Đặc điểm và tình hình sử dụng tài nguyên đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 56)

5. Bố cục luận văn

3.1.4. Đặc điểm và tình hình sử dụng tài nguyên đất đai

Dựa trên cơ sở tài nguyên đất và bản đồ thổ nhƣỡng, huyện Định Hoá có 6 nhóm đất với 11 loại đất chính gồm:

- Nhóm đất: Có 6 nhóm gồm nhóm đất phù sa (Fluvisols), nhóm đất dốc tụ

(Gleysois), nhóm đất đen và nâu thẫm (Luvisois), nhóm đất vàng xám (Acrisols), nhóm đất đỏ và nâu vàng (Ferralsols) và nhóm đất mới biến đổi (Cambisols).

* Loại đất: Có 11 loại đất cụ thể nhƣ sau:

+ Đất phù sa không đƣợc bồi: Phân bố dọc theo các triền sông, tập trung ở các xã: Lam Vỹ, Kim Phƣợng, Tân Dƣơng, thị trấn Chợ Chu, Đồng Thịnh, Bảo Cƣờng. Đây là loại đất tốt, thích hợp cho trồng lúa và hoa màu ngắn ngày.

+ Đất phù sa ngòi suối: Phân bố dọc theo triền suối, là loại đất tốt có thành phần cơ giới nhẹ, có phản ứng chua đến ít chua, hàm lƣợng mùn từ trung bình đến nghèo, rất thích hợp với việc trồng lúa và hoa màu. Phân bố tập trung ở các xã: Lam Vỹ, Phúc Chu, Kim Sơn, Điềm Mặc, Phú Tiến, Sơn Phú, Phú Đình, Bình Thành.

+ Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Phân bố dọc theo các khe suối và các thung lũng đá vôi, độ phì tƣơng đối khá, có phản ứng chua. Hiện nay phần lớn diện tích này đã đƣợc sử dụng trồng cây công nghiệp, phân bố ở hầu hết các xã.

+ Đất nâu đỏ trên đá Macma trung tính và Bazơ: Đây là loại đất khá tốt, giàu dinh dƣỡng, kết cấu xốp, thành phần cơ giới nặng, ít chua. Đất rất thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả, ở những nơi độ dốc lớn thích hợp với việc trồng cây lâm sản ngoài gỗ dƣợc liệu. Loại đất này phân bố tập trung chủ yếu ở các xã: Linh Thông, Lam Vỹ, Bảo Linh, Trung Hội, Sơn Phú, Bình Thành.

+ Đất đỏ vàng trên đá biến chất: Cấu trúc tơi xốp, thành phần cơ giới thịt nặng đến sét, có tính chua. Hiện nay đất này chủ yếu đƣợc trồng rừng, phân bố ở các xã: Quy Kỳ, Tân Thịnh, Tân Dƣơng, Phƣợng Tiến, Bộc Nhiêu.

+ Đất đỏ vàng trên đá phiến thạch: Kém tơi xốp, tính chua, có thành phần cơ giới từ trung bình đến thịt nặng. Hiện nay đất này chủ yếu là trồng rừng, phân bố ở hấu hết các xã.

+ Đất vàng đỏ trên đá Macma axit: Cấu trúc tơi xốp, tính chua, thành phần cơ giới thịt nặng đến sét, thích hợp với nhiều loại cây khác nhau nhƣ: chè, ngô, lúa, sắn,… phân bố ở hầu hết các xã.

+ Đất vàng nhạt trên đá cát: Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, đất cứng chặt, không có kết cấu, giữ ẩm kém, nghèo dinh dƣỡng. Hiện trạng chủ yếu là rừng cây bụi và rừng tái sinh, phân bố tập trung ở các xã: Bảo Linh, Thanh Định, Định Biên, Bình Thành.

+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, có phản ứng chua, nghèo dinh dƣỡng, thích hợp trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Phân bố rải rác ở các xã.

+ Đất mùn vàng đỏ trên đá Macma axit: Cấu trúc tơi xốp, tính chua, hàm lƣợng dinh dƣỡng khá, phân bố tập trung ở xã Phú Đình.

