Quá trình hình thành CPTPP

Một phần của tài liệu 035 ảnh hưởng của việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu của việt nam khi tham gia hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương,khoá luận tốt nghiệp (Trang 33 - 37)

a) Sự hình thành CPTPP

*) Quá trình hình thành CPTPP từ TPP và sự tham gia của các quốc gia: -Quá trình hình thành CPTPP từ TPP:

“TPP là Hiệp định thương mại tự do (FTA) được đàm phán từ tháng 3/2010, bao gồm 12 nước thành viên là Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam. TPP được chính thức ký ngày 4/2/2016 và được dự kiến sẽ có hiệu lực từ 2018. Tuy nhiên, đến tháng 1/2017, Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi TPP, khiến TPP không thể đáp ứng điều kiện có hiệu lực như dự kiến ban đầu.

Tháng 5/2017, 11 nước thành viên còn lại của TPP quyết định sẽ tiếp tục TPP theo hình thức thích hợp, dù không có Hoa Kỳ. Tháng 11/2017, các nước ra tuyên bố chung thống nhất đổi tên TPP thành CPTPP đồng thời điểu chỉnh một số nội dung của TPP trong CPTPP. CPTPP được chính thức ký kết vào tháng 3/2018 bởi 11 nước thành viên còn lại của TPP (không bao gồm Hoa Kỳ) .

-Sự tham gia của các quốc gia:

CPTPP là tên viết tắt của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Trans-Pacific Partnership). Hiệp định CPTPP là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với những cam kết sâu rộng, được dự đoán sẽ có tác động lớn đến các nước thành viên nói riêng và thương mại toàn cầu nối chung. Gồm 11 nước thành viên là Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam. Đây là Hiệp định tiếp nối của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), sau khi Hoa Kỳ rút khỏi TPP.

Hiệp định đã được ký kết ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố San-ti-a-gô, Chi-lê, và chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm México, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canađa và Australia. Đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.

Hình 2. 1: GDP của các nước thành viên CPTPP và tỷ trọng so với toàn cầu năm 2017

Nguồn : Bộ Công Thương

Các nước tham gia CPTPP có tổng GDP là 10,2 nghìn tỷ USD, chiếm hơn 13% trong tổng GDP toàn cầu và khoảng 17% giá trị xuất khẩu, 16% giá trị nhập khẩu trên toàn thế giới. Với tổng dân số là 495 triệu người, chiếm 6,8% dân số thế giới.

CPTPP bao gồm hầu hết các điều khoản của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng bỏ qua 22 điều khoản được Mỹ ủng hộ trong khi bị các quốc gia khác chống lại, và hạ thấp ngưỡng bắt buộc để không cần có sự tham gia của Mỹ. Việc thỏa thuận tham gia xác định rằng nó có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi được phê chuẩn bởi ít nhất 50% số quốc gia ký (sáu trong mười một nước tham gia):

- Ngày 28 tháng 6 năm 2018, Mexico trở thành quốc gia đầu tiên hoàn thành thủ tục phê chuẩn trong nước của CPTPP, với Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto nêu rõ: Với thỏa thuận thế hệ mới này, Mexico đa dạng hóa quan hệ kinh tế với thế giới và thể hiện cam kết cởi mở và giao dịch tự do.

- Vào ngày 6 tháng 7 năm 2018, Nhật Bản trở thành quốc gia thứ hai phê chuẩn thỏa thuận.

- Ngày 19 tháng 7 năm 2018, Singapore trở thành nuớc thứ ba phê chuẩn thỏa thuận và gửi văn bản phê chuẩn của nuớc này.

- Vào ngày 17 tháng 10 năm 2018, Quốc hội Úc thông qua luật pháp liên quan thông qua Thuợng viện Úc. Việc phê chuẩn chính thức đuợc gửi vào thứ Tu, ngày 31 tháng 10 năm 2018.

- Vào ngày 25 tháng 10 năm 2018, New Zealand phê chuẩn CPTPP, nâng số quốc gia đã chính thức phê chuẩn thỏa thuận lên con số 4.

- Cũng vào ngày 25 tháng 10 năm 2018, Canada đã thông qua và đạt đuợc đồng ý của hoàng gia cho CPTPP. Việc phê chuẩn chính thức đuợc gửi vào thứ Hai, ngày 29 tháng 10 năm 2018.

