Trong những năm đầu Hiệp định có hiệu lực, khi mà năng lực cạnh tranh của đất nuớc, của sản phẩm và của doanh nghiệp chua cao, việc cắt giảm thuế quan của hàng loạt các mặt hàng nhập khẩu sẽ khiến cho sản xuất nội địa không kịp cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu từ các nuớc thành viên CPTPP. Do vậy nhà nuớc có thể cân nhắc sử dụng tạm thời các biện pháp phi thuế quan nhằm ngăn chặn khối luợng nhập khẩu thành phẩm ồ ạt.
Cần có một phuơng huớng sử dụng các biện pháp phi thuế quan để bảo vệ sản xuất nội địa một cách hợp lý và hiệu quả. Cụ thể:
a) Chỉ áp dụng các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ các lĩnh vực một cách có chọn lọc: Quy định trong các Hiệp định thuơng mại tự do và các nguyên tắc của WTO chỉ chấp nhận bảo hộ trong nuớc bằng thuế quan, mọi NTM nhằm mục tiêu bảo hộ cần phải loại bỏ. Tuy nhiên trong một số truờng hợp các nguyên tắc cũng mang tính linh hoạt cho những quốc gia đang phát triển nhu Việt Nam cho phép duy trì các NTM với mục tiêu bảo hộ trong những giai đoạn nhất định. Nhung việc thực hiện các NTM không đúng quy định sẽ thu hút sự chú ý cao của các đối tác thuơng mại và thuờng bị yêu cầu sớm dỡ bỏ. Do vậy cần phải chọn lọc các truờng hợp đặc biệt để thực hiện các NTM một cách có hiệu quả và đúng quy định.
b) Áp dụng tối đã các NTM mới : Trong một số truờng hợp các quốc gia tìm kiếm các biện pháp bảo hộ mới để phù hợp với các quy định đã ký kết mà
vẫn đảm bảo được sự bảo hộ cho ngành và mục tiêu đặt ra. Một số các NTM mới mà các quốc gia phát triển đang áp dụng rất nhiều như quy định về kiểm dịch , quy định về kỹ thuật, quy định về an toàn sức khỏe con người, động vật, yêu cầu bảo vệ môi trường. Những NTM mới này đạt được mức bảo hộ hiệu quả mà không bị buộc phải dỡ bỏ vì vậy các nước đang phát triển như Việt Nam cần tiếp cận và sử dụng các NTM trong một số trường hợp đặc biệt.
c) Xây dựng và áp dụng nhất quán minh bạch