Xây dựng và cải cách hệ thống chính sách thuế theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu 035 ảnh hưởng của việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu của việt nam khi tham gia hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương,khoá luận tốt nghiệp (Trang 84 - 102)

Ban hành và củng cố các sắc thu nội địa gắn với sản xuất - kinh doanh theo huớng mở rộng cơ sở đánh thuế, giảm mức thuế suất, khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tu, tăng quy mô kinh doanh tạo nguồn thu bền vững cho NSNN. Tập trung hoàn thiện chính sách thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN, thuế bất động sản,... Đối với thuế TNDN nghiên cứu bổ sung quy định về khống chế chi phí lãi vay không đuợc trừ vào chi phí khoản vay vuợt quá nhiều lần vốn chủ sở hữu để góp phần thúc đẩy việc tái cơ cấu kinh tế, lành mạnh hóa tài chính DN, chống chuyển giá gây thất thu NSNN. Đồng thời thuế TNCN cần điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh hiện hành cho phù hợp với mức sống dân cu bình quân. Thực hiện rà soát, điều chỉnh chính sách thuế tài nguyên nhằm khuyến khích khai thác, sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế tác động tiêu cực đến môi truờng .

Chủ động đánh giá tác động của các cam kết hội nhập đến thu NSNN, từ đó quyết liệt triển khai chỉ đạo,tăng cuờng rà soát, nắm chắc nguồn thu; nghiên cứu, đề xuất và triển khai các giải pháp tăng thu, chống thất thu NSNN. Đồng thời tiếp tục xử lý cuống chế, thu hồi nợ thuế, giảm nợ đọng thuế, không để phát sinh nợ mới, không để nợ tại thời điểm mới cao hơn thời điểm cũ.

Nâng cao chất luợng công nghệ quản lý thu thuế. Hệ thống quản lý thu thuế đã đuợc đẩu tu lớn nhung vẫn còn nhiều điểm yếu .Do vậy phải tổ chức bộ máy thu nộp gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao, chống thất thu do trốn thuế sẽ là nhân tố tích cực làm giảm tỉ thất thu ngân sách nhà nuớc mà vẫn đảm bảo nhu cầu chi tiêu của NSNN.

4.2.5. Tăng cường kiểm tra xuất xứ hàng hóa và giá trị hàng hóa Nhập khẩu.

Tăng cuờng kiểm tra xuất xứ hàng hóa từ chứng từ xuất xứ C/O, đảm bảo hàng hóa đuợc sản xuất theo đúng quy tắc xuất xứ của CPTPP khi nhập khẩu vào Việt Nam. Đẩy mạnh công tác hậu kiểm, kiểm tra xuất xứ của hàng hóa ngay cả khi đã đuợc huởng thuế suất đã cắt giảm. Hiện đại hóa quy trình kiểm tra phân biệt chứng từ xuất xứ C/O hàng hóa đuợc sản xuất và tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau.

Tiếp tục thực hiện các giải pháp cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho DN xuất, nhập khẩu. Phối hợp các bộ, ngành triển khai cơ chế hải quan một cửa

quốc gia, rút ngắn thời gian thông quan, giải phóng hàng. Mặt khác, thực hiện hiệu quả Nghị quyết 36a/NQ-CP, đặt mục tiêu dịch vụ công nộp thuế phải đuợc mở rộng cung cấp trực tuyến mức độ 4 bằng cách kết nối với các ngân hàng hỗ trợ nộp thuế điện tử.

