.000 đồng nhƣng có sự phân bố không đều giữa các vùng, đặc biệt là giữa khu vực nông thôn với thành thị. Tài nguyên đất của huyện khá phong phú nhƣng chƣa đƣợc khai thác hết tiềm năng. Mặc dù ở Phú Lƣơng hiện đã có một số mô hình sản xuất kinh tế, các mô hình cây trồng, vật nuôi đang đƣợc áp dụng thực hiện trên địa bàn huyện từ năm 2009 có hiệu quả cao nhƣ:

Các mô hình ô mẫu do cục chăn nuôi, Sở NN&PTNT và Trung tâm giống vật nuôi hỗ trợ nhƣ nuôi gà an toàn sinh học, nuôi lợn nái ngoại, chế biến thức ăn chăn nuôi bằng nguồn nguyên liệu tại chỗ… Tuy nhiên các mô hình này vẫn chƣa mang lại kết quả cao cho ngƣời dân. Mặt khác, với sự khai thác không đúng cách các tài nguyên (tài nguyên đất, rừng…) đã làm gia tăng thêm nguy cơ phát triển không bền vững tài nguyên đất đai của huyện. Làm cho các hộ đã thoát nghèo dễ lâm vào tình trạng tái nghèo… Điều này đã từng xảy ra ở nhiều địa phƣơng khác nhau trong toàn huyện. Các hộ nghèo đƣợc đầu tƣ vay vốn để phát triển kinh tế, song chỉ một thời gian ngắn do chƣa biết cách sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả đã làm mất đi nguồn vốn quý giá ít ỏi để rồi mang thêm gánh nặng nợ ngân hàng và tình hình kinh tế thì đâu lại vẫn đó. Cái khó càng chồng chất thêm cái khó làm cho nhiều ngƣời dân lâm vào tình trạng luẩn quẩn… Mô hình NLKH là mô hình phát triển bền vững và phù hợp nhất đối với thực tế của huyện. Đây là mô hình đem lại lợi ích. (hình 3.1).

Hình 3.1: Vai trò của NLKH trong phát triển nông thôn bền vững xoá đói giảm nghèo

Đa dạng sản phẩm hàng hoá

Bảo tồn các kĩ thuật bản địa, tạo việc

Bảo vệ tài nguyên, đa dạng sinh học

Phát triển nông thôn bền vững, xoá đói giảm nghèo

Lợi ích kinh tế Lợi ích xã hội Lợi ích môi trƣờng

3.2.2.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng các mô hình NLKH tại Phú Lương

Mô hình này có nhiều lợi ích nhƣng cũng chịu sự ảnh hƣởng của rất nhiều yếu tố. Qua quá trình khảo sát trực tiếp tại địa phƣơng và những thông tin thu thập đƣợc có thể thấy mô hình phát triển NLKH tại huyện Phú Lƣơng chịu ảnh hƣởng của một số nhân tố.

Vốn đầu tƣ sản xuất, thị trƣờng tiêu thụ, kỹ thuật sản xuất và vấn đề nƣớc tƣới. Bên cạnh những khó khăn, ngƣời dân cũng nhận thấy những thuận lợi mà thiên nhiên ban tặng cho huyện nhƣ tiềm năng đất đai, khí hậu thuận lợi, cây trồng vật nuôi đa dạng. Song cùng với những thuận lợi, khó khăn là những cơ hội và thách thức cũng đƣợc các hộ đề cập chi tiết, điều đó chứng tỏ ngƣời dân đã có khá nhiều kinh nghiệm canh tác nông lâm nghiệp nói chung và NLKH nói riêng.

Những thách thức mà ngƣời dân lo ngại nhất là thị trƣờng tiêu thụ, khi sản phẩm của mô hình nhiều thì giá cả có ổn định hay không? Nguyện vọng của ngƣời dân là nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ, dự báo thị trƣờng và tìm đầu ra cho sản phẩm cũng nhƣ qui hoạch hƣớng dẫn cụ thể nhƣ trồng cây gì, nuôi con gì, là một vấn đề mà ngƣời dân luôn trăn trở, đôi khi chƣa mạnh dạn đầu tƣ để phát triển mô hình.

