Những tác động tiêu cực

Một phần của tài liệu 035 ảnh hưởng của việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu của việt nam khi tham gia hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương,khoá luận tốt nghiệp (Trang 70)

Nhìn chung tham gia vào CPTPP sẽ có những thách thức về thu NSNN và cải cách hệ thống chính sách thuế. Xét trong ngắn hạn, phải cắt giảm mức thuế nhập khẩu khi thực hiện cam kết sẽ làm giảm trực tiếp số thu ngân sách từ Hải quan. Đồng thời cũng làm giảm nguồn thu từ thuế GTGT, thuế TTĐB... của hàng nhập khẩu do những loại thuế này đuợc xác định trên giá hàng hóa nhập khẩu đã tính đến thuế nhập khẩu. Do đó nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu sẽ có xu huớng giảm trong cơ cấu tổng thu NSNN.

Cùng với đó các DN Việt sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt từ thị truờng các nuớc tham gia hiệp định cho đến “sân nhà”. Những thay đổi dài hạn sẽ là thách thức đối với các DN sản xuất nội địa khi phải chịu áp lực cạnh tranh từ phía các công ty lớn, tập đoàn mạnh từ nuớc ngoài các doanh nghiệp nuớc ngoài có tiềm lực tài chính, sức mạnh thị truờng lớn. Các DN trong nuớc thiếu nguồn vốn đầu tu,

khoa học công nghệ chưa tiến tiến, tỷ lệ ứng dụng công nghệ cao còn thấp, năng suất lao động thấp sức mạnh cạnh tranh hàng hóa chưa cao. Mặt khác thị trường sẽ có thêm nhiều nguồn cung cấp hàng hóa, dịch vụ với hàng hóa có chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn, công nghệ phân phối và tiếp thị tốt hơn.. .sản phẩm sẽ có sức cạnh tranh hơn so với sản phẩm trong nước. Đòi hỏi các DN phải chủ động, tập trung nỗ lực có những chiến lược, giải pháp phù hợp trong cạnh tranh, khai thác được các cơ hội mà CPTPP mạng lại.

Tham gia vào CPTPP các biện pháp phi thuế quan cũng được đánh giá là nhiều “gai nhọn” hơn so với hàng rào thuế quan. Trong CPTPP gần như nhắc lại toàn bộ quy định của WTO nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc của WTO. Các rào cản thuế quan chỉ hạn chế hàng hóa nhập khẩu, những hàng rào phi thuế quan có thể chặn đứng hoạt động thương mại. Hai hàng rào phi thuế quan phổ biến hiện nay là biện pháp kỹ thuật trong thương mại (TBT) và biện pháp an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật (SPS) đều được phép sử dụng trong CPTPP. Do đó để quản lý được hoạt động XNK khi thực hiện các cam kết cắt giảm thuế, Việt Nam cũng cần lưu ý đến việc sử dụng hiệu quả các biên pháp phi thuế quan trong hoạt động XNK.

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ VIỆT NAM THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CÁC CAM KẾT CẮT GIẢM THUẾ NHẬP KHẨU TRONG HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG. 4.1 Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Việt Nam.

Hội nhập quốc tế đến năm 2030 là nhằm góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để sớm đưa đất nước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước. Đây chính là định hướng hội nhập kinh tế quốc tế mà Chính phủ đề ra trong Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Việt Nam trong Quyết định số 40/QĐ-TTg vào ngày 07 tháng 01 năm 2016.

Theo như Chiến lược đề ra trong lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế,Việt Nam cần triển khai đồng bộ các nhóm định hướng sau:

Một là, đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới trong tình hình mới gắn với việc thực hiện. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các cam kết quốc tế, soát loại bỏ nhanh các thủ tục hành chính không còn phù hợp, nhằm xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch và ổn định; thực hiện công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý, quy trình tác nghiệp, chống phiền hà, nhũng nhiễu, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nhân dân giám sát việc thực hiện. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Hai là, không ngừng cải thiện môi trường thu hút đầu tư nước ngoài, gắn thu hút đầu tư với giám sát quá trình thực thi, bảo đảm an ninh kinh tế, hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu đầu tư công, khuyến khích các hoạt động đầu tư tư nhân và các hoạt động hợp tác công - tư. Nâng cao hiệu quả sử

dụng vốn đầu tư, quản lý chặt chẽ nợ công, bao gồm cả vay nợ nước ngoài. Nâng cao vai trò định hướng của đầu tư công trong đầu tư phát triển kinh tế-xã hội gắn với khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư tư nhân. Hoàn thiện cơ sở pháp lý để đầu tư tư nhân thực sự là nguồn lực chính cho đầu tư phát triển. Tiếp tục đơn giản hóa, giảm đến mức tối đa thủ tục khởi sự kinh doanh, triển khai đồng bộ các biện pháp thu hút các tập đoàn xuyên quốc gia vào đầu tư kinh doanh ở Việt Nam.