Kiểm tra ngay, phát hiện sớm gian lận, nhất là về trị giá háng hoá, không để gian lận lan tràn và khó thu do phát hiện chậm; đẩy mạnh công tác thông tin về doanh nghiệp, mặt hàng, thủ đoạn gian lận kiểm tra sau thông quan; cung cấp thuờng xuyên các diễn biến mới để giúp khâu thông quan kịp thời nhận dạng đối tuợng, ngăn chặn hành vi lợi dụng, gian lận, trốn thuế, đảm bảo quản lý rủi ro có hiệu quả. Về vấn đề hoàn thiện quy trình kiểm tra sau thông quan, Cục kiểm tra sau thông quan nên xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật, nghiệp vụ về kiểm tra sau thông quan, phân loại đối tuợng quản lý, cẩm nang kiểm tra sau thông quan, tăng cuờng năng lực thông tin và công nghệ thông tin. Nâng cao năng lực kiểm soát về giá hàng nhập khẩu cho cán bộ, công chức; làm cho toàn lực luợng nhạy bén với thông tin về giá, kiểm tra quyết liệt ngay khi có lô hàng đầu tiên nhập khẩu và Việt Nam có dấu hiệu gian lận về giá. Kiểm tra, xác minh đến cùng để xác định đuợc giá giao dịch đích thực nhằm ngăn chặn tình trạng gian lận giá sang các lô hàng khác của DN, chống thất thu thuế hiệu quả cho NSNN.

Nhu vậy, việc tham gia vào Hiệp định CPTPP sẽ tạo tiền đề để tăng thu nội địa. Để đạt đuợc kết quả này đòi hỏi sự nỗ lực thực sự của Nhà nuớc và các tổ chức liên quan vì một chiến luợc phát triển đúng đắn. Hiển nhiên tăng truởng kinh tế sẽ chỉ tạo ra khả năng tăng thu NSNN, còn việc có thực hiện đuợc còn phụ thuộc vào những cố gắng trong tổ chức quản lý thu, chống thất thu và chốn lậu của ngành Thuế và ngành Hải quan.

KẾT LUẬN

CPTPP ra đời là bước ngoặt lịch sử trong thương mại thế giới, thể hiện nỗ lực vượt bậc của các quốc gia thành viên bao gồm những thỏa thuận được trông đợi sẽ đem lại những cơ hội to lớn trong một khu vực tự do mậu dịch trải rộng từ châu Mỹ tới châu Á, là lực đẩy thương mại toàn cầu. Việc chính thức ký kết CPTPP là một bước đi tích cực của Việt Nam đây là cơ hội cho ta tiến gần hơn đến thành công của công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế trong một khu vực toàn diện nhằm tự do hóa thương mại và đầu tư đem lại tăng trưởng kinh tế và lợi ích xã hội.

Việc cắt giảm thuế quan theo cam kết của Hiệp định CPTPP có những tác động tích cực là làm giảm giá hàng nhập khẩu giảm đi tương đối từ đó nhu cầu nhập khẩu tăng lên làm tăng kim ngạch nhập khẩu. Ngoài ra đây sẽ là cơ hội để giảm chi phí đầu vào cho sản xuất các sản phẩm nội địa, tạo sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới, nâng cao sức cạnh tranh để giữ vững thị trường. Hơn thế đây là cơ hội để đẩy mạnh xuât khẩu nhờ những lợi thế cắt giảm thuế từ các nước thành viên trong khối. Nguyên liệu nhập khẩu rẻ hơn, sẽ sản xuất ra các mặt hàng xuất khẩu với mức giá cạnh tranh hơn, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, đồng thời sẽ tác động tích cực tới các doanh nghiệp sản xuất, tạo vốn để họ có điều kiện tái đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu.

Trong mô hình mở cửa nền kinh tế đó, người tiêu dùng càng có nhiều lợi thế, sẽ mua được sản phẩm với giá rẻ, chất lượng cao hơn, phong phú về chủng loại do vậy chi phí tiêu dùng cũng giảm theo, đời sống được nâng cao. Khi cắt giảm thuế nhập khẩu làm chi phí sản xuất giảm đi cạnh tranh giữa các nhà sản xuất tăng lên, sự lựa chọn của người tiêu dùng trong nước sẽ đa dạng hơn vì vậy sẽ tăng quy mô hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước. Nhờ đó đời sống kinh tế xã hội của đất nước sẽ đi lên, góp phần tạo ra sức hấp dẫn cho một nền kinh tế đang phát triển.

