Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở một số địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 40)

5. Bố cục luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở một số địa

trong nước

Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1.231 km2, phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp Hà Nội, phía Đông giáp 2 huyện Sóc Sơn và Đông Anh - Hà Nội, dân số năm 2014 khoảng 1,04 triệu ngƣời, có 7 dân tộc anh, em sinh sống trên địa bàn tỉnh gồm: Kinh, Sán Dìu, Nùng, Dao, Cao Lan, Mƣờng. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính: 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện; 137 xã, phƣờng, thị trấn.

Mục tiêu của Tỉnh là đến 2020 về cơ bản là tỉnh công nghiệp, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 9 khu công nghiệp, tổng diện tích 2.284 ha do vậy nhu cầu đào tạo và cung cấp nguồn lao động phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Tỉnh là rất lớn. Tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt coi trọng đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Đối với lao động nông thôn thuộc diện phải thu hồi đất dành cho phát triển công nghiệp, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành xây dựng “Đề án đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động một số xã thuộc huyện Bình Xuyên và huyện Tam Dƣơng sau thu hồi đất phát triển công nghiệp và các công trình công cộng giai đoạn 2008-2010”; xây dựng kế hoạch dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho ngƣời nghèo trong độ tuổi lao động thuộc 17 xã nghèo vùng khó khăn trong tỉnh có nhu cầu học nghề hoặc chuyển đổi nghề phù hợp.

Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tỉnh Vĩnh Phúc đã cụ thể hóa bằng Nghị quyết số 37 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012 - 2015. Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết, công tác tuyển sinh,

dạy nghề đạt trên 75% kế hoạch đề ra. Các cơ sở đào tạo nghề tuyển mới trên 46.600 học viên ở tất cả các hệ đào tạo từ sơ cấp đến cao đẳng nghề. Trong đó, có trên 18.300 lƣợt ngƣời học nghề đƣợc hỗ trợ với tổng kinh phí gần 48,5 tỷ đồng; tổ chức gần 1.140 lớp bồi dƣỡng kiến thức nghề ngắn hạn và dài hạn cho trên 107.000 lao động với kinh phí hỗ trợ hơn 10,3 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho 66.920 lao động (http://www.vinhphuc.vn/ct/cms/Convert/nghiquyet37/Lists/ketqua/View_Detail.aspx).

Tỉnh Vĩnh Phúc chủ trƣơng đẩy mạnh hỗ trợ đối tƣợng học nghề và nhiều khoản chi phí nhƣ: Chi phí học tập, sách vở đồ dùng học tập, hỗ trợ tiền ăn,… Theo thời gian thực học, nhƣng không quá 6 tháng đối với học nghề sơ cấp; không quá 01 tháng đối với học nghề ngắn hạn; không quá 10 ngày đối với tập huấn, bồi dƣỡng nghề.

Để nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề, củng cố và phát triển mạng lƣới các cơ sở dạy nghề là nhiệm vụ quan trọng. Hiện nay, toàn tỉnh có 47 cơ sở dạy nghề, trong đó có 4 trƣờng Cao đẳng, 3 trƣờng Trung cấp, 14 Trung tâm dạy nghề, 10 trƣờng Trung học chuyên nghiệp và 16 cơ sở dạy nghề. Tỉnh Vĩnh Phúc chủ trƣơng hỗ trợ các đơn vị đào tạo gồm các khoản nhƣ: Hỗ trợ kinh phí đào tạo, nâng cao kiến thức cho giáo viên làm công tác giáo dục hƣớng nghiệp, phân luồng 3 triệu đồng/giáo viên/năm. Mỗi trƣờng trung học phổ thông có 2 giáo viên hƣớng nghiệp; mỗi trƣờng trung học cơ sở có 1 giáo viên hƣớng nghiệp đƣợc đào tạo hàng năm. Hỗ trợ đầu tƣ trang thiết bị dạy nghề, đầu tƣ kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề công lập: 20 tỷ đồng/năm.

Triển khai song song các hoạt động hỗ trợ giải quyết việc làm nhƣ: ngƣời có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp đƣợc vay tối đa 100 triệu đồng và hỗ trợ 100% lãi suất vay trong 12 tháng đầu. Tự tạo việc làm mới tại chỗ đƣợc vay tối đa 30 triệu đồng...

Trong giai đoạn 2011-2014 tỉnh Vĩnh Phúc chủ trƣơng đẩy mạnh đào tạo nghề nhóm ngành phi nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu lao động tại chỗ, giai đoạn 2014 trở đi triển khai song song nhóm ngành nghề đào tạo nông nghiệp và phi nông nghiệp.

1.2.2.2. Kinh nghiệm của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

Phú Lƣơng là huyện miền núi, nằm ở vùng phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên. Huyện lỵ đặt tại thị trấn Đu, cách trung tâm T.P Thái Nguyên 22km về phía Bắc. Phú Lƣơng có 16 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị trấn và 14 xã.

Huyện Phú Lƣơng chủ trƣơng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hƣớng mở rộng các hình thức liên kết: Mở rộng liên kết đào tạo giữa các cơ sở đào tạo trong huyện, trong tỉnh và ngoài tỉnh. Mở rộng liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề với các tổ chức quốc tế thông qua các chƣơng trình, dự án… Liên kết với các cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh để thống nhất nội dung đào tạo, chƣơng trình đào tạo, phát huy thế mạnh của địa phƣơng, đồng thời tranh thủ kinh nghiệm, thế mạnh về kỹ thuật, công nghệ của các cơ sở đào tạo khác. Liên kết cơ sở đào tạo nghề với các đơn vị sản xuất kinh doanh.