Trên địa bàn huyện Phú Lƣơng có nhiều hộ đang thực hiện theo mô hình NLKH mang lại hiệu quả khác nhau. Kết quả quan sát tổng hợp từ thực địa (Phụ lục ảnh), chúng tôi đã phân thành 7 dạng mô hình đặc trƣng (bảng 3.3). Hiện nay, huyện đã và đang có chủ trƣơng đƣa cây chè vào sản xuất chính, vì cây chè vừa có giá trị kinh tế, vừa tạo công ăn việc làm, đồng thời góp phần cải tạo đất, chống xói mòn, phù hợp với thực trạng đất của địa phƣơng bởi đây đã là một trong những vùng sản xuất chè lớn trong cả nƣớc. Mặt khác đó là sự xuất hiện của nhiều trang trại trồng cây ăn quả cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao. (Bảng 3.3).

Bảng 3.3. Các dạng mô hình nông lâm kết hợp hiện có tại huyện Phú Lƣơng STT Kết cấu mô hình Cơ cấu cây trồng, vật nuôi Cơ cấu (%)

1 Chè-R-Rg-V-A-C Chè, mỡ, keo,vải, sắn,ngô, lúa, đậu tƣơng,

lợn, gà, vịt, cá… 24,0 2 Chè-R-V-A-C Chè, mỡ, keo, vải, mơ, sắn, cam, lúa, lợn,

gà, vịt, cá … 18,0 3 Chè-V-A-C Chè, vải, nhãn, bƣởi, sắn, lợn, gà, vịt, cá… 6,0 4 R-Chè-A-C Mỡ, keo, chè, lúa, gà, vịt, cá… 16,0 5 V-A-C-Rg Vải, bƣởi, hồng, sắn, ngô, lúa, đậu tƣơng,

chè, lợn, gà, vịt, cá … 8,0 6 R-V-C-Rg Lúa, chè, ngô, sắn, mỡ, keo, vải, bƣởi, mơ,

đậu tƣơng, hoa, lợn, gà, vịt… 22,0 7 R-V-C Mỡ, keo, tre Bát Độ, luồng, vải, lợn, gà,

vịt … 6,0 Ghi chú: Chè-R-Rg-V-A-C: Chè-rừng-ruộng- vƣờn-ao-chuồng Chè-R-V-A-C: Chè-rừng-vƣờn-ao- chuồng Chè-V-A-C: Chè-vƣờn-ao-chuồng R-Chè-A-C: Rừng-chè-ao-chuồng V-A-C-Rg: Vƣờn-ao-chuồng-ruộng R-V-C-Rg: Rừng-vƣờn-chuồng-ruộng R-V-C: Rừng-vƣờn-chuồng

3.2.2.3. Đánh giá các mô hình nông lâm kết hợp đối với quá trình sử dụng đất của huyện Phú Lương

Để giúp các hộ nông dân lựa chọn đƣợc mô hình nhằm giảm thiểu những rủi ro và khắc phục những khó khăn do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, chúng tôi đã tổng hợp các tài liệu liên quan đến kết quả việc ứng dụng mô hình nông lâm kết hợp trong thời gian qua, đồng thời cùng với các chủ mô hình và các hộ làm kinh tế giỏi tại một số xã đã bàn bạc và thống nhất đƣa ra một số tiêu chí đánh giá phù hợp dựa trên những đặc trƣng của mô hình NLKH cho sử dụng đất bền vững, gồm 8 tiêu chí:

- Khả năng áp dụng (dễ/khó)

- Mức vốn đầu tƣ (ít/nhiều)

- Khả năng cải tạo đất và giữ nƣớc (cao/thấp)

- Khả năng tiêu thụ sản phẩm (dễ tiêu thụ/khó tiêu thụ) - Hiệu quả kinh tế (cao/thấp)

- Mức độ rủi ro (cao/thấp) - Thu nhập (trƣớc mắt/lâu dài)

Qua việc thu thập tài liệu và tổng hợp kết quả từ phòng nông nghiệp của huyện và qua khảo sát thực tế, cho thấy mô hình Ch-R-Rg-V-A-C (Chè-rừng-ruộng-vƣờn- ao-chuồng) là mô hình NLKH đem lại lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sử dụng đất bền vững nhất, tiếp sau là mô hình Ch-R-V-A-C (Chè-rừng-vƣờn-ao-chuồng) cũng đƣợc đông đảo bà con nông dân hƣởng ứng thực hiện.

