Điều kiện KT-XH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng đất ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 45)

2.1.4.1. Dân số, lao động và việc làm

Theo số liệu thống kê năm 2014, dân số toàn huyện là 107

53.4 53.72 ), dân số khu vực thành thị 8.570 ngƣời, dân số khu vực nông thôn 98.602 ngƣời. Trên địa bàn huyện có 8 dân tộc anh em chung sống; trong đó dân tộc Kinh chiếm 54,2%, dân tộc Tày chiếm 21,1%, dân tộc Nùng chiếm 4,5%, dân tộc Sán Chay chiếm 8,5%, dân tộc Dao 4,4%, dân tộc Sán Dìu 3,29%, còn lại các dân tộc khác nhƣ Thái, Hoa, H’Mông... Mật độ dân số bình quân của huyện là 287 ngƣời/km2, dân số của huyện phân bố không đồng đều giữa các đơn vị hành chính, mật độ dân số cao nhất là thị trấn Đu 1.872 ngƣời/km2; thị trấn Giang Tiên 912 ngƣời/km2, xã Sơn Cẩm 720 ngƣời/km2, các đơn vị có mật độ thấp nhất là xã Yên Ninh 128 ngƣời/km2; xã Yên Lạc 159 ngƣời/km2.

Trong những năm qua, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình đƣợc chú trọng, tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào khu phố, làng không sinh con thứ 3. Năm 2014, tỷ lệ tăng dân số 1,02%. Tốc độ tăng dân số bình quân 2005 – 2010 là 1,18%, suất sinh thô bình quân mỗi năm tăng 0,16%, tỷ lệ chết 4,7‰.

Toàn huyện có tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế trên địa bàn huyện là 59.491 ngƣời (24.504 hộ); trong đó: 20.040 hộ nông lâm nghiệp; 31 hộ thủy sản; 1.044 hộ công nghiệp; 185 hộ xây dựng; 1.395 hộ thƣơng nghiệp; 170 hộ vận tải; còn lại là hộ khác. Trong những năm gần đây cơ cấu lao động của huyện đang có sự chuyển dịch khá tích cực với xu thế giảm dần lao động nông, lâm nghiệp sang các ngành thƣơng mai, dịch vụ, công nghiệp.

Trong 5 năm qua, bằng nguồn vốn theo Nghị quyết 120, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng NN & PTNT huyện đã giải quyết và tạo thêm việc làm mới cho 45.507 lƣợt lao động. Nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn từ 68,2% lên 72,8%; tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 6,5%.

Công tác dạy nghề đã từng bƣớc đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập, nhu cầu tìm việc làm, tạo việc làm mới cho ngƣời lao động trên địa bàn. Tăng thu nhập cho ngƣời lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề lao động ở nông thôn. Trong 5 năm huyện đã mở 41 lớp cho 1.505 học viên (trong đó 26 lớp với 574 học viên, thời gian học 2 - 3 tháng); Trung tâm dạy nghề của huyện đã tổ chức đƣợc 137 lớp ngắn hạn cho 3.457 học viên, tƣ vấn giới thiệu việc làm cho hàng trăm lao động đi làm việc cho các công ty, nhà máy trong nƣớc.

Thu nhập

... đƣợc cải thiện đáng kể. Đến năm 2014 toàn huyện còn 5.278 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 19,61%, nhƣ vậy qua 5 năm thực hiện tỷ lệ hộ nghèo giảm đƣợc 11,9%, bình quân mỗi năm giảm 2,98%.

2.1.4.2. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư

Thực trạng phát triển đô thị : Phú Lƣơng có 2 đô thị là thị trấn Đu và thị trấn Giang Tiên. Thị trấn Đu là trung tâm hành chính huyện lỵ tập trung hầu hết các trụ sở cơ quan hành chính của huyện. Nhìn chung quá trình phát triển đô thị trong những năm qua diễn ra khá nhanh nhƣng hiện tại thị trấn phát triển tự phát và còn những hạn chế về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mật độ giao thông, hệ thống cấp thoát nƣớc…

Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn: Do đặc điểm hình thành và lịch sử phát triển, là địa bàn có nhiều thành phần dân tộc sinh sống nên các khu dân cƣ nông thôn ở Phú Lƣơng đƣợc phát triển theo những hình thức khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện và mức độ quần tụ dân cƣ trong từng khu vực với các tụ điểm dân cƣ truyền thống nhƣ thôn, xóm..

