Cơ sở thực tiễn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 31)

5. Bố cục luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn

1.2.1. Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn của một số nước trên thế giới

1.2.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc với dân số năm 2014 là khoảng 1,36 tỷ dân trong đó gần 900 triệu là nông dân trong những năm gần đây đã đạt đƣợc một số thành tựu đáng kể về mặt giải quyết việc làm nông thôn. Những năm 90 ƣớc tính Trung Quốc có 100-120 triệu lao động nông thôn thiếu việc làm, hàng năm con số này lại đƣợc cộng thêm từ 6-7 triệu ngƣời. Vấn đề đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Trung Quốc đa dạng và phức tạp hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới.

Những năm gần đây Trung Quốc đƣợc coi là công xƣởng của thế giới với các ƣu thế nhƣ chi phí nhân công thấp, chính sách đãi ngộ thu hút đầu tƣ,… Nền kinh tế nông nghiệp chủ công trong thế kỷ 20 đã và đang chuyển dần sang nền kinh tế nông nghiệp và dịch vụ. với mức bình quân khoảng 100-120 triệu lao động nông thôn thiếu việc làm và con số này hàng năm cộng thêm khoảng 7-8 triệu ngƣời. Để giải quyết thực này, trong thời gian qua, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã đƣợc quốc gia này đặc biệt chú trọng.

Lao động nông thôn Trung Quốc có trình độ thấp và phần lớn chƣa qua đào tạo. Theo số liệu điều tra năm 2004, lực lƣợng lao động nông thôn ở Trung Quốc có trình độ học vấn dƣới trung học cơ sở chiếm 87,04%, trung học, giáo dục trung cấp chiếm 12,18%, cao đẳng hoặc giáo dục cao hơn chỉ có 0,77%. Về đào tạo nghề nghiệp, theo số liệu của Bộ Giáo dục Trung Quốc, lực lƣợng lao động nông thôn đƣợc đào tạo chính qui trong giáo dục nghề nghiệp và kỹ thuật chỉ chiếm 3,4%, đã đƣợc tập huấn giáo dục nghề nghiệp và kỹ thuật chiếm 0,13%, đã đào tạo ngắn hạn 20%, đào tạo kỹ năng chuyên sâu chỉ chiếm 9,1%, và con số không đƣợc đào tạo chiếm 76,47%. Nhƣng nhu cầu tuyển dụng lao động của nƣớc này đòi hỏi tƣơng phản với thực trạng. Theo khảo sát của Bộ Lao động nƣớc này, 87,7% các vị trí lao động mới cần tuyển đòi hỏi trình độ trung học cơ sở trở lên, trong đó 23,8% các công việc đòi hỏi trình độ trung học hoặc giáo dục đại học; và 37,3% của những công việc đòi hỏi nhiều hơn so với mức ban đầu của ngƣời lao động kỹ

năng, trong đó 9,2% của các công việc đòi hỏi công nhân phải đạt trình độ trung cấp nghề trở lên.

Chủ trƣơng của Chính phủ Trung Quốc là triển khai song song các chƣơng trình tạo việc làm và đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Chính phủ Trung Quốc đã trải qua quá trình thử nghiệm, tìm kiếm giải pháp để tạo việc làm: Các chƣơng trình đã thực hiện nhƣ chƣơng trình di dân “Đại khai hoang” với các khẩu hiệu “Chí lớn để ở cao nguyên”, “Xây dựng quê hƣơng thứ hai”… nhƣng các giải pháp này vẫn không không giải quyết đƣợc tận gốc vấn đề. Theo quan điểm của các chuyên gia kinh tế, thực chất các chƣơng trình đã triển khai vẫn mang nặng quan điểm “Ly hƣơng bất ly nông” do vậy cùng với tốc độ gia tăng dân số, sức ép giải quyết việc làm nông thôn Trung Quốc ngày càng tăng.

Để khắc phục mặt trái này, quan điểm “ly nông bất ly hƣơng” đƣợc đƣa vào trong các chiến lƣợc kinh tế. Quan điểm về kinh tế nông thôn trƣớc đây coi là kinh tế “đơn nghiệp” hiện nay đƣợc xem xét theo hƣớng “đa nghiệp, đa doanh, đa phƣơng, đa dạng”. Nhà nƣớc chủ trƣơng khai thác nguồn lực lao động nông thôn không chỉ làm nông nghiệp đơn thuần mà còn phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển các ngành nghề tại địa phƣơng, phát triển thị trƣờng nội địa.

