Tình hình sử dụng đất ở tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng đất ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 26)

Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 356.282 ha. Trong đó, đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200m, hình thành do sự phong hóa trên các đá Macma, đá biến chất và trầm tích. Đất núi thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh nhƣng cũng thích hợp

để trồng, cây ăn quả, một phần cây lƣơng thực cho nhân dân vùng cao. Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa nông và lâm nghiệp. Đất đồi tại một số vùng nhƣ Đại Từ, Phú Lƣơng... ở từ độ cao 150 m đến 200 m có độ dốc từ 150

đến 200 phù hợp đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, đặc biệt là cây chè - một loại cây đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân bố dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của chế độ thủy văn khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán...) khó khăn cho việc canh tác.[10], [12].

Nhƣ vậy, thực tế đất nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên chiếm tỷ lệ không lớn lắm, chủ yếu là đất đồi núi thích hợp với các loại cây dài ngày. Đây là một đặc trƣng cơ bản của vùng trung du miền núi.

Trong tổng quỹ đất 356.282 ha, đất đã sử dụng là 246.513 ha (chiếm 69,22% diện tích đất tự nhiên) và đất chƣa sử dụng là 109.669 ha (chiếm 30,78% diện tích tự nhiên), trong đó, 1.714 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và 41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp.

Ngày 6/11/1996 tỉnh Bắc Thái đƣợc tách ra thành hai tỉnh : Thái Nguyên và Bắc Kạn. Cũng kể từ đây, diện tích đất tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên giảm đi một phần đáng kể. Theo chủ trƣơng phát triển KT-XH của tỉnh, toàn bộ diện tích đất đai của tỉnh đã đƣợc đƣa vào sử dụng cho các mục đích tƣơng đối triệt để. Tỷ lệ diện tích đất đƣa vào sử dụng cho các mục đích phát triển KT-XH năm 2014 là 87,03%. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với các tỉnh miền núi phía Bắc (73,9%).

Thực trạng sử dụng quỹ đất của tỉnh hiện nay có sự không đồng đều giữa các huyện thị. Thành phố Thái Nguyên là đơn vị có diện tích đã sử dụng lên tới trên 95%, tiếp đó đến thị xã Sông Công, Phú Bình, Phổ Yên (trên 90%). Nhƣ vậy, ở các khu vực thành phố thị xã, các huyện phía nam thành phố tài nguyên đất đƣợc sử dụng khá triệt để. Ngƣợc lại các huyện phía bắc, tài nguyên đất đƣợc sử dụng vào các mục đích phát triển KT-XH còn rất ít (Võ Nhai, Định Hoá: trên 40%). Cơ cấu sử dụng đất có sự khác biệt giữa các huyện, nhƣ các huyện miền núi có tỷ trọng đất chƣa sử dụng và

đất lâm nghiệp cao còn các huyện đồng bằng lại có tỷ trọng đất nông nghiệp, đất chuyên dùng cao hơn so với các loại đất khác.

Theo Nghị quyết quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) tỉnh Thái Nguyên vừa đƣợc Chính phủ ban hành, đến năm 2020 diện tích đất nông nghiệp của tỉnh là 279.269 ha, chiếm 79,07% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Trong đó, đến năm 2020, đất rừng sản xuất của tỉnh Thái Nguyên là 99.573 ha, chiếm 35,65% diện tích đất nông nghiệp Đến năm 2020, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên là 353.172 ha, trong đó 41.000 ha là đất trồng lúa, chiếm 14,68% diện tích đất nông nghiệp; diện tích đất trồng cây lâu năm là 39.197 ha chiếm 14,04%, đất rừng sản xuất là 99.573 ha, chiếm 35,65%.[30].

Đối với đất phi nông nghiệp, theo quy hoạch đến năm 2020 có 63.799 ha, chiếm 18,06% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong đất phi nông nghiệp là đất phát triển hạ tầng với 26,9%, tƣơng đƣơng 17.161 ha; đất cho hoạt động khoáng sản 3.781 ha chiếm 5,93%.

Giai đoạn từ năm 2011 – 2020, chuyển mục đích sử dụng 19.873 ha đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp.

