Tác động tới hoạt động nhập khẩu

Một phần của tài liệu 035 ảnh hưởng của việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu của việt nam khi tham gia hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương,khoá luận tốt nghiệp (Trang 55 - 60)

Có một điều mà bất kỳ quốc gia nào trong quá trình đổi mới để hội nhập cũng từng phải trải qua, đó là việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ làm giá hàng nhập khẩu giảm đi tương đối. Giá giảm, nhu cầu nhập khẩu tăng lên. Nhu cầu nhập khẩu rất phong phú, từ nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, tới hàng hóa thành phẩm. Gia nhập thị trường thế giới, Việt Nam không chỉ tăng cường quan hệ ngoại thương với những thị trường truyền thống mà còn mở rộng thị trường có nhiều tiềm năng hơn trên thế giới.

CPTPP đề ra những tiêu chuẩn cao hơn, đồng thời cũng áp đặt nhiều tiêu chuẩn mới so với các FTA thế hệ cũ. Trong lĩnh vực mở cửa thị truờng hàng hóa, CPTPP yêu cầu các nuớc xóa bỏ gần nhu 100% các dòng thuế, với tỷ lệ thuế xóa bỏ ngay sau khi hiệp định có hiệu lực chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 80%. Trong khi đó hầu hết các FTA thế hệ cũ của Việt Nam có tỷ lệ xóa bỏ thuế theo lộ trình cũng chỉ đạt khoảng 80-90% tổng số dòng thuế, với phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhu vậy, CPTPP đuợc dự kiến sẽ có tác động mạnh mẽ hơn và toàn diện hơn đến Việt Nam so với các FTA thế hệ cũ. Theo Báo cáo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (2018) cho thấy “CPTPP có thể giúp tổng kim ngạch nhập khẩu cũng sẽ tăng thêm ở mức 3,8-4,6% tuơng đuơng 4,93 tỉ USD. Tác động này có thể sẽ lớn hơn nếu Việt Nam thực hiện đồng thời cắt giảm thuế quan và tự do hóa dịch vụ theo kịch bản mở cửa dịch vụ (2,01%). Tuy nhiên, đối với nhập khẩu, mức độ nhập khẩu tăng thêm do CPTPP từ các nuớc trong khối là không lớn và việc tăng thêm nhập khẩu sẽ chủ yếu là từ các nuớc ngoài CPTPP (tăng thêm 3,8 tỉ USD, chiếm 83% tổng nhập khẩu tăng thêm)”. Mặc dù tốc độ tăng nhập khẩu nội khối có tăng cao hơn so với ngoại khối nhung không nhiều. Theo kết quả này, Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ một số nuớc hiện nay nhu Trung Quốc, Hàn Quốc ngay cả khi có CPTPP. Do đó việc nhập khẩu ngoài CPTPP có thể làm cho Việt Nam không đuợc huởng lợi nhiều vì quy định nguồn gốc xuất xứ trong CPTPP.

Bảng 3. 2: So sánh tổng kim ngạch nhập khẩu 3 tháng đầu năm 2019 với cùng kỳ các năm trước.

(tỷ USD)

Kim ngạch NK 3 tháng đầu năm trong giai đoạn 2015- 2019 có nhiều biến động. Nếu nhu trong 3 tháng đầu tiên năm 2016, kim ngạch NK giảm 3,85% tuơng

ứng 1.5 (tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2015, kim ngạch NK 3 tháng đầu năm 2017 tăng mạnh 25,3 % tương ứng 9.5 (tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2016. Kim ngạch NK 3 tháng đầu năm 2018 tiếp tục tăng 13,19 % tương ứng 6.2 (tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2017. Ba tháng đầu năm 2019 kim ngạch NK tăng 7,89% tương ứng 4.2 (tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2018. Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2017 trở lại đây tổng kim ngạch NK trong 3 tháng đầu tiên các năm đều tăng nhưng tốc độ tăng của năm sau thấp hơn năm trước. Xét trong quý 1 năm 2019 kim ngạch nhập khẩu có tăng so với cùng kỳ năm 2018 nhưng mức tăng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018 nguyên nhân có thể do tác động của giá cả hàng hóa nhập khẩu có nhiều biến động trên thế giới.

Hình 3.4: 10 nhóm hàng nhập khẩu đạt mức tăng về trị giá lớn nhất trong Quí I/2019 chiếc phụ tùng khác may dagiày điện tủ & 1 kiện tô sản khác SP

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Trong quý 1/2019, Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm sản phẩm có kim ngạch NK tăng mạnh nhất với tốc độ tăng là 13,07% tương ứng 1.363 (triệu USD). Đứng thứ hai là máy móc thiết bị và phụ tùng và thiết bị khác tăng

ngành dệt may da giày tăng 280 (triệu USD) tăng 5,38% so với cùng kỳ 2018, chất dẻo nguyên liệu sản phẩm tăng thêm 133 (triệu USD) tăng 3,81 %, nhóm hàng vải các loại tăng nhập khẩu 202 (triệu USD) tăng 25,67% so với cung kỳ. Nhóm hàng dầu thô tăng mạnh nhập khẩu thêm 860 (triệu USD) lên gấp 20 lần, ô tô nguyên chiếc nhập khẩu tăng mạnh lên 765 (triệu USD) gấp 6 lần so với cùng kỳ năm 2018.