Với chủ trƣơng nhƣ trên, trong những năm qua ở nông thôn đã hình thành hàng chục vạn doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tổ hợp hƣơng trấn sản xuất… với các ngành nghề kinh doanh đa dạng bao trùm cả lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Khối doanh nghiệp này đã thu hút đƣợc 40-60% lực lƣợng lao động dôi dƣ trong nông nghiệp (http://english.people.com.cn).

Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc cho phép và khuyến khích phát triển các doanh nghiệp dịch vụ việc làm. Số lƣợng doanh nghiệp đến quý 1 năm 2011 đã xấp xỉ 10 vạn và khoảng 35 vạn chi nhánh trên toàn quốc. Các doanh nghiệp này đã đào tạo và xắp xếp việc làm cho khoảng 18 triệu lao động (từ 1979 - đến quý 1/2011).

Lao động nhàn rỗi, dƣ thừa ở nông thôn đƣợc điều tiết chủ yếu thông qua hệ thống mạng lƣới các công ty dịch vụ việc làm. Kinh nghiệm thành công của các công ty dịch vụ việc làm Trung Quốc là chú trọng đào tạo nghề và đào tạo lại nghề cho những ngƣời tìm việc để họ sẵn sàng làm việc. Cùng với việc phát triển hệ thống doanh nghiệp tại địa phƣơng và khai thác đào tạo lao động tại chỗ đã giải quyết đƣợc 40-60% lao động dôi dƣ, nhàn rỗi.

Chính phủ Trung Quốc cho rằng có hai cách chính để chuyển đổi lao động dƣ thừa trong nông thôn: Một là chuyển đổi ngành nghề sang các ngành công nghiệp và dịch vụ ở các vùng nông thôn, hai là chuyển đến các thành phố.

Cách thứ nhất đã đƣợc giải quyết thông qua các giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ song hành cùng với hệ thống các công ty dịch vụ việc làm nhƣ đã nêu trên.

Cách thứ hai đƣợc giải quyết theo hƣớng phát triển các khu đô thị ở các địa phƣơng. Xây dựng các đô thị quy mô vừa và nhỏ để giảm bớt lao động nhập cƣ ở các thành phố lớn. Các đô thị mới đƣợc thành lập ở các vùng nông thôn thúc đẩy nhu cầu về phát triển công nghiệp nông thôn, phát triển các dịch vụ giải trí, giáo dục và thông tin. Do vậy đã thay đổi nhận thức về đô thị của ngƣời nông dân, họ không quan tâm nhiều đến quy mô của đô thị là lớn hay nhỏ nhƣ trƣớc. Ngoài ra, phát triển các đô thị nhỏ còn mang đến cuộc sống sung túc cho các vùng nông thôn và hiện đại hóa lối sống của ngƣời nông dân.

Bên cạnh đó, các chính sách tài chính tín dụng "tam nông" đã góp phần giải quyết việc làm nông thôn. Trung Quốc chủ trƣơng kích cầu nội địa theo hƣớng gia tăng nhu cầu ở nông thôn. Tăng thêm đầu tƣ, trợ cấp, những hỗ trợ về tài chính và chính sách “tam nông” tập trung vào các mục tiêu giữ vững vai trò của nhà nƣớc trong phát triển nông nghiệp nông thôn, hỗ trợ nông dân bảo vệ quyền lợi và hòa nhập vào đời sống đô thị, đa dạng hóa nguồn vốn đầu tƣ cho nông nghiệp và nông thôn, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

Năm 2010, Trung Quốc đang từng bƣớc chuyển đổi từ mô hình tăng trƣởng chủ yếu dựa vào đầu tƣ và xuất khẩu, sang mô hình tăng trƣởng dựa cả vào xuất khẩu, lẫn nhu cầu trong nƣớc. Các chính sách tạo việc làm cho lao động nông thôn cũng chú trọng hơn đến mở rộng nhu cầu trong nƣớc, nhất là nhu cầu tiêu dùng, tăng trƣởng việc làm, cải thiện hệ thống an sinh xã hội, điều chỉnh cơ cấu phân phối thu nhập quốc gia, tăng thu nhập cho tầng lớp có thu nhập thấp và trung bình (Nguyễn Minh Phong, 2011).

