Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 96)

5. Bố cục luận văn

4.3.3. Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề cho lao động nông thôn

Thƣờng xuyên rà soát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, rà soát nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc tổ chức học nghề.

Cung cấp đầy đủ thông tin cho ngƣời học nghề về nhu cầu tuyển dụng, thông tin thu nhập, điều kiện làm việc để góp phần định hƣớng chính xác về nhu cầu học nghề và kế hoạch đào tạo nghề.

Linh hoạt áp dụng các hình thức khảo sát, ƣu tiên khảo sát phỏng vấn trực tiếp. Đẩy mạnh khảo sát nhu cầu kết hợp tuyên truyền quảng bá chính saachs của nhà nƣớc.

Đổi mới chƣơng trình làm việc, đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, khảo sát.

4.3.4. Tăng cường năng lực của các cơ sở đào tạo nghề

Tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề. Chú trọng bồi dƣỡng kiến thức sƣ phạm tăng khả năng truyền đạt kiến thức, kỹ năng nghề.

Xây dựng hệ thống giáo trình, chƣơng trình học liệu phục vụ dạy nghề của các cơ sở đào tạo nghề. Các chƣơng trình đào tạo, giáo trình xây dựng đúng quy định, sát với yêu cầu thực tế. Tiến hành đào tạo nghề theo mô đun do Tổng cục dạy nghề đã xây dựng để tạo thuận lợi cho ngƣời học, đảm bảo liên thông giữa các trình độ đào tạo nghề và với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy nghề đáp ứng yêu cầu học nghề trên địa bàn. Chú trọng đầu tƣ thiết bị đặc biệt là những máy móc, thiết bị thực hành trong dạy nghề. Tăng cƣờng liên kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp để dạy nghề và giải quyết việc làm. Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở đào tạo nghề đảm bảo năng lực và quy mô đào tạo. Đầu tƣ tập trung để chuẩn hóa từng nghề, từng lĩnh vực.

Phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay hỗ trợ cho học viên sau khi đào tạo nghề.

Đa dạng hoá hoạt động đào tạo nghề, tăng cƣờng đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp. Mở rộng sự tham gia của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp (các hội, hiệp hội), xã hội hóa công tác đào tạo nghề.

Tăng cƣờng tính chủ động linh hoạt trong đào tạo, mở lớp đào tạo tại cơ sở, tổ chức các lớp dạy nghề ngay tại mỗi làng nghề,...

4.3.5. Thực hiện có hiệu quả chương trình kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả đào tạo nghề

Duy trì thƣờng xuyên các hoạt động kiểm tra đánh giá định kỳ. Các hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá phải đảm bảo đồng bộ từ huyện đến cơ sở và triển khai giám sát, đánh giá tất cả các khâu của quá trình đào tạo nghề.

Kết quả kiểm tra giám sát, đánh giá nhằm giúp cho ngƣời học nghề, địa phƣơng nơi tổ chức đào tạo nghề, cơ sở đào tạo nghề, doanh nghiệp tuyển dụng lao động phát huy đƣợc những ƣu điểm, khắc phục kịp thời các nhƣợc điểm để nhằm nâng cao chất lƣợng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Tiếp tục hoàn thiện và kiện toàn quy chế làm việc của Ban chỉ đạo, phân cấp trách nhiệm và quyền lợi rõ ràng. Định kỳ có các hoạt động tổng kết đánh giá và phân loại.

4.3.6. Đẩy mạnh gắn đào tạo nghề với công tác giải quyết việc làm

Đẩy mạnh phát triển các mô hình làng nghề truyền thống tại địa phƣơng góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn.

Tăng cƣờng cho vay vốn chƣơng trình 120 giải quyết việc làm với các ngành nghề phù hợp và thu hút đƣợc nhiều lao động.

Phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa làm tiền đề mở rộng các ngành dịch vụ, góp phần phát triển nông nghiệp nông thôn, đẩy mạnh tạo việc làm cho các lao động phổ thông trình độ thấp.

Tăng cƣờng tuyên truyền việc thực hiện các chính sách và giải pháp hỗ trợ xuất khẩu lao động, tăng cƣờng công tác quản lý, bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động làm việc ở nƣớc ngoài.