Ba là, gia tăng mức độ liên kết giữa các tỉnh, vùng, miền, phát huy thế mạnh của từng địa phương, khuyến khích và tạo điều kiện cho các địa phương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Nâng cao mức độ liên kết giữa các ngành hàng. Thúc đẩy tham gia liên kết các ngành hàng nhằm nâng cao vị thế của Việt Nam trong từng ngành hàng cụ thể, ví dụ liên kết ngành hàng nông sản, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia cụm liên kết ngành, hoàn thiện tổ chức và cơ chế hoạt động của các hiệp hội ngành hàng, phát huy vai trò làm cầu nối giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát triển thị trường, thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, đại diện, hỗ trợ doanh nghiệp trong các tranh chấp thương mại.

Bốn là, thực hiện hiệu quả các cam kết kinh tế quốc tế. Xây dựng và triển khai chiến lược tham gia các khu vực thương mại tự do với các đối tác kinh tế - thương mại quan trọng trong một kế hoạch tổng thể với lộ trình hợp lý, phù hợp với lợi ích và khả năng của đất nước. Chủ động, tích cực tham gia xây dựng các quy tắc và luật lệ chung. Nâng cao hiệu quả quá trình triển khai thực hiện các cam kết đã được nội luật hóa; chú trọng các khâu: cung cấp thông tin, thống nhất nhận thức, hướng dẫn thi hành, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện của các tổ chức, cá nhân.

Năm là, bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam trong các tranh chấp kinh tế, thương mại và đầu tư quốc tế. Xây dựng và thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp trong nước, tận dụng tốt các quy định quốc tế về chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ, đăng ký bản quyền, thương hiệu để bảo vệ doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam, bảo đảm quá trình xây dựng và triển khai các chiến lược tham gia các tổ chức, cơ chế hợp tác phải phù hợp với năng lực và điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Phát huy vai trò của các Cơ quan đại diện ngoại

giao, Thương vụ và các trung tâm xúc tiến thương mại của Việt Nam ở nước ngoài trong việc hỗ trợ bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ tranh chấp thương mại, cung cấp thông tin về các rào cản kỹ thuật mới của các nước đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng có thế mạnh. Đào tạo đội ngũ chuyên gia tư vấn, kế toán, kiểm toán, quản trị doanh nghiệp đạt trình độ quốc tế”.

Qúa trình thực thi các cam kết trong Hiệp định đối tác và toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng đang là mục tiêu trong giai đoạn hiện nay và những năm sắp tới. Nhờ đó, hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam, giúp mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa và sản phẩm của Việt Nam, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp, sản phẩm... Tận dụng thị trường nguyên liệu rộng mở cho sản xuất, để tăng cường lợi thế xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, tận dụng các nguồn lực. Thị trường xuất khẩu mở rộng, thị trường nhập khẩu cũng trở nên phong phú hơn với nhiều chủng loại hàng hóa, giá cả sản phẩm phải chăng, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân, góp phần tăng GDP trong tương lai. Kết quả của hội nhập quốc tế Việt Nam sẽ có điều kiện tăng cường nhập khẩu vốn, công nghệ hiện đại ,kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ các nền kinh tế của thế giới. Thực hiện đúng hướng theo chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Việt Nam.

4.2 Một số kiến nghị nhằm thực hiện hiệu quả cắt giảm thuế nhập khẩu trongCPTPP CPTPP

4.2.1 Tăng thu NSNN từ các nguồn khác

Tham gia ký hết Hiệp định CPTPP đã tạo ra cho Việt Nam những thay đổi lớn về nhiều mặt, thị trường nội địa càng sôi động hơn, gia tăng xuất khẩu, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên cũng sẽ làm giảm thu từ XNK do thực hiện cắt giảm thuế quan. Trong ngắn hạn để giải quyết vấn đề đảm bảo cho nguồn thu ngân sách được tối ưu, Nhà nước cần có biện pháp giúp tăng thu từ các nguồn khác. Đặc biệt tăng thu từ thông qua các khoản thu thuế nội địa như thuế TNDN, thuế GTGT, thuế TNCN....đóng góp vào NSNN khi lợi nhuận của các DN sản xuất, DN FDI được thúc đẩy do thị trường mở cửa.

Đồng thời phải phát huy vai trò của các loại thuế nội địa nhu thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN.... Thuế GTGT của Việt Nam hiện nay đang thấp so với thế giới, mức bình quân chung của tất cả các quốc gia trên thế giới là 16% trong khi Việt Nam hiện nay mới ở mức 9,7%, do đó nên tăng thuế GTGT trong thời gian tới. Đối với mức thuế TNCN cũng cần đuợc nghiên cứu để cải cách, bằng cách bớt các nấc thuế, các bậc thang thuế, nhung khuyến khích đuợc nguời có đào tạo, có kỹ năng cao sẽ đóng thuế ít đi tạo động lực để có thu nhập cao. Đồng thời xem xét các loại thuế mới, đặc biệt là thuế đánh vào tài sản, ở Việt Nam thực hiện duới dạng phí và các dạng khác chứ chua phải một sắc thuế cụ thể do vậy cần nghiên cứu đánh thuế tài sản để từ nguồn thu mới.