Bên cạnh đó, Trung Quốc triển khai một số biện pháp hiệu quả để thực hiện chƣơng trình đó là xây dựng cơ chế hợp tác giữa các nhà trƣờng với các đơn vị xí nghiệp, tiến hành bồi dƣỡng đào tạo theo nhu cầu sử dụng lao động của các đơn vị xí nghiệp, mở rộng quyền tự chủ của các trƣờng và học viện dạy nghề. Cơ quan tài chính trung ƣơng Trung Quốc tập trung nguồn lực để đẩy mạnh đầu tƣ kinh phí cho

công tác đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ nhân tài kỹ thuật cao. Trong khi đó các đơn vị xí nghiệp phải dành một khoản kinh phí cho giáo dục đào tạo tại chỗ theo quy định của Nhà nƣớc.

Trung Quốc chú trọng thực thi sách lƣợc đào tạo nghề cho nông dân. Kết quả đạt đƣợc rất tích cực và thể hiện rõ các đặc trƣng sau: tính xã hội hóa, tính kế hoạch chuyên nghiệp, tính thực tiến và hiệu quả cao.

Bài học rút ra cho Việt Nam: Triển khai đồng thời các chƣơng trình giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Chú trọng sách lƣợc giải quyết việc làm tại chỗ “Ly nông bất ly hƣơng”. Xã hội hóa hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chú trọng đào tạo và đào tạo lại thông qua các doanh nghiệp dịch vụ việc làm, đào tạo theo nhu cầu sử dụng của đơn vị xí nghiệp,…

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan là quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á, Đặc điểm sản xuất nông nghiệp có nhiều điểm tƣơng đồng với nƣớc ta. Lao động nông nghiệp ở Thái Lan vẫn chiếm tỷ lệ lớn đến tới 60% mặc dù ngành nông nghiệp chỉ chiếm 10% GDP. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa không đồng đều nông thôn và thành thị. Lúa là cây trồng quan trọng nhất của Thái Lan và cho quốc gia này hàng tỷ USD/năm. Tốc độ tăng trƣởng GDP 7,8% (2010) giúp Thái Lan trở thành nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Á. Tình trạng thất nghiệp theo mùa vụ và thu nhập thấp là phổ biến đối với lao động nông thôn.

Chính phủ Thái Lan đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách phát triển nông thôn từ rất sớm. Các chƣơng trình kế hoạch 5 năm phát triển nông thôn đã đƣợc triển khai từ những năm 1970. Các chƣơng trình đã triển khai gồm:

- Chƣơng trình phát triển xã: Mục tiêu của chƣơng trình là giúp đỡ nông dân tự tạo việc làm, tăng thu nhập thông qua các chƣơng trình xây dựng hạ tầng cơ sở do Ngân sách nhà nƣớc chi trả nhƣ đào kênh mƣơng, xây dựng các hồ đập nhỏ...;

- Chƣơng trình tạo việc làm nông thôn: Tạo thu nhập cho nông dân sau kỳ thu hoạch, tạo việc làm thông qua các dự án xây dựng các công trình công cộng.

- Chƣơng trình phát triển cộng đồng: Mục tiêu quan trọng của chƣơng trình nhằm nâng cao khả năng tự quản lý và phát triển cộng đồng nông thôn.

Thái Lan chủ trƣơng đẩy mạnh công nghiệp nông thôn, đây đƣợc coi là nhân tố quan trọng giúp cho Thái Lan giải quyết việc làm tại chỗ nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nông dân. Chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các công việc sau:

Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, xem xét đầy đủ các nguồn tài nguyên, xem xét những kỹ năng truyền thống, nội lực tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị, tập trung phát triển các ngành mũi nhọn nhƣ sản xuất hàng nông thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nƣớc.

Thái Lan chủ trƣơng đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn thông qua việc đẩy mạnh công nghiệp chế biến thực phẩm nhờ một số chính sách sau:

+ Chính sách ƣu tiên phát triển nông nghiệp với mục đích nâng cao chất lƣợng các mặt hàng nông sản gạo, dứa, tôm sú, cà phê bằng một chƣơng trình “Mỗi làng một sản phẩm” (One tambon, One product - OTOP) tức là mỗi làng làm ra một sản phẩm tiêu biểu, đặc trƣng và có chất lƣợng cao. Chƣơng trình này trung bình 06 tháng đem lại cho nông dân khoảng 84,2 triệu USD lợi nhuận. Bên cạnh chƣơng trình trên chính phủ Thái Lan cũng thực hiện chƣơng trình “Quỹ Làng” (Village Fund Progam) nghĩa là mỗi làng sẽ nhận đƣợc một triệu baht từ chính phủ để cho dân làng vay mƣợn. Khoảng 75.000 ngôi làng ở Thái Lan đƣợc nhận khoản vay này.