Chính phủ yêu cầu UBND Thái Nguyên rà soát quy hoạch của các ngành, lĩnh vực có sử dụng đất cho thống nhất với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh đã đƣợc Chính phủ xét duyệt; tập trung chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phƣơng để cụ thể hoá quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh sau khi đƣợc xét duyệt. Bên cạnh đó, xác định và công bố công khai diện tích, mốc giới đất lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt; đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa, khuyến khích tập trung đất đai để áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất; thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; ƣu tiên giao đất, giao và khoán rừng phòng hộ cho cộng đồng dân cƣ, hợp tác xã, hộ gia đình để quản lý bảo vệ và hƣởng lợi lâu dài; xây dựng cơ chế khuyến khích ƣu đãi ngƣời trồng rừng nhằm tăng mật độ che phủ, hạn chế xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất.

Đồng thời chủ động thu hồi đất theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, trong đó cần phải thu hồi cả phần diện tích đất bên cạnh công trình kết cấu hạ tầng, vùng phụ cận để tạo nguồn vốn cho phát triển, tạo quỹ đất đầu tƣ công trình hạ tầng kỹ

thuật và xã hội. Ƣu tiên cho ngƣời bị thu hồi đất đƣợc giao đất hoặc mua nhà trên diện tích đất đã thu hồi mở rộng theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.

Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Thái Nguyên tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất theo quy hoạch nhất là khu vực chuyển mục đích sử dụng; ngăn chặn, xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trƣờng hợp đã đƣợc giao đất, cho thuê đất nhƣng không sử dụng hoặc sử dụng sai mục đích.

Tiểu kết chƣơng 1

Nghiên cứu sử dụng đất ở huyện Phú Lƣơng có ý nghĩa lí luận và thực tiễn quan trọng. Trong thực tế, mối quan hệ giữa các loại đất với các thành phần tự nhiên khác là mối quan hệ tổng hợp (nằm trong một chỉnh thể tự nhiên không thể tách rời). Vì vậy, khi nghiên cứu biến động sử dụng đất ở huyện Phú Lƣơng không thể chỉ tính đến khả năng sử dụng trƣớc mắt mà còn phải hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh, của vùng. Trên cơ sở thực tiễn và lý luận chung, cách phân chia các loại đất giúp cho việc quản lý, kiểm kê đƣợc thuận lợi. Từ đó đặt ra đƣợc những phƣơng hƣớng, cách thức sử dụng đất cho phù hợp với mục đích sử dụng của mỗi địa phƣơng trong sự phát triển bền vững trong tƣơng lai.

Trong điều kiện trung du miền núi nói chung, huyện Phú Lƣơng nói riêng, việc sử dụng đất phải đƣợc nghiên cứu theo thời gian và không gian để thấy rõ những biến động của nó. Mặc dù vấn đề sử dụng tài nguyên đất ở huyện Phú Lƣơng nằm trong xu thế chung của tỉnh và quốc gia nhƣng vẫn có những điểm riêng biệt. Để huyện Phú Lƣơng thoát khỏi tình trạng kém phát triển, cùng với cả nƣớc đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, trƣớc mắt, trong thời gian ngắn phải dựa vào khai thác tài nguyên (tài nguyên đất), nhƣng về lâu dài tài nguyên đất phải đƣợc sử dụng theo hƣớng phát triển bền vững.

Chƣơng 2

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN PHÚ LƢƠNG 2.1. Khái quát về huyện Phú Lƣơng

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lí

Phú Lƣơng là một huyện miền núi, nằm ở vùng phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên. Tổng diện tích đất tự nhiên là 36.894,65 ha.

Phía Bắc giáp với huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn); phía Nam và Đông Nam giáp T.P Thái Nguyên; phía Tây giáp huyện Định Hóa; phía Tây Nam giáp huyện Đại Từ; phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ. Huyện lỵ đặt tại thị trấn Đu, cách trung tâm T.P Thái Nguyên 22km về phía Bắc. Nằm kề với Thành phố Thái Nguyên (trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh và khu vực) và có trục giao thông huyết mạch (Quốc lộ 3) nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Cạn - Cao Bằng... Đây là điều kiện rất thuận lợi để Phú Lƣơng mở rộng giao lƣu văn hóa, chính trị, hợp tác phát triển kinh tế, hội nhập với các vùng lân cận cũng nhƣ cả nƣớc. Huyện Phú Lƣơng còn là một vị trí then chốt về quốc phòng - an ninh của tỉnh Thái Nguyên.