Những năm qua, việc thực hiện các chƣơng trình định canh định cƣ, chƣơng trình 327, chƣơng trình xoá đói giảm nghèo, dự án xây dựng trung tâm cụm xã, dự án 135, 661, 30a... đã gắn việc sắp xếp, ổn định dân cƣ với đất đai sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng nông thôn. Đến nay 100% số xã có đƣờng ô tô tới đƣợc trung tâm, 100% xã có điện (tỷ lệ hộ sử dụng đạt 96%), tỷ lệ hộ sử dụng nƣớc sạch, nƣớc hợp vệ sinh đạt 85%, đời sống dân sinh cơ bản ổn định, nhiều nơi đƣợc cải thiện, diện đói nghèo đang dần thu hẹp. Tuy nhiên, nhìn chung cơ sở hạ tầng của hầu

hết địa bàn dân cƣ nông thôn đều ở mức chƣa hoàn chỉnh; hệ thống giao thông, cấp nƣớc, cấp điện còn rất hạn chế, chất lƣợng thấp; các công trình nhƣ trƣờng học, chợ, y tế, sân thể thao... còn thiếu, đặc biệt là đối với các khu dân cƣ ở vùng sâu, vùng xa.

2.1.4.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng:

Mạng lưới giao thông: Phú Lƣơng có mạng lƣới giao thông nông thôn khá dày đặc với 574,5 km gồm 126,5 km đƣờng xã, 448 km đƣờng liên thôn.

Quốc lộ gồm:

Quốc lộ 3: Đây là tuyến giao thông huyết mạch chạy xuyên suốt từ phía Bắc xuống phía Nam huyện. Đoạn qua địa bàn huyện có chiều dài 43 km, nền đƣờng rộng 12m, toàn bộ mặt đƣờng đƣợc trải bê tông nhựa.

Quốc lộ 37: Đoạn qua địa bàn huyện có chiều dài 1,87 km, nền đƣờng rộng 6m, toàn bộ mặt đƣờng đƣợc trải nhựa.

Đƣờng tránh đoạn nối Quốc lộ 3 đi quốc lộ 1B (tuyến tránh thành phố Thái Nguyên dài 1,8km) đã thi công xong năm 2007.

Tỉnh lộ: Có 2 tuyến (đường 263 và đường 268) với tổng chiều dài 14 km, các tuyến đƣờng có rộng nền 5 - 7 m trong đó: Đƣờng tỉnh 268 dài 3 km; đƣờng tỉnh 263 dài 11km cả hai tuyến đƣờng đều đƣợc rải nhựa cấp phối

Đƣờng liên xã: tổng chiều dài 126,5 km (50 km đƣờng đá, nhựa, 10 km đƣờng cấp phối và còn lại đƣờng đất):

Đƣờng liên thôn, liên xóm có tổng chiều dài 448 km trong đó đã nâng cấp đƣợc 7 - 10km đƣờng bê tông xi măng, còn lại là đƣờng đất và cấp phối. Các tuyến đƣờng này huyện có nền phổ biến từ 3 - 5m. Đến nay 100% số xã có đƣờng ô tô về đến trung tâm xã. Về cơ bản các tuyến đƣờng này đƣợc hình thành theo nhu cầu đi lại của nhân dân.