+ Chính sách đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm: Chính phủ Thái Lan đã phát động chƣơng trình: “Thái Lan là bếp ăn của thế giới” với mục đích khuyến khích các nhà chế biến và nông dân có những hành động thiết thực có hiệu quả để kiểm soát chất lƣợng vệ sinh thực phẩm đảm bảo cho xuất khẩu và ngƣời tiêu dùng (sokhcn.angiang.gov.vn/wps/wcm/connect/.../040912.doc).

Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của Thái Lan, Nhà nƣớc chủ trƣơng phát triển kinh tế du lịch nhằm giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn (chiếm 5%GDP), nhân lực phục vụ ngành công nghiệp du lịch chủ yếu sử dụng lao động nông thôn.

Phát triển mô hình hợp tác xã trong nông nghiệp giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn. Năm 2001, Thái Lan có 5.611 HTX các loại với hơn 8 triệu xã viên, trong đó có 3.370 HTX nông nghiệp với hơn 4 triệu xã viên.

Để tạo điều kiện cho khu vực HTX phát triển và khuyến khích xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan đã ban hành nhiều chính sách thiết thực nhƣ chính sách giá, tín dụng nhằm khuyến khích nông dân phát triển sản xuất. Mục tiêu của chính sách giá cả là: Đảm bảo chi phí đầu vào hợp lý để có giá bán ổn định cho ngƣời tiêu dùng, đồng thời góp phần làm ổn định giá nông sản tại thị trƣờng trong nƣớc, giữ giá trong nƣớc thấp hơn giá thị trƣờng thế giới, khuyến khích xuất khẩu (http://www.mpi.gov.vn/portal/page/portal/bkhdt/1410389/1414059).

Bài học cho Việt Nam: Phát triển các chƣơng trình tự tạo việc làm, đẩy mạnh công nghiệp nông thôn và công nghiệp chế biến thực phẩm để giải quyết việc làm tại chỗ có gắn với đào tạo nghề. Phát triển cơ sở hạ tầng (kênh mƣơng, đƣờng giao thông,…) tại nông thôn. Duy trì vai trò của nhà nƣớc trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Phát triển các mô hình doanh nghiệp nông nghiệp để giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn. Khai thác các tiềm năng du lịch để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, phát triển các sản phẩm làng nghề truyền thống để tạo thu nhập và giải quyết việc làm tại chỗ.

1.2.2. Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở một số địa phương trong nước trong nước

Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1.231 km2, phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp Hà Nội, phía Đông giáp 2 huyện Sóc Sơn và Đông Anh - Hà Nội, dân số năm 2014 khoảng 1,04 triệu ngƣời, có 7 dân tộc anh, em sinh sống trên địa bàn tỉnh gồm: Kinh, Sán Dìu, Nùng, Dao, Cao Lan, Mƣờng. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính: 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện; 137 xã, phƣờng, thị trấn.

Mục tiêu của Tỉnh là đến 2020 về cơ bản là tỉnh công nghiệp, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 9 khu công nghiệp, tổng diện tích 2.284 ha do vậy nhu cầu đào tạo và cung cấp nguồn lao động phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Tỉnh là rất lớn. Tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt coi trọng đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Đối với lao động nông thôn thuộc diện phải thu hồi đất dành cho phát triển công nghiệp, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành xây dựng “Đề án đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động một số xã thuộc huyện Bình Xuyên và huyện Tam Dƣơng sau thu hồi đất phát triển công nghiệp và các công trình công cộng giai đoạn 2008-2010”; xây dựng kế hoạch dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho ngƣời nghèo trong độ tuổi lao động thuộc 17 xã nghèo vùng khó khăn trong tỉnh có nhu cầu học nghề hoặc chuyển đổi nghề phù hợp.

Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tỉnh Vĩnh Phúc đã cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 37 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012 - 2015. Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết, công tác tuyển sinh,

dạy nghề đạt trên 75% kế hoạch đề ra. Các cơ sở đào tạo nghề tuyển mới trên 46.600 học viên ở tất cả các hệ đào tạo từ sơ cấp đến cao đẳng nghề. Trong đó, có trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 31)