Theo số liệu của Thống kê Hải quan về thị truờng hàng hóa nhập khẩu quý 1/2019, “Trung Quốc vẫn là thị truờng nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 15 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm truớc, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 49%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 18,4%; vải tăng 7,1%. Tiếp theo là thị truờng Hàn Quốc đạt 11,8 tỷ USD, tăng 1,1%, trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 11,4%; điện thoại và linh kiện tăng 6,2%; sắt thép tăng 5,9%. Thị truờng ASEAN đạt 8,2 tỷ USD, tăng 10,1%, trong đó ô tô nguyên chiếc tăng 750,9%; sắt thép tăng 218,7%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 18%. Nhật Bản đạt 4,7 tỷ USD, tăng 5,6%, trong đó vải tăng 29,3%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 13%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 6,5%. Thị truờng EU đạt 3,6 tỷ USD, tăng 18,7%, trong đó ô tô nguyên chiếc tăng 840,8%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 32,1%. Mỹ đạt 3 tỷ USD, tăng 11,8%, trong đó thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu tăng 38,8%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 10,7%” (Thống kê Hải quan , 2019).

Với tình hình trên cho phép rút ra nhận xét sau:

- Những mặt hàng NK thiết yếu với kim ngạch nhập khẩu cao đều đến từ các nuớc thuộc khối ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Mức thuế suất đuợc áp dụng cho các mặt hàng nhập khẩu từ các nuớc này đều đã đuợc cắt giảm từ những năm truớc theo các Hiệp định đã ký kết nhu ASEAN- Trung Quốc, ASEAN-Hàn Quốc, ASEAN- Nhật Bản... Do vậy không thể đánh giá việc tăng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng từ những quốc gia này là do cắt giảm mức thuế suất nhập khẩu theo cam kết trong CPTPP.

- Nhìn chung kim ngạch nhập khẩu của quý 1 năm 2019 đều tăng, cả mặt hàng đuợc nhập khẩu từ các nuớc thành viên CPTPP và những nuớc ngoài khu vực. Mức tăng này không quá cao so với cùng kỳ, do đó mức giảm thuế nhập

Năm 2015 2016 2017 2018 2019

Kim ngạch XK (tỷ USD) 36,4 38,8 44,64 55,9 58,86

Chênh lệch (%). 6,6 15,1 25,2 5,3

khẩu khi Hiệp định có hiệu lực trong những tháng đầu năm là tác động không đáng kể.

- Nguyên nhân nữa khiến kim ngạch NK trong thời gian qua ít chịu ảnh huởng bởi những cam kết cắt giảm thuế trong CPTPP là những đối tác truyền thống cung cấp hàng hóa cho Việt Nam đều đã ký hiệp định thuơng mại từ truớc và các nhà xuất khẩu là thành viên của CPTPP cần có thời gian để tìm hiểu thị truờng Việt Nam nhằm thiết kế, sản xuất và cung cấp những mặt hàng phù hợp với thị truờng, đồng thời các nhà NK của Việt Nam cũng cần thời gian để tìm hiểu và ký kết hợp đồng với các đối tác nuớc ngoài.

Đến đây có thể thấy việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết CPTPP có tác động không nhiều đến việc gia tăng kim ngạch NK trong quý I năm 2019, cho dù diện đua vào cam kết cắt giảm xóa bỏ gần 100% số dòng thuế, theo đó 65,8% số dòng thuế có thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Bộ Công Thuơng dự báo khả năng nhập siêu 3 tỷ trong năm 2019 là việc nhu cầu NK dự kiến tăng cao, đặc biệt ở những ngành hàng mà Việt Nam còn phụ thuộc vào nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, linh kiện, phụ tùng của nuớc ngoài. Năm 2019 và các năm tiếp theo, với việc thực thi CPTPP hay EVFTA sẽ tạo ra làn sóng đầu tu mới vào Việt Nam của các DN trong và ngoài nuớc. Do vậy, việc NK công nghệ, máy móc, thiết bị phục vụ cho các dự án và mua nguyên vật liệu cho sản xuất sẽ gia tăng. Điều này dẫn tới cán cân thuơng mại có thể sẽ đảo chiều từ đang xuất siêu sang nhập siêu.

Một phần của tài liệu 035 ảnh hưởng của việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu của việt nam khi tham gia hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương,khoá luận tốt nghiệp (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w