Mặc dù hệ thống giao thông nông thôn, giao thông miền núi có bƣớc phát triển đáng kể, hệ thống giao thông đƣờng bộ đƣợc tập trung đầu tƣ cả về quy mô và chất lƣợng tuy nhiên mạng lƣới phân bố chƣa đồng đều giữa các vùng, quy mô đƣờng nhỏ, các tuyến đƣờng huyện, đƣờng xã còn nhiều tuyến chƣa đƣợc xếp loại; đƣờng đến các thôn, bản chủ yếu là đƣờng đất, mùa mƣa đi lại khó khăn; hệ thống cầu cống còn thiếu, còn nhiều cầu tải trọng thấp, khổ hẹp không đáp ứng đƣợc khả năng thông xe.

: Trong những năm qua các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện đƣợc đầu tƣ đáng kể từ nhiều nguồn vốn khác nhau, chính vì vậy năng lực tƣới ngày càng đƣợc nâng lên. Đến năm 2014, toàn huyện có 193 công trình thủy lợi lớn, nhỏ (29 trạm bơm; 49 hồ; 9 đập; 61 ao đầm; 45 phai), hàng trăm km kênh mƣơng dẫn nƣớc và kênh nội mƣơng đồng, đảm bảo tƣới tiêu cho 1.947/4.099 ha ruộng.

Hiện tại toàn huyện có 16 xã, thị trấn đƣợc trang bị hệ thống xử lý nƣớc sạch. Tỷ lệ số hộ sử dụng nƣớc sạch, nƣớc hợp vệ sinh là 72%.

Hệ thống thông tin liên lạc: Mạng lƣới bƣu điện huyện có bƣu điện trung tâm huyện Phú Lƣơng đặt tại thị trấn Đu (cấp 2), phát hành báo chí, cung cấp dịch vụ bƣu chính công ích, cung cấp dịch vụ bƣu chính quốc tế. Hệ thống bƣu điện các xã có 16 xã, thị trấn có điểm bƣu điện văn hoá xã. Đến hết tháng 12/2008 số thuê bao toàn mạng (gồm máy cố định, máy di động Vinaphone trả sau, Internet ADSL) là 10.038 máy, đạt tỷ lệ trên 10 máy /100 dân.

Mạng lƣới bƣu chính, viễn thông trên địa bàn huyện phát triển nhanh, từng bƣớc đƣợc hiện đại hóa. Trên địa bàn các xã, thị trấn đều đƣợc phủ sóng các mạng di động, có tổng đài kỹ thuật số, 100% số xã lắp đặt điện thoại phục vụ chính quyền do đó đảm bảo thông tin liên lạc thuận lợi.

Đài truyền thanh, truyền hình: Công tác phát thanh truyền hình đƣợc phát triển, cơ sở vật chất đƣợc đầu tƣ đáng kể từ đài huyện đến các xã, thị trấn... Đến năm 2009 đã phủ sóng phát thanh, truyền hình đạt 100% địa bàn dân cƣ.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, KT-XH

* Thuận lợi:

Phú Lƣơng có vị trí gần kề với thành phố Thái Nguyên, nằm trên trục đƣờng quốc lộ 3, cửa ngõ giao lƣu KT-XH với các tỉnh Bắc Kạn và Cao Bằng.

- Là huyện có tiềm năng lớn về khoáng sản nhƣ than, quặng sắt, mỏ ti tan, đá vật liệu xây dựng… đang đƣợc thăm dò khai thác.

- Diện tích đất nông nghiệp của huyện lớn, chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên. Đây là điều kiện thuận lợi lớn cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng phi nông nghiệp tăng cƣờng phát triển kinh tế- xã hội.

- Hiện nay trên địa bàn huyện có cụm công nghiệp Sơn Cẩm và Đu - Động Đạt và nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho địa phƣơng.

- Huyện có tiềm năng lớn về du lịch với nhiều di tích lịch sử, văn hóa và cảnh quan đẹp, khu du lịch đền Đuổm, nối liền với các quần thể du lịch thuộc khu ATK và nhiều cảnh đẹp tự nhiên khác có tiềm năng thu hút đầu tƣ mang lại nguồn thu lớn.

- Nhân dân trong vùng có truyền thống đoàn kết, cần cù chịu khó, sáng tạo trong lao động, sớm tiếp cận với lao động công nghiệp.