Hiện nay, Phú Lƣơng có 16 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị trấn và 14 xã gồm: Thị trấn Đu, thị trấn Giang Tiên, xã Ôn Lƣơng, Phú Đô, Yên Lạc, Tức Tranh, Sơn Cẩm, Động Đạt, Phủ Lý, Vô Tranh, Phấn Mễ, Yên Ninh, Yên Trạch, Hợp Thành, Cổ Lũng, Yên Đổ. Trong đó, thị trấn Đu là trung tâm huyện lỵ. (Hình 2.1)

- Địa hình, địa mạo

Địa hình của huyện Phú Lƣơng khá phức tạp bị chia cắt bởi nhiều suối và đồi núi, độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển từ 100 - 400m.

Các xã khu vực phía Bắc và Tây Bắc có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp ra nhiều khe suối, độ cao trung bình 300 - 400m, độ dốc lớn, phần lớn diện tích có độ dốc trên 20o

. Các xã phía Nam huyện có địa hình bằng phẳng hơn, độ dốc thƣờng dƣới 15o, tƣơng đối thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp.

Theo kết quả đo trên bản đồ địa hình tỉ lệ 1/25.000 của huyện thì diện tích có độ dốc tƣơng đối bằng (dƣới 8o

) chiếm 30,4% diện tích của huyện, diện tích có độ dốc trên 20o chiếm 31,3% diện tích của huyện.

Nguồn: Tác giả biên vẽ

- Khí hậu

Phú Lƣơng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa đông lạnh và mùa hè nắng nóng rõ rệt: Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) nhiệt độ xuống thấp, có khi tới 30oC, thƣờng xuyên có các đợt gió mùa Đông Bắc hanh khô; mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ cao, nhiều khi có mƣa lớn và tập trung.

+ Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22oC, tổng tích nhiệt độ 8000oC. Nhiệt độ bình quân cao nhất trong mùa nắng đạt khoảng 27,2o

C, tháng 7 là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất, có năm lên tới 28 - 29oC; nhiệt độ bình quân trong mùa đông khoảng 20o

C, thấp nhất là tháng 1 khoảng 15,6oC.

+ Chế độ mƣa: Phú Lƣơng có lƣợng mƣa bình quân khá cao khoảng từ 2.000 - 2.100mm/năm. Mƣa thƣờng tập trung vào thời gian từ tháng 4 đến tháng 10, có thể chiếm tới trên 90% tổng lƣợng mƣa cả năm; tháng 7 có lƣợng mƣa lớn nhất, bình quân 410 – 420 mm/tháng. Tháng 12 và tháng 1 là những tháng mƣa ít, lƣợng mƣa khoảng 24 – 25mm/tháng.

+ Độ ẩm: Phú Lƣơng có độ ẩm tƣơng đối cao, trung bình năm khoảng 83 - 84%. + Nắng: Phú Lƣơng có số giờ nắng khá cao trung bình 5 - 6 giờ/ngày (đạt khoảng 1.630 giờ/năm), năng lƣợng bức xạ khoảng 115 Kcal/cm2 và tổng tích nhiệt khoảng 8.000oC. Các tháng có số giờ nắng cao thƣờng vào tháng 5, 6, 7, 8 và những tháng có số giờ nắng thấp vào tháng 1, tháng 2.

+ Chế độ gió: Phú Lƣơng có 2 hƣớng gió chính là gió Bắc và Đông Bắc: từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, thịnh hành là gió Bắc và gió Đông Bắc, tốc độ gió từ 2 - 4m/s. Gió mùa Đông Bắc tràn về theo đợt, mỗi đợt kéo dài từ 3 đến 5 ngày, tốc độ gió trong những đợt gió mùa Đông Bắc đạt tới cấp 5, cấp 6. Đặc biệt gió mùa Đông Bắc tràn về thƣờng lạnh, giá rét, ảnh hƣởng đến mùa màng, gia súc và sức khỏe con ngƣời.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu Phú Lƣơng cho phép phát triển nhiều loại cây trồng: cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, trồng rừng hoặc nông, lâm kết hợp... có thể bố trí chuyển đổi cơ cấu cây trồng với các loại cây trồng khác nhau, đồng thời tạo chế độ che phủ quanh năm.