Qua thực tế, cho thấy có rất nhiều ý kiến ủng hộ mô hình này. Trong đó mô hình Ch-R-Rg-V-A-C là mô hình đƣợc lựa chọn nhiều nhất và cho là phù hợp nhất. Tiếp theo là các mô hình Ch-R-V-A-C và mô hình V-A-C-Rg. Nhìn chung trong các mô hình đều chú trọng đến việc phát triển cây chè, rừng và vƣờn, ao, chuồng. (Phụ lục ảnh)

3.2.2.4. Đề xuất những biện pháp cho sự phát triển mô hình NLKH ở huyện Phú Lương

Có nhiều biện pháp sử dụng đất bền vững nhƣng chúng tôi chỉ chọn tiếp cận sử dụng đất nông lâm nghiệp bền vững. Chúng tôi lựa chọn hƣớng tiếp cận này là do Phú Lƣơng vẫn còn là huyện có nền kinh tế nông lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo, đặc biệt là tại các vùng sâu vùng xa, nơi tỷ lệ hộ nghèo cao, nơi nguy cơ sử dụng đất kém bền vững diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh đó, đói nghèo là nguồn gốc của mọi hệ thống kém bền vững (Hình 3.1). Tuy trên địa bàn huyện trong mấy năm gần đây tỷ lệ đói nghèo đã giảm hẳn, không còn hộ đói, chỉ còn hộ nghèo song tỷ lệ này cũng không cao lắm thì đây cũng vẫn là vấn đề cần phải quan tâm của huyện. Để giải quyết tốt vấn đề này phải khai thác những tiềm năng sẵn có tại địa phƣơng thông qua mô hình NLKH. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài và thực tế tại địa phƣơng chúng tôi đƣa ra những đề xuất kiến nghị để sử dụng đất bằng việc nhân rộng mô hình này tại địa phƣơng.

Về kỹ thuật, tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng chè, làm vƣờn, kỹ thuật chăn nuôi và các biện pháp phòng trừ dịch bệnh bằng IPM. Tạo động lực cho bà con mạnh dạn đầu tƣ vào phát triển kinh tế hộ gia đình theo hƣớng NLKH. Đồng thời, giới thiệu và đƣa một số giống cây trồng, vật nuôi mới, có năng suất cao và một số mô hình để từ đó, bà con rút đƣợc kinh nghiệm và tự nhân rộng. Bên cạnh đó, các cán bộ khuyến nông, khuyến lâm địa phƣơng cần thực sự là cầu nối trong chuyển giao khoa học công nghệ và kế thừa những kiến thức kinh nghiệm truyền thống trong sản xuất NLKH.

Những biện pháp kỹ thuật truyền thống mà ngƣời ta vẫn áp dụng nhƣ kiến thiết ruộng bậc thang, canh tác theo các đƣờng đồng mức, xếp tƣờng đá bảo vệ đồng ruộng, đào hào, đào hố giữ nƣớc trên đỉnh và sƣờn dốc và trồng cây che phủ, canh tác, gối vụ và sử dụng phân hữu cơ, phân xanh trong chăm sóc đất. ngoài những kỹ thuật đó ra, hiện nay các cán bộ khuyến nông đang phổ biến cho ngƣời dân những biện pháp kỹ thuật hiện đại nhƣ: canh tác xen theo băng (SALT1, SALT2), trồng cây có bộ rễ khoẻ và cây họ đậu cố định đạm, luân canh xuân hè và phòng trừ sinh học.

Về thị trường, nhà nƣớc cần có phƣơng thức trợ giá sản phẩm nông lâm nghiệp cho ngƣời dân để giúp họ yên tâm lao động, sản xuất. Đồng thời cần mở rộng các kênh phân phối hàng hoá nông lâm nghiệp kết hợp với mở rộng các hình thức bảo hiểm cho cây trồng vật nuôi để ngƣời dân không bị ép giá khi sản phẩm hàng hoá dƣ thừa.

Về cơ sở hạ tầng, cần xây dựng và nâng cấp con đƣờng liên thôn, liên xã, cầu cống để giúp cho quá trình đi lại đƣợc thuận lợi. Đồng thời xây dựng và cải tạo hệ thống kênh mƣơng, hồ đập chứa nƣớc để giữ nƣớc vào mùa khô. Bên cạnh đó, cần hình thành và phát triển các trung tâm dịch vụ nông nghiệp nhƣ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…

Về chính sách vốn, trong điều kiện hiện nay, Nhà nƣớc và địa phƣơng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc cho vay vốn dƣới nhiều hình thức với lãi suất ƣu đãi và kì hạn khác nhau để ngƣời dân có điều kiện quay vòng hoàn trả hợp lý.

Nhƣ vậy, mô hình sử dụng đất bền vững mà chúng tôi đƣa ra trong đề tài có thể áp dụng đƣợc trong huyện Phú Lƣơng và nhân rộng ra một số địa phƣơng khác có

đặc điểm tự nhiên tƣơng tự (nhất là địa hình, đất đai…) nhƣ Đại Từ, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hoá…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng đất ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)