Cắt giảm thuế quan một mặt cũng ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách trong ngắn hạn câu hỏi được đặt ra là cần làm gì để bù đắp cho phần giảm thu thuế quan hàng nhập khẩu trong NSNN. Kèm theo đó kim ngạch nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất trong nước và thành phẩm cho tiêu dùng sẽ tăng theo, vậy cần làm gì để nền sản xuất trong nước vẫn phát triển bền vững mà không bị ảnh hưởng bởi các doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh thị trường?

Muốn thành công trên con đường hội nhập quốc tế, trước hết Nhà nước cần hoàn thiện chính sách thuế nội địa để đảm bảo nguồn thu thay thế cho nguồn thu thuế nhập khẩu giảm. Nguồn thuế nội địa có thể có từ các doanh nghiệp trong nước do tăng lợi nhuận kinh doanh hoặc nguồn thu từ các doanh nghiệp xuất khẩu, các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam là kết quả của quá trình hội nhập.Việc ổn định và tăng cường nguồn thu NSNN giúp Chính phủ có nguồn tài chính đủ lớn để thực hiện các biện pháp phi thuế quan, trong đó có trợ cấp sản xuất cho các doanh nghiệp trong nước, hỗ trợ xúc tiến thương mại mà CPTPP chưa cấm. Cùng với sự cố gắng của doanh nghiệp trong những chiến lược kinh doanh sẽ nâng cao năng lực cạnh của quốc gia, của doanh nghiệp, và của hàng hóa dịch vụ trên thị trường quốc tế .

Để đáp ứng những yêu cầu đó, hơn lúc nào hết tất cả tổ chức, thành viên, cơ quan Nhà nước mỗi quốc gia, cộng đồng các doanh nghiệp và mỗi cá nhân cần nỗ lực, chủ động tiếp thu những đổi mới, nâng cao kiến thức tạo lợi thế cạnh tranh trong mỗi bước đi, thực hiện bước chuyển mình trong điều kiện hội nhập. Góp phần xây dựng thành công một khu vực toàn diện thúc đẩy hội nhập kinh tế tự do hóa thương mại và đầu tư đem lại tăng trưởng kinh tế và lợi ích xã hội đây cũng là mục tiêu mà các nước thành viên trong khối luôn hướng tới.

1. Bạch Huệ (2019). "CPTPP: Giấc mơ ôtô giá rẻ khó thành hiện thực",

VnEconomy, truy cập ngày 15 tháng 04 năm 2019

2. Bảo Anh ( 2019). "Tham gia CPTPP: Nhiều mặt hàng xuất khẩu sẽ tăng tốc",

Tạp Chí Tài Chính, truy cập ngày 12 tháng 04 năm 2019.

3. Báo cáo kỹ thuật tạm thời (2017),“Đánh giá việc thực thi Hiệp định thương mại tự do giữa EU và Liên minh các quốc gia thành viên và Hàn Quốc’”, Tư vấn dân sự và Viện Ifo..

4. Báo Chính Phủ (2019), "Đề xuất Biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi thực hiện CPTPP", truy cập ngày 10 tháng 04 năm 2019.

5. Báo Chính Phủ (2019). "Đại diện HSBC: Doanh nghiệp cần tận dụng CPTPP để tối đa hoá lợi ích" , truy cập ngày 15 tháng 04 năm 2019.

6. Báo Nhân dân điện tử (2019) "Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP'', truy cập ngày 10 tháng 04 năm 2019.

7. Báo thuế toàn cầu ( 2018) ,”Toàn diện và Quan hệ đối tác tiến bộ xuyên quốc gia thỏa thuận”” ,Trung tâm Thuế Châu Mỹ .

