Tình hình sử dụng đất vùng Trung du miền núi Bắc Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng đất ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 26)

Trung du miền núi Bắc Bộ (TDMNBB) là một trong 7 vùng kinh tế của nƣớc ta, có diện tích lãnh thổ rộng lớn, trên 101.000 km2, chiếm khoảng 30,5% diện tích cả nƣớc. Là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế cộng với những đặc điểm đặc trƣng địa hình phân hoá đa dạng, bao gồm những núi cao, núi trung bình, núi thấp xen lẫn các cao nguyên, sơn nguyên đá vôi và đồi núi thấp. Đất chủ yếu là đất feralit hình thành trên đá vôi và các loại đá mẹ khác. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, có sự phân hoá theo độ cao, nhiều sông lớn, nguồn nƣớc dồi dào đặc biệt vùng giàu tài nguyên khoáng sản vào bậc nhất của cả nƣớc. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng đƣợc chú trọng phát triển đó là điều kiện thuận lợi để TDMNBB phát triển KT-XH...

TDMNBB có tiềm năng về thổ nhƣỡng còn tƣơng đối lớn. Chỉ riêng vùng Đông Bắc quỹ đất có khả năng sử dụng cho nông, lâm nghiệp nhìn chung vào khoảng 5 triệu ha (trong đó nông nghiệp khoảng 1 triệu ha, lâm nghiệp khoảng 4 triệu ha). Hiện đã sử dụng 2,4 triệu ha chiếm 48% so với tiềm năng. Diện tích có thể tăng thêm 2,6 triệu ha (trong đó 10% giành cho cây công nghiệp, cây lâu năm, 75% cho nông nghiệp). Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả của vùng còn rất lớn. không những thế còn có thể giành ra một số diện tích tƣơng đối lớn để phát triển các khu, cụm công nghiệp và hình thành các đô thị mới…

Trong 7 vùng kinh tế lớn của nƣớc ta chỉ có hai vùng là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là có diện tích đất nông nghiệp chiếm trên hơn 50% tổng diện tích đất của vùng. Các tiểu vùng khác nhƣ Đông Bắc, Tây Bắc, vùng Bắc Trung Bộ... có diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ rất thấp trong cơ cấu sử dụng đất của vùng. Nhìn chung tài nguyên đất của nƣớc ta rất hạn chế, bình quân chƣa đến 0,5 ha/ngƣời, thấp vào bậc nhất thế giới. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp chỉ bình quân 0,1 ha/ngƣời, tỉ lệ này không ngừng giảm mạnh cùng với sự gia tăng dân số hàng năm, nhƣng phân bố không đều, ở nhiều vùng con số này thấp hơn nhiều. Việc chuyển mục đích sử dụng đất, nhƣ từ đất lâm nghiệp sang đất sản xuất nông nghiệp, từ đất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp sang đất chuyên dùng, đồng thời là việc thay đổi hƣớng tác động của con ngƣời lên đất đai, thay đổi giá trị và giá trị sử dụng của đất đai, điều này đòi hỏi cần tiến hành một cách cẩn trọng trên cơ sở quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai của cả nƣớc hay một vùng lớn.

Với điều kiện tự nhiên của vùng nhiệt đới, nƣớc ta lại có nhiều địa hình dốc, cùng với tập quán canh tác lâu đời, lạc hậu của một số dân tộc thiểu số, cũng nhƣ hoạt động khai thác tài nguyên của nhiều địa phƣơng trong những năm gần đây, khai hoang... không đúng kỹ thuật đã làm cho tài nguyên đất bị thoái hóa bạc màu. Đất trống đồi núi trọc gia tăng, nhiều vùng đất đang bị thoái hóa nghiêm trọng với các mức độ khác nhau.

Diện tích đất xấu cần đƣợc cải tạo chiếm 20% diện tích tự nhiên. Hiện tƣợng xói mòn, rửa trôi, khô hạn, sạt lở đất... đang xảy ra ở nhiều nơi làm cho khoảng gần 50% trong tổng số đất tự nhiên của nƣớc ta đƣợc coi là có vấn đề suy thoái. Các chất dinh dƣỡng bị rửa trôi có thể đến 15-170 tấn/ha/năm ở vùng đất dốc. Do vậy sử dụng đất phải tiến hành bồi dƣỡng, bảo vệ đất, thực hiện các biện pháp bảo vệ tích cực và có biện pháp hợp lí. [11],[13].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng đất ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)