5. Bố cục của luận văn
3.1. Khái quát về công ty TNHH Glonics Việt Nam
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Glonics Việt Nam
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Glonics Việt Nam
Nguồn: phòng hành chính công ty TNHH Glonics Việt Nam
- Nhiệm vụ của giám đốc điều hành: Trong công ty giám đốc điều hành thiết lập sứ mệnh, mục tiêu, chính sách và chiến lược hiện tại để chống lại những thay đổi có thể xảy ra trong tương lại và xây dựng lại chúng. Đồng thời đưa ra các mục tiêu, chính sách và chiến lược mới khi những thay đổi lớn xảy ra trong môi trường kinh doanh, cung cấp thông tin và dữ liệu cho hội đồng quản trị về xây dựng chiến lược, cung cấp các dữ liệu về môi trường bên ngoài với các cấp quản lý, hướng dẫn và giúp xây dựng, thực hiện, đánh giá và định hình lại các chiến lược của bộ phận dựa trên các chiến lược của công ty.
- Nhiệm vụ của giám đốc sản xuất: Có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý, điều hành hệ thống quản lý chất lượng và vấn đề kỹ thuật của nhà máy, nghiên cứu phát triển các quy trình sản xuất của nhà máy, đảm bảo tiến độ sản xuất.
- Nhiệm vụ của giám đốc hành chính: Bao gồm lựa chọn và bố trí nhân lực, theo dõi quản lý công việc, hỗ trợ xây dựng nguồn nhân lực, xây dựng chính sách tiền lương, thưởng, chế độ phúc lợi cho người lao động.
Giám đốc điều hành
Giám đốc sản xuất Giám đốc hành
chính Phòng sản xuất Phòng hỗ trợ sản xuất Phòng kỹ thuật Phòng kinh doanh & kế hoạch Phòng quản lý chất lượng Phòng hành chính
- Phòng sản xuất: Của công ty bao gồm 3 bộ phận đó là bộ phận sản xuất 1, bộ phận sản xuất 2, bộ phận sản xuất 3 nhằm mục đích sản xuất ra các sản phẩm tai nghe của công ty. Đây là phòng có số lượng lao động đông và tập trung chủ yếu.
- Phòng hỗ trợ sản xuất: Bao gồm các bộ phận mua hàng, bộ phận hệ thống, bộ phận phiên dịch, bộ phận cải thiện sản xuất. Đây là bộ phận hỗ trợ giúp công ty sản xuất ra những sản phẩm tốt nhất.
- Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ kiểm tra, xác định khối lượng, quy cách vật tư, mức hao phí lao động trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật được duyệt. Quản lý sử dụng, sửa chữa, mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn công ty. Phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác để cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Phòng kinh doanh - kế hoạch: Có nhiệm vụ xây dựng các chiến lược kinh doanh, marketing đối với các sản phẩm của công ty trong từng giai đoạn. Tìm hiểu, nghiên cứu và xây dựng các kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh.
- Phòng quản lý chất lượng: Đây là phòng thực hiện giám sát và kiểm tra chất lượng đầu ra của sản phẩm, đồng thời tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ do tập đoàn chuyển sang cho công ty lên kế hoạch cho việc đánh giá cho các sản phẩm mới, kiểm tra hàng trực tiếp trước khi sản phẩm được đóng gói chuyển cho khách hàng.
- Phòng hành chính: Có nhiệm vụ hoạch định các chiến lược, kế hoạch hỗ trợ các phòng ban để biến các kế hoạch thành hiện thực vì sự phát triển của công ty, cán bộ công nhân viên, làm các công việc hành chính thư lý cho ban lãnh đạo công ty, hoạch định chiến lược và chính sách cho sự phát triển của công ty đồng thời quản lý các chỉ số quan trọng trong công ty.