4.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng các biện pháp phi quan thuế

Trong những năm đầu Hiệp định có hiệu lực, khi mà năng lực cạnh tranh của đất nuớc, của sản phẩm và của doanh nghiệp chua cao, việc cắt giảm thuế quan của hàng loạt các mặt hàng nhập khẩu sẽ khiến cho sản xuất nội địa không kịp cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu từ các nuớc thành viên CPTPP. Do vậy nhà nuớc có thể cân nhắc sử dụng tạm thời các biện pháp phi thuế quan nhằm ngăn chặn khối luợng nhập khẩu thành phẩm ồ ạt.

Cần có một phuơng huớng sử dụng các biện pháp phi thuế quan để bảo vệ sản xuất nội địa một cách hợp lý và hiệu quả. Cụ thể:

a) Chỉ áp dụng các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ các lĩnh vực một cách có chọn lọc: Quy định trong các Hiệp định thuơng mại tự do và các nguyên tắc của WTO chỉ chấp nhận bảo hộ trong nuớc bằng thuế quan, mọi NTM nhằm mục tiêu bảo hộ cần phải loại bỏ. Tuy nhiên trong một số truờng hợp các nguyên tắc cũng mang tính linh hoạt cho những quốc gia đang phát triển nhu Việt Nam cho phép duy trì các NTM với mục tiêu bảo hộ trong những giai đoạn nhất định. Nhung việc thực hiện các NTM không đúng quy định sẽ thu hút sự chú ý cao của các đối tác thuơng mại và thuờng bị yêu cầu sớm dỡ bỏ. Do vậy cần phải chọn lọc các truờng hợp đặc biệt để thực hiện các NTM một cách có hiệu quả và đúng quy định.

b) Áp dụng tối đã các NTM mới : Trong một số truờng hợp các quốc gia tìm kiếm các biện pháp bảo hộ mới để phù hợp với các quy định đã ký kết mà

vẫn đảm bảo được sự bảo hộ cho ngành và mục tiêu đặt ra. Một số các NTM mới mà các quốc gia phát triển đang áp dụng rất nhiều như quy định về kiểm dịch , quy định về kỹ thuật, quy định về an toàn sức khỏe con người, động vật, yêu cầu bảo vệ môi trường. Những NTM mới này đạt được mức bảo hộ hiệu quả mà không bị buộc phải dỡ bỏ vì vậy các nước đang phát triển như Việt Nam cần tiếp cận và sử dụng các NTM trong một số trường hợp đặc biệt.

c) Xây dựng và áp dụng nhất quán minh bạch các NTM: Nhằm đảm bảo lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế, tạo môi trường pháp lý minh bạch và ổn định, không phân biệt đối xử giữa các nền kinh tế của các quốc gia, làm tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh của nước mình.

Một số biện pháp phi thuế quan Việt Nam nên áp dụng để đảm bảo bảo hộ hiệu quả sản xuất trong nước, vừa đảm đảo thực hiện theo đúng quy định của CPTPP:

Các biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch động thực vật: Các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT), về vệ sinh kiểm dịch động thự vật (SPS), các nước được cấp phép sử dụng những biện pháp này để bảo vệ sức khỏe, đời sống con người, nhưng không được áp dụng nhằm tạo phân biệt đối xử tùy tiện hay hạn chế vô lý đối với thương mại quốc tế.

Các biện pháp chống bán phá giá: hiện tại Việt Nam chưa áp dụng các biện

pháp chống bán phá giá nhằm đối phó với hàng nhập khẩu được bán phá giá vào thị trường trong nước. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng và áp dụng thuế chống bán phá giá ngăn ngừa cạnh tranh không lành mạnh từ bên ngoài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần duy trì môi trường kinh doanh công bằng.

Trợ cấp và các biện pháp đối kháng: Các biện pháp sẽ có tác dụng gián tiếp là hỗ trợ sản xuất nội địa, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh.

Các biện pháp tự vệ: là một công cụ để hạn chế định lượng hàng nhập khẩu

trong thời gian nhất định nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại hoặc có nguy cơ bị thiệt hại nghiêm trọng. Trong thực tế Việt Nam đã áp dụng một số biện pháp tự vệ để bảo vệ một số ngành trong nước nhằm tránh tổn thương do hàng

nhập khẩu gia tăng lớn về số lượng. Có thể sử sụng biện pháp áp dụng hạn ngạch nhập khẩu hoặc các biện pháp khác.

Các biện pháp liên quan đến môi trường: Ngay trong các quy định của Hiệp định CPTPP cũng đã đề cập đến vấn đề này, thực tế cho thấy việc sử dụng các biện pháp liên quan đến môi trường sẽ là một xu hướng tât yếu trong thương mại quốc tế.

Giấy phép nhập khẩu (Import licences) hiệp định về thủ tục cấp giấy phép

nhập khẩu ILP của WTO yêu cầu rằng: chế độ cấp và quản lý giấy phép không được gây phiền toái hơn mức cần thiết; nội dung giấy phép và thủ tục cần phải minh bạch, rõ ràng và có thể dự đoán được; bảo vệ những nhà nhập khẩu và nhà cung cấp

Một phần của tài liệu 035 ảnh hưởng của việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu của việt nam khi tham gia hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương,khoá luận tốt nghiệp (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w