8. Bộ kế hoạch và đầu tư Cục phát triển công nghiệp cổng thông tin doanh nghiệp, (2019) , "Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến 2020, tầm nhìn 2030, Bộ kế hoạch và đầu tư Cục phát triển công nghiệp cổng thông tin doanh nghiệp" ,truy cập ngày 13 tháng 04 năm 2019

9. Bộ Tài chính (2018). "Biểu cam kết thuế thuế quan", truy cập ngày 13 tháng 04 năm 2019.

10. Bộ Tài Chính (2019) , "Nghị định Dự thảo biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt để thực hiện hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương giai đoạn 2019-2022" truy cập ngày 12 tháng 04 năm 2019

11. Chung Thủy (2018) "Doanh nghiệp phải tự nâng năng lực cạnh tranh để hưởng lợi từ CPTPP", VOV.VN. , truy cập ngày 12 tháng 04 năm 2019

Lao

động, Hà Nội

13. Đại học Ngoại thương Hà Nội (2003), Giáo trình Thuế và hệ thống thuế ở Việt

Nam, trang 103- 109, Hà Nội.

14. Đăng Thu (2018) "Người tiêu dùng và doanh nghiệp hưởng lợi gì khi CPTPP

được ký kết?", Phụ nữ online, truy cập ngày 12 tháng 04 năm 2019.

15. Daniel Trefler (2004), “Sự dài và ngắn của Hiệp định thương mại tự do Canada-Hoa Kỳ”, Tạp chí kinh tế Mỹ Tập 94 số 4 .

16. Đức Quỳnh (2018) "CPTPP tác động thế nào đến xuất nhập khẩu Việt Nam?"

Vietnambiz., truy cập ngày 10 tháng 04 năm 2019.

17. Hồng Vân (2019) "Chuẩn bị ban hành Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi

thực hiện CPTPP", Hải quan online, truy cập ngày 12 tháng 04 năm 2019.

18. HSBC (2019), “CPTPP có hiệu lực tại Việt Nam, tiếp sức cho tự do thương mại”, truy cập ngày 25 tháng 04 năm 2019.

19. Jenny E. Ligthart & Michael Keen (2002), “Phối hợp giảm thuế và cải cách thuế nội địa", Tạp chí kinh tế quốc tế.

20. LienViet postbank research (2018) , “Báo cáo đánh giá tác động của hiệp định

CPTPP đến một số ngành kinh tế của Việt Nam".

21. Linh Trang, (2019), "Vốn đăng ký FDI quý 1/2019 tăng kỷ lục", VnEconomy, truy cập ngày 11 tháng 04 năm 2019.

22. Mikio Kuwayama (2019), “TPP11 (CPTPP): Ý nghĩa của nó đối với Thương mại Nhật-Mỹ Quan hệ trong thời điểm không chắc chắn'.

23. Minh Hạnh(2019), "Chỉ số giá tiêu dùng quý I/2019 tăng thấp nhất trong 3 năm qua ". truy cập ngày 09 tháng 04 năm 2019.

24. Ngân hàng Thế giới (2018), “Tác động kinh tế và phân bổ thu nhập của Hiệp

định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương: Trường hợp của

Việt Nam”, truy cập ngày 20 tháng 04 năm 2019

25. Ngọc Linh (2019), " Ngành Hải quan nỗ lực tiếp nối đà tăng thu ngân sách của quý I", Thời Báo Tài Chính, truy cập ngày 04 tháng 04 năm 2019.

nghiệp trong hội nhập quốc tế", truy cập ngày 12 tháng 04 năm 2019

27. Nguyễn Trang(2018), " Nhiều mặt hàng thuế 0% sau CPTPP, hàng xách tay

nguy cơ ‘chết yểu’ tại Việt Nam", DKN.TV, truy cập ngày 11 tháng 04 năm 2019

28. Phạm Nguyễn Minh, Nguyễn Thị Nhiêu, Lê Huy Khôi (2018), ‘‘Tác động của

sự phát hiện mới của hợp đồng thương mại tự do (FTA) về phát triển xuất khẩu

- thị trường nhập khẩu của thành viên nghiên cứu trường hợp của Việt Nam” .