- Quốc gia thứ sáu phê chuẩn thỏa thuận này là Úc ngày 31 tháng 10, với thỏa thuận có hiệu lực vào ngày 30 tháng 12 năm 2018.

- Vào ngày 2 tháng 11 năm 2018, Hiệp định toàn diện và tiến bộ đối với quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Duơng và các tài liệu liên quan đã đuợc trình lên Quốc hội Việt Nam để phê chuẩn. Vào ngày 12 tháng 11 năm 2018, Quốc hội Việt Nam đã thông qua nghị quyết phê chuẩn CPTPP.Việc phê chuẩn chính thức đuợc gửi vào ngày 15 tháng 11 năm 2018” (Bộ công thuơng ,2018).

b) Mục tiêu và kết cấu của cam kết

- Mục tiêu:

+ “Thiết lập một hiệp định khu vực toàn diện có thể thúc đẩy hội nhập kinh tế nhằm tự do hóa thuơng mại và đầu tu đem lại tăng truởng kinh tế và lợi ích xã hội, tạo ra những cơ hội mới cho nguời lao động và doanh nghiệp, góp phần nâng cao mức sống, mang lại lợi ích cho nguời tiêu dùng, giảm nghèo và thúc đẩy tăng truởng bền vững.

+ Tăng cuờng tình hữu nghị và hợp tác giữa các bên và giữa nhân dân các bên. + Tăng cuờng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị truờng toàn

cách thúc đẩy các cơ hội cho doanh nghiệp, bao gồm cả việc thúc đẩy sự phát triển và tăng cường các chuỗi cung ứng khu vực.

+ Hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa bằng cách thúc đẩy các doanh nghiệp này tham gia và hưởng lợi từ các cơ hội được tạo ra từ Hiệp định này.

+ Thiết lập một khuôn khổ pháp lý và thương mại có tính dự đoán được cho thương mại và đầu tư thông qua các quy tắc cùng có lợi.

+ Tạo thuận lợi cho thương mại khu vực bằng cách thúc đẩy các thủ tục hải quan hiệu quả và minh bạch để giảm chi phí và đảm bảo khả năng dự báo cho người nhập khẩu và xuất khẩu.

+ Thúc đẩy minh bạch, quản trị tốt và nhà nước pháp quyền, và xóa bỏ hối lộ và tham nhũng trong thương mại và đầu tư.

+ Đóng góp vào sự phát triển hài hòa và mở rộng thương mại thế giới và cung cấp chất xúc tác cho việc mở rộng hợp tác khu vực và quốc tế.

+ Thiết lập một Hiệp định để giải quyết những thách thức và hướng tới những cơ hội về thương mại và đầu tư trong tương lai, góp phần thúc đẩy các ưu tiên theo thời gian của nước mình.

+ Mở rộng quan hệ đối tác bằng cách khuyến khích sự gia nhập của các Nhà nước hoặc các vùng lãnh thổ hải quan riêng biệt khác nhằm nâng cao hơn nữa hội nhập kinh tế khu vực và thiết lập nền tảng của một Khu vực mậu dịch tự do Châu Á Thái Bình Dương” (VCCI, 2018).

- Ket cấu của Hiệp định bao gồm:

+ “Lời văn của Hiệp định CPTPP gồm Lời mở đầu và 7 điều khoản (Điều 1- Tích hợp Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, Điều 2-Tạm đình chỉ thực hiện một số điều khoản, Điều 3-Hiệu lực, Điều 4-Rút khỏi Hiệp định, Điều 5-Gia nhập, Điều 6-Rà soát Hiệp định CPTPP và Điều 7-Các lời văn xác thực).

+ Phụ lục Danh mục một số điều khoản tạm đình chỉ thực hiện theo Hiệp định CPTPP gồm 20 nhóm nghĩa vụ tạm hoãn áp dụng theo Hiệp định này. Trong đó có 11 nghĩa vụ liên quan tới Chương Sở hữu trí tuệ, 2

nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua sắm của Chính phủ và 7 nghĩa vụ còn lại liên quan tới 7 Chương là Quản lý hải quan và Tạo thuận lợi Thương mại, Đầu tư, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụ Tài chính, Viễn thông, Môi trường, Minh bạch hóa và Chống tham nhũng” (VCCI, 2018).

Một phần của tài liệu 035 ảnh hưởng của việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu của việt nam khi tham gia hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương,khoá luận tốt nghiệp (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w