Tăng cƣờng phối hợp với các cơ quan liên quan và các đơn vị tuyển dụng lao động để giúp ngƣời lao động có cơ hội tiếp cận các dịch vụ thông tin về việc làm, từ đó có định hƣớng tìm cho mình một việc làm phù hợp, tạo ra thu nhập.

Đẩy mạnh chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, ƣu tiên đào tạo các ngành nghề gắn liền với các chƣơng trình xây dựng nông thôn mới tại địa phƣơng nhằm khai thác các nguồn lực tại chỗ và giải quyết việc làm cho lao động địa phƣơng.

4.4. Kiến nghị

Để công tác đào tạo nghề đạt hiệu quả, nâng cao khả năng giải quyết đƣợc việc làm sau đào tạo nghề, tăng năng suất và thu nhập cho lao động nông thôn. Đề tài có một số kiến nghị nhƣ sau:

4.4.1. Thái Nguyên

Tăng cƣờng sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành tới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các ngành trong việc hƣớng dẫn, chỉ đạo cấp huyện thực hiện công tác đào tạo nghề, trong đó lấy cấp huyện là cấp xây dựng kế hoạch thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Bổ sung nguồn vốn vay cho những ngƣời tham gia học nghề và sau khi học nghề qua Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng NN-PTNT để tăng nguồn vốn vay, góp phần thực hiện tốt chính sách đối với ngƣời học nghề.

Tập huấn, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nƣớc về dạy nghề ở cấp huyện và cấp xã, nâng cao năng lực quản lý, tƣ vấn học nghề.

Định hƣớng và tìm kiếm thị trƣờng lao động để đào tạo nghề chất lƣợng cao phục vụ cho xuất khẩu lao động nhằm nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.

Giao cho các cơ sở dạy nghề hàng năm tiến hành khảo sát nhu cầu học nghề, lập kế hoạch dạy nghề trình cơ quan chủ quản cấp trên phê duyệt và tổ chức thực hiện vì nhƣ vậy sẽ phù hợp, sát với thực tế cũng nhƣ chức năng ngành nghề mà đơn vị dạy nghề đƣợc phê duyệt. Thực tế hiện nay Phòng Lao động-TBXH vừa thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về đào tạo nghề, vừa tổ chức điều tra khảo sát, lập

kế hoạch,... thì không đủ nhân lực và còn chồng chéo, trong khi đó nguồn kinh phí đào tạo đã giao về cho các cơ sở dạy nghề.

4.4.2.

phí tối đa theo Quyết định 1956 của Thủ tƣớng Chính phủ để tăng số lƣợng ngƣời lao động có nhu cầu học nghề có thêm điều kiện tham gia học nghề.

Đầu tƣ trọng điểm một số cơ sở dạy nghề tại ATK Định Hóa nhằm đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề hƣớng tới xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho ngƣời dân địa phƣơng.

KẾT LUẬN

Việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi con ngƣời. Khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo theo các hệ lụy là lạm phát tăng cao, thất nghiệp tràn lan ảnh hƣớng tới mọi mặt trong xã hội. Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp với tỷ lệ lao động trong khu vực kinh tế phi kết cấu lớn, không ổn định (95,7% không có hợp đồng lao động). Hơn lúc nào hết, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đang là vấn đề cấp bách và thiết thực.

Chủ trƣơng của Đảng, chính sách của nhà nƣớc là phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đề án 1956 đã đƣợc triển khai sâu rộng trên toàn quốc, bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn.

Định Hóa là huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên với dân số năm 2014 khoảng 88 nghìn ngƣời, tỷ lệ dân cƣ sống ở khu vực nông thôn chiếm tới 93,03%. Đặc điểm cơ bản của lao động nông thôn là tỷ lệ thất nghiệp thấp nhƣng tỷ lệ thiếu việc làm rất cao lên đến 15,7%, độ che phủ của hệ thống hiểm xã hội còn thấp tạo ra sự bấp bênh trong cuộc sống ngƣời dân. Do vậy việc đào tạo nghề nhằm nâng cao khả năng làm việc của lao động nông thôn, tiếp cận khoa học công nghệ mới, tận dụng quỹ thời gian rảnh rỗi tăng thu nhập gia đình, cải thiện cuộc sống và góp phần đóng góp cho xã hội.

Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến 2020 của huyện Định Hoá đã triển khai đƣợc 5 năm (2010-2014), mặc dù đã thu đƣợc một số kết quả bƣớc đầu nhƣng hiệu quả đào tạo chƣa cao, số học viên tham gia còn ít, lao động sau khi đƣợc đào tạo chủ yếu tự tạo việc làm tại chỗ, chƣa tiếp cận đƣợc thị trƣờng lao động tại địa phƣơng và ở nơi khác.

Trong bối cảnh đó, với kinh phí và ngân sách có hạn, đề tài đã tập trung giải quyết các vấn đề sau:

1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các yếu tố ảnh hƣởng đến đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các bài học kinh nghiệm từ thực tiễn rút ra cho huyện Định Hóa.

2. Đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012-2014, sử dụng thang đo Likert Scale khảo sát đối tƣợng nghiên cứu có gắn với phân tích bằng phần mềm SPSS, ứng dụng công cụ SWOT phân tích các cơ hội và thách thức trong việc đẩy mạnh

đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa bàn nghiên cứu. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến lĩnh vực đào tạo nghề cho lao động nông thôn và chất lƣợng lao động sau đào tạo.

3. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. Xây dựng các giải pháp phù hợp để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại địa bàn nghiên cứu. Các giải pháp đƣợc xây dựng có tính mở có thể ứng dụng trong thực tiễn đối với các địa phƣơng khác trong tỉnh Thái Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung.

Theo chúng tôi để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Định Hóa cần có các giải pháp tổng thể từ công tác tuyên truyền, nâng cao năng lực cơ sở đào tạo nghề, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo theo hƣớng giảm dần tỷ trọng ngành nghề nông nghiệp tăng dần tỷ trọng ngành nghề phi nông nghiệp, đào tạo nghề gắn liền với quy hoạch nông thôn mới, gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, tăng cƣờng mối liên kết 4 nhà “Nhà nƣớc-Nhà Doanh nghiệp- Nhà trƣờng-Nhà nông” nhằm xã hội hóa công tác đào tạo nghề. Ngoài ra cần phải thực thi đồng bộ hàng loạt các chính sách khác để hỗ trợ ngƣời học trƣớc, trong và sau khi đào tạo.

Đào tạo nghề nghiệp, ổn định việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn nói riêng và ngƣời lao động nói chung là mục tiêu của xã hội hiện đại. Hƣớng tới đạt đƣợc “việc làm bền vững” là việc làm mà xã hội mong đợi với các điều kiện làm việc thỏa đáng, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình,, phát triển kỹ năng của con ngƣời để tăng khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trƣờng và tạo ra sự thích nghi trong cuộc sống thay đổi, bắt kịp với công nghệ mới và đón nhận các thành quả lao động chính đáng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình Kinh tế chính trị, NXB Chính trị Quốc gia.

2. Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội - Viện Khoa học lao động và Xã hội (2009), Xu hướng lao động và xã hội Việt Nam 2009.

3. Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội - Viện Khoa học lao động và Xã hội (2010), Xu hướng lao động và xã hội Việt Nam 2009/2010.

4. Các Mác và Ph.Ănghen (2004),Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, T1,T20 5. Triệu Đức Hạnh (2012), Nghiên cứu các giải pháp tạo việc làm bền vững cho

lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên, Luận án Tiến sĩ kinh tế/Đại học Kinh tế Quốc Dân.

6. Đào Hữu Hồ (2006), Thống kê xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 7. Quốc hội nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam (2006), Bộ luật lao động và luật

sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động.

8. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam (2012), Luật giáo dục nghề nghiệp.

9. Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân - Bộ môn Lý thuyết thống kê (1996), Giáo trình lý thuyết thống kê, NXB Giáo dục.

10. Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân - Khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực (2008), Trần Xuân Cầu - Mai Quốc Chánh, Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

11. Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân - Khoa Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn Giáo trình Kinh tế nông nghiệp (2006), Vũ Đình Thắng, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân

12. Chi cục thống kê huyện Định Hóa (2012,2013,2014), Niên giám thống kê.

13. Tổng cục Thống kê (2009), Dự báo dân số Việt Nam 2009-2034 [trực tuyến] www.gso.gov.vn/Modules/Doc_Download.aspx?DocID=13086 [truy cập 15/2/2009]

14. Thủ tƣớng Chính phủ (2009), Quyết định số 1 9 5 6 /2009/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về việc phê duyệt

15. (Nguyễn Đức Tĩnh (2010),

Việt Nam, Nxb Dân trí.)

16. Nguyễn Minh Phong, 2011, Phát triển thị trường tín dụng nông nghiệp và nông thôn: Kinh nghiệm Trung Quốc và thực tiễn ở Việt Nam, [trực tuyến] http:www.sbv.gov.vn

17. Trần Lê Hữu Nghĩa (2010), nhânlực, Đại học Cần Thơ 18. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2008), Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng

thể phát triển kinh tế - xã hội Huyện Định Hoá đến năm 2020.

19. Ủy ban nhân dân huyện Định Hóa (2010) Quyết định số 113/QĐ-UB phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến 2020.

20. Ủy ban nhân dân huyện Định Hóa (2014) Báo cáo tổng kết công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010-2014.

21. Nguyễn Thị Hải Vân (2005), "Các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội tác động đến kết quả giải quyết việc làm", Tạp chí Lao động và xã hội, số 265, tr7 22. Đỗ Văn Xê (1996), Xác suất thống kê, NXb Thống kê.

23. Website: http://sokhcn.angiang.gov.vn/wps/wcm/connect/

24. Wesite: http://www.mpi.gov.vn/portal/page/portal

25. Website: http://www.vinhphuc.vn/ct/cms/Convert/nghiquyet37

II. Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh

26. International labour Organization,(2009), Training and employment oppotunities to address poverty to among rural youth: A synthesis report.

27. Kay Vittee (2011), Skills training is the key to job creation [Trực tuyến].

http://proquest.umi.com/pqdweb?did=2312909821&sid=1&Fmt=3&clientId= 106089&RQT=309&VName=PQD.

28. Lane Kenworthy & Bernhard Kittel (2003), Indicator of Social Dialouge: Conceipt and Measurements,ILO,Geneva,Switzeland [Trực tuyến]. http://pa pers. ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=1554714.

29. Mohamad Yonus (2002), Creating a World without Poverty: Social Business and the future of capitalism, Nobel prize on micro credit, Stockholm library, Sweden.

30. People'daily online, China to Create More Jobs for Rural Workers [trực tuyến]http://english.people.com.cn/200202/27/eng20020227_91076.shtml 31. United nations- research institute for social development [Trực tuyến]

PHỤ LỤC Phụ lục 1:

PHIẾU ĐIỀU TRA

(Huyện Định Hóa- tỉnh Thái Nguyên)

Đối tƣợng: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động: nữ 15t-54t; nam 15t-59t

I. Thông tin tổng quát

1. Họ và tên:...

2. Bản(làng):...3.xã:... 4.Dân tộc...5 Tuổi:...6.Giới tính  (Nam ghi 1, nữ ghi 0). 7. Trình độ văn hoá :...

II. Thông tin tuyên truyền về chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn

(1-Kém; 2-yếu; 3-Trung bình; 4-Tốt;5- Rất tốt

Chỉ tiêu Đánh giá

1 2 3 4 5

8 Anh/chị đã từng nghe/xem các thông tin về chƣơng trình đào tạo nghề cho LĐNT chƣa?

9 Tại địa phƣơng (Thôn, xóm) thông tin tuyên truyền về lĩnh vực này ?

10 Anh/chị nắm rõ các ngành nghề chƣơng đào tạo nghề cho LĐNT tại Huyện không?

11 Thông tin về ngành nghề đào tạo nông nghiệp 12 Thông tin về ngành nghề đào tạo phi nông nghiệp

III. Đánh giá về nội dung chƣơng trình đào tạo nghề cho LĐNT đang triển khai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 96)