Dạy nghề cho lao động nông thôn phải gắn liền giữa lý thuyết và thực hành, đảm bảo mục đích ngƣời lao động phải học lý thuyết và làm đƣợc. Đẩy mạnh xã hội hoá công tác dạy nghề trên cơ sở đa dạng hoá các loại hình dạy học, liên thông giữa các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề nhằm đa dạng hoá ngành nghề và cấp độ, đáp ứng nhu cầu tìm việc và tự tạo việc làm cho ngƣời lao động nông thôn.

Chƣơng trình đào tạo nghề của Huyện có các đặc điểm nổi bật gồm:

* Đào tạo nghề gắn với định hướng phát triển kinh tế- xã hội địa phương:

Huyện Phú Lƣơng chủ trƣơng gắn liền hoạt động đào tạo nghề với quy hoạch phát triển kinh tế của Huyện. Đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp sản xuất các ngành chế biến nguyên vật liệu có sẵn, tại chỗ nhƣ chế biến nông, lâm sản. Đào tạo nghề gắn với phát triển các ngành thủ công nghiệp và xây dựng, các ngành sản xuất những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống ở nông thôn: Cụ thể nhƣ ngành khai thác quặng titan, than, hay hình thành những cụm sản xuất cơ khí ở các thị trấn, sản xuất máy móc nông nghiệp.

Quy hoạch chƣơng trình xây dựng nông thôn mới của Huyện tập trung vào các thế mạnh của địa phƣơng nhƣ phát triển làng nghề truyền thống, dịch vụ cơ khí nông nghiệp, cơ khí mỏ, khai thác khoáng...; Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại Huyện luôn gắn liền với các thế mạnh của địa phƣơng để góp phần giải quyết việc làm tại chỗ tăng thu nhâp, cải thiện đời sống cho ngƣời dân.

* Đào tạo nghề gắn với nhu cầu sử dụng lao động của các khu vực lân cận:

Huyện Phú Lƣơng có nguồn lao động dồi dào tập trung ở khu vực nông thôn. Trong khi nền kinh tế của huyện chƣa đủ khả thu hút hết lực lƣợng lao động đó. Huyện Phú Lƣơng nằm trong vùng có môi trƣờng đầu tƣ khó khăn, số doanh nghiệp phát triển chậm nên thị trƣờng lao động còn dƣ thừa.

1.2.2.3. Kinh nghiệm của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên

Đồng Hỷ là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên. Huyện lỵ đặt tại thị trấn Chùa Hang, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 3 km về phía đông bắc. Đồng Hỷ có tổng diện tích tự nhiên 520.59km2. huyện Đồng Hỷ có 20 đơn vị hành chính (17 xã, 3 thị trấn).

Triển khai chƣơng trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Ban Thƣờng vụ Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Đồng Hỷ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án, Đồng thời, huyện cũng quan tâm tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách và tƣ vấn học nghề cho ngƣời lao động, bên cạnh đó huyện cũng thƣờng xuyên khảo sát nhu cầu học nghề và chú trọng đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất lĩnh vực dạy nghề.

Do đặc điểm địa lý gần trung tâm Thành phố Thái Nguyên, về nông nghiệp huyện là đầu mối chiếm ƣu thế cung cấp nông sản, rau quả... phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của Thành phố, về công nghiệp, dịch vụ huyện có ƣu thế địa lý cung cấp nguồn lực tại chỗ cho các nghành nghề công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn huyện và các vùng lân cận. Phát huy các lợi thế sẵn có Đảng bộ, Chính quyền huyện Đồng Hỷ chủ trƣơng đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Triển khai đồng thời đào tạo ngành nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp, tuy nhiên giai đoạn đầu thực hiện chƣơng trình ƣu tiên đào tạo ngành nghề nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, giai đoạn tiếp theo căn cứ nhu cầu thực tế sẽ điều chỉnh cho phù hợp.

Giai đoạn 2011 - 2013, huyện Đồng Hỷ đã đào tạo nghề cho khoảng trên 3.600 lao động, trong đó khoảng 40% là ngƣời dân tộc thiểu số; đào tạo, bồi dƣỡng trình độ nghiệp vụ, quản lý cho gần 280 cán bộ, công chức cấp xã.

Kinh nghiệm triển khai của Huyện cho thấy những bất cập trong hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn thƣờng xuyên gặp phải: Các đơn vị dạy nghề chƣa thực sự quan tâm đến chất lƣợng đào tạo nghề; thiếu kinh phí hỗ trợ khảo sát nhu cầu học nghề nên số liệu đăng ký học nghề còn thiếu chính xác; trƣớc đào tạo một số xã chƣa định hƣớng cho lao động học nghề; một số lao động học nghề phi nông nghiệp sau khi học xong chƣa giải quyết đƣợc việc làm.

Chƣơng trình đào tạo nghề của Huyện có các đặc điểm nổi bật:

* Đào tạo nghề với phát triển công nghiệp - dịch vụ: Quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của Huyện tập trung chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ ở nông thôn, đẩy mạnh phát

triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên cơ sở liên kết công nghiệp chế biến ở địa phƣơng với các địa phƣơng khác. Hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm cung cấp lao động tại chỗ cho các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn và các vùng lân cận.

* Đào tạo nghề gắn với quy hoạch chương trình xây dựng nông thôn mới:

Chƣơng trình tổng thể bao gồm các đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho ngƣời dân; đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu... Các chƣơng trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn liền với các chƣơng trình xây dựng nông thôn mới góp phần giải quyết việc làm tại chỗ, tăng khả năng tự tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho ngƣời dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 40)