- Thuỷ văn

Phú Lƣơng có hệ thống sông ngòi khá dày đặc (bình quân 0,2km/km2), sông ngòi có lƣợng nƣớc dồi dào, đảm bảo cung cấp nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt của dân cƣ trong huyện. Thủy chế các sông suối trong vùng khá phức tạp, mà sự tƣơng phản chính là sự phân phối dòng chảy không đều trong năm, mùa mƣa nƣớc dồn nhanh về các sông chính tạo nên dòng chảy xiết, lũ, ngập các tuyến đƣờng và một số khu vực đồng ruộng. Các sông lớn trên địa bàn huyện gồm: Sông Chu, sông Đu và sông Cầu.

Sông Chu và các hợp thủy của nó nằm ở khu vực phía Bắc của huyện, nhánh chính dài khoảng 10km.

Sông Đu đƣợc tạo thành bởi hai nhánh chính, một nhánh bắt nguồn từ Tây Bắc xã Hợp Thành và một nhánh từ phía Bắc xã Động Đạt. Hai nhánh gặp nhau ở phía trên thị trấn Đu và chảy về sông Cầu qua đoạn sông Giang Tiên, tổng chiều dài toàn hệ thống khoảng 45km.

Sông Cầu chảy từ phía Bắc xuống theo đƣờng ranh giới phía Đông của Phú Lƣơng (tiếp giáp với huyện Đồng Hỷ) qua các xã Phú Đô, Tức Tranh, Vô Tranh, Sơn Cẩm. Đoạn sông Cầu chảy qua địa bàn huyện Phú Lƣơng dài 17 km vừa là nguồn cung cấp nƣớc chủ yếu cho sinh hoạt và sản xuất của khu vực phía Nam huyện vừa là một trong những tuyến giao thông thủy quan trọng của huyện. (Phụ lục ảnh 6).

2.1.2. Các nguồn tài nguyên

2.1.2.1. Tài nguyên đất

Theo kết quả tổng hợp trên bản đồ thổ nhƣỡng 1/25.000 của huyện, trên địa bàn huyện Phú Lƣơng có 13 loại đất chính, đƣợc thể hiện qua bảng 2.1.

Bảng 2.1: Các loại đất chính của huyện Phú Lƣơng

STT Loại đất Ký hiệu Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất phù sa đƣợc bồi Pb 37,5 0,11 2 Đất phù sa không đƣợc bồi P 400 1,17 3 Đất phù sa ngòi suối Py 1.381,35 4,03 4 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Pf 468,75 1,37 5 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa Fl 193,75 0,56 6 Đất dốc tụ D 5.275,00 15,37 7 Đất bạc màu B 312,5 0,91 8 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 1.496,87 4,36 9 Đất nâu đỏ trên đá vôi Fv 881,25 2,56 10 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 4.731,25 13,79 11 Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét Fs 13.050,00 38,03 12 Đất nâu đỏ trên Macma bazơ trung tính Fk 4.187,50 12,2 13 Đất đỏ vàng trên đá biến chất Fj 1.900,00 5,54

Nguồn: Bản đồ thổ nhưỡng tỉ lệ 1/25.000 huyện Phú Lương. [19/ 20]

- Đất phù sa đƣợc bồi: Diện tích khoảng 37 ha, phân bố chủ yếu ven sông Cầu thuộc các xã Phú Đô, Vô Tranh, Tức Tranh.

- Đất phù sa không đƣợc bồi: Diện tích khoảng 400 ha, phân bố tập trung ven sông Đu và sông Cầu.

- Đất phù sa ngòi, suối: Diện tích khoảng 1.381 ha, phân bố chủ yếu ở các xã Yên Ninh, Yên Trạch, Động Đạt, Ôn Lƣơng.

- Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng: Diện tích khoảng 468 ha, phân bố tập trung ở xã Hợp Thành.

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: Diện tích khoảng 193,00 ha, phân bố tập trung ở khu vực xã Phấn Mễ và thị trấn Đu.

- Đất dốc tụ: Diện tích khoảng 527,00 ha, phân bố rải rác ở các xã trong huyện, nhƣng tập trung nhiều ở các xã Động Đạt, Hợp Thành, Phấn Mễ, Vô Tranh, Tức Tranh.

- Đất bạc màu: Diện tích khoảng 312,00 ha, phân bố tập trung ở xã Yên Đổ, Cổ Lũng.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Diện tích khoảng 1.496,00 ha, phân bố tập trung ở các xã Vô Tranh, Sơn Cẩm, Cổ Lũng, Phấn Mễ và thị trấn Đu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng đất ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)