29. Phương An, Ngọc ánh (2018) , "Giá sữa khó giảm mạnh" , Cafef., truy cập ngày 11 tháng 04 năm 2019..

30. Rashmi Banga (2019), “CPTPP: Ý nghĩa đối với cán cân thương mại hàng hóa

của Malaysia” .

31. T.J. Pempel ,“Nhật Bản trong Ghế tài xế? Định hình lại trật tự thương mại khu

vực không có Hoa Kỳ Hiện tại”, Tokyo.

32. Theo BNEWS/TTXVN (2019), "CPTPP: Mở cánh cửa nhiều thách thức cho

xuất khẩu Việt Nam", NDH, truy cập ngày 08 tháng 04 năm 2019.

33. Thời báo tài chính (2018) " Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái

Bình Dương (CPTPP):. Các cam kết giảm thuế không tác động đột ngột tới thu

ngân sách", truy cập ngày 11 tháng 04 năm 2019

34. Thời báo tài chính (2019) " Doanh nghiệp làm gì để tận dụng cơ hội từ CPTPP?", truy cập ngày 11 tháng 04 năm 2019

35. Thủy Chung ( 2019), "Một số câu hỏi thường gặp về Hiệp định CPTPPTtruy

cập ngày 11 tháng 04 năm 2019.

36. Tomoo Kikuchia, Kensuke Yanagidab , Huong Vo (2017), “Tác động của các

Hiệp định thương mại khu vực lớn đối với Việt Nam” .

37. Trần Dương (2018), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương toàn diện và tiến bộ”

38. TS. Lê Thị Diệu Huyền (2017), Tài liệu học tập Thuế, Học viện Ngân hàng, Nhà xuất bản Dân trí, Hà Nội

cập ngày 04 tháng 04 năm 2019 .

40. VCCI (2018).,"CPTPP và "nỗi lo"phụ thuộc nguyên liệu từ ngoại khối".

41. Việt Âu (2018)" Hàng hóa trong nước có đủ sức cạnh tranh với hàng nhập từ ASEAN?", bnews.vn. truy cập ngày 11 tháng 04 năm 2019.

42. Vietnamplus ( 2018.) "Thực hiện cam kết FTA: Nhiều thách thức với nguồn thu ngân sách" truy cập ngày 09 tháng 04 năm 2019.

43. Vĩnh Khang (2018). "Giải pháp thu ngân sách khi thuế suất giảm", Nhân dân điện tử., truy cập ngày 05 tháng 04 năm 2019

44. Wikipedia, “Thuế nhập khẩu” (2016), truy cập từ ngày 13 tháng 04 năm 2019, từ

45. Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam - VCCI: http://vcci.com.vn 46. Tạp chí Tài chính : http://tapchitaichinh.vn

47. Tổng cục Hải quan: http://customs.gov.vn 48. Tổng cục Thống kê: http://www.gso.gov.vn 49. Tổng cục Thuế: http://www.gdt.gov.vn

Việt Nam đưa ra một Biểu thuế quan ưu đãi theo từng dòng thuế và áp dụng chung cho tất cả các đối tác CPTPP. Như vậy với mỗi loại hàng hóa (theo dòng thuế), Việt Nam cam kết mở cửa (ưu đãi thuế quan) theo mức và lộ trình khác nhau; được áp dụng chung cho hàng hóa nhập khẩu liên quan từ bất kỳ nước nào trong CPTPP. Trong tổng thể, Việt Nam cam kết ưu đãi thuế quan cho hàng hóa từ các nước CPTPP như sau:

- 65,8% số dòng thuế sẽ được loại bỏ (thuế suất 0%) ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

- 86,5% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 4 kể từ khi Hiệp định có hiệu

Một phần của tài liệu 035 ảnh hưởng của việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu của việt nam khi tham gia hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương,khoá luận tốt nghiệp (Trang 84 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w