+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: có hàm lƣợng dinh dƣỡng khá, hiện đang sử dụng trồng lúa, phân bố ở các xã: Bình Yên, Thanh Định, Sơn Phú, Phú Đình, Bình Thành (Ủy ban nhân dân tỉnh Thái nguyên, 2008).

Tóm lại, tài nguyên đấtđai của huyện Định Hoá tƣơngđối phong phúvà đa dạng, đây là yếu tố quan trọng để đẩy mạnh đa dạng về chủng loại cây trồng. Tuy nhiên các trở ngại lớn là đất đai phân bố rải rác, độ dốc cao trên 250 chiếm khoảng 40% dễ bị rửa trôi xói mòn, diện tích có tầng đất mỏng, đất chua, nghèo lân, kali... khá lớn chiếm khoảng 65% tổng diện tích đất. Để đẩy mạnh sản xuất nhằm tăng thu nhập cho hộ nông dân, giải quyết việc làm tại chỗ cho ngƣời dân thì việc khai thác sử dụng đất nông nghiệp tại địa bàn Huyện phải đặc biệt chú trọng các đặc điểm nêu trên.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Định Hoá giai đoạn 2012-2014

Đvt: ha STT Loại đất 2012 2013 2014 Tăng(+); giảm(-) 2013/ 2012 2014/ 2013 TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 52970 52970 52970 0 0 1 Đất Nông nghiệp 10836 10837 10842 1 5 Đất trồng cây hàng năm 6448 6449 6452 1 3 Đất trồng lúa 5594 5594 5594 0 0

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 1 1 1 0 0

Đất trồng cây hàng năm khác 852 852 857 0 5

Đất trồng cây lâu năm 4388 4388 4390 0 2

2 Đất Lâm nghiệp (Diện tích đất có rừng) 33540 32535 32029 -1005 -506

3 Đất ở 1780 1780 1780 0 0 Đất ở nông thôn 1722 1722 1722 0 0 Đất ở thành thị 58 58 58 0 0 4 Đất chuyên dùng 1972 1982 1985 10 3 5 Đất chƣa sử dụng 4842 5836 6334 994 498 Đất bằng chƣa sử dụng 182 175 172 -7 -3

Đất đồi núi chƣa sử dụng 1180 2173 2672 993 499

Núi đá không có rừng cây 2318 2318 2318 0 0

Đất đai là tƣ liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, sự biến động của tình hình sử dụng quỹ đất ảnh hƣởng tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội tại địa bàn. Sự tăng giảm của quỹ đất nông nghiệp gắn liền với sự biến động của dân số, việc làm trên địa bàn Huyện.

Số liệu cho thấy giai đoạn 2012-2014 tình hình sử dụng quỹ đất nông nghiệp không có nhiều biến động lớn, năm 2013 tăng 1,0 ha so với 2012, năm 2014 tăng tiếp 5,0 ha so với 2013 nâng số diện tích đất nông nghiệp tăng giai đoạn 2012-2014 là 6,0 ha.

Đất lâm nghiệp có rừng có xu hƣớng giảm mạnh, năm 2013 giảm 1005 ha so với 2012. Năm 2014 giảm 506 ha so với 2013 nâng tổng số diện tích đất nông nghiệp giảm giai đoạn 2012-2014 là 1511 ha. Diện tích đất lâm nghiệp có rừng giảm tập trung ở số diện tích rừng trồng do ngƣời dân chuyển đổi từ cây lâm nghiệp sang cây công nghiệp dài ngày, điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế vật nuôi cây trồng trên địa bàn Huyện. Tuy nhiên số liệu thống kê cho thấy diện tích đất đồi núi chƣa sử dụng tăng lên chứng tỏ xu thế chuyển đổi cây trồng từ cây lâm nghiệp rừng trồng sang cây công nghiệp dài ngày triển khai trên địa bàn huyện chƣa đƣợc triển khai đồng bộ và triệt để.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 56)