Trong những năm qua kinh tế huyện Phú Lƣơng đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể, đời sống nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện; hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nƣớc...) cũng nhƣ các công trình phúc lợi công cộng (trƣờng học, trạm y tế...) đƣợc quan tâm đầu tƣ; các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đã thực sự đi vào cuộc sống, đóng góp quan trọng trong việc ổn định và phát triển tỉnh.

* Khó khăn:

- Về tự nhiên:

+ Địa hình dốc và chia cắt mạnh gây khó khăn trong việc đầu tƣ khai hoang, cải tạo đồng ruộng và bố trí cơ sở hạ tầng.

+ Hệ thống các sông, suối dốc, thảm thực vật suy giảm hạn chế đến khả năng điều tiết nguồn nƣớc (đặc biệt trong mùa khô) và bảo vệ môi trƣờng.

+ Với diễn biến bất lợi của khí hậu trong những năm gần đây... đã gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Chất lƣợng đất nhiều khu vực đang có tác động xấu do hiện tƣợng xói mòn, rửa trôi.

+ Diện tích đất bằng của huyện chỉ chiếm 23,5% diện tích đất đai, còn lại là đất dốc; một số nguồn tài nguyên có trữ lƣợng nhỏ, phân tán hạn chế đến khả năng phát triển và thu hút đầu tƣ.

- Về kinh tế:

bền vững; trình độ khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp c

, số lƣợng gia trại, trang trại còn ít, sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún; chƣa tạo đƣợc các vùng nguyên liệu ổn

, vật nuôi trên đơn vị diện tích còn thấp.

Kinh tế công nghiệp: Mặc dù đã có những bƣớc phát triển khá song công nghiệp vẫn có những thách thức lớn: cơ sở hạ tầng kỹ thuật hạn chế; trang thiết bị và trình độ công nghệ còn lạc hậu; sản phẩm phần nhiều là sơ chế nên giá trị không cao; thiếu các công trình đầu tƣ lớn mang tính đột phá; một số nhà máy chƣa phát huy hiệu quả, thiếu vốn đầu tƣ còn kéo dài; thiếu đội ngũ quản lý giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề, sản phẩm chƣa đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng; công nghiệp hoá nông thôn phát triển chậm; chƣa tạo đƣợc sức hấp dẫn trong thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI).

Kinh tế dịch vụ: Hiệu quả và tốc độ phát triển của ngành chƣa tƣơng xứng ; hoạt động kinh doanh, dịch vụ tập trung vào các sản phẩm tiêu dùng, hàng nông sản thô, các sản phẩm dịch vụ bổ trợ chất lƣợng thấp và thiếu; các doanh nghiệp hoạt động thiếu chuyên nghiệp.

, chƣa có sự phát triển đồng bộ, có sự chênh lệch lớn giữa các vùng, miền và khu vực.

- : Mật độ dân số cao, phân bố không đều; có lự

, cơ cấu lao động nông thôn chủ yếu vẫn là thuần nông. Chất lƣợng và trình độ chuyên môn của lực lƣợng lao động chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn và hội nhập quốc tế.

Từ thực trạng phát triển KT-XH những năm gần đây cũng nhƣ dự báo phát triển trong tƣơng lai (trong khi quỹ đất có hạn), thì áp lực đối với đất đai của huyện đã và sẽ ngày càng gay gắt hơn (nhất là ở các khu vực nội thị, các tụ điểm kinh tế phát triển) dẫn đến thay đổi lớn hiện trạng sử dụng đất hiện nay của huyện. Do đó, để thực hiện chiến lƣợc phát triển KT-XH lâu dài bền vững, cần phải xem xét một cách nghiêm túc việc khai thác sử dụng đất theo hƣớng khoa học trên cơ sở: tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả cao; bố trí sử dụng phải đáp ứng đƣợc nhu cầu về đất sử dụng cho các mục tiêu phát triển KT-XH cũng nhƣ phục vụ cho việc đô thị hoá cả hiện tại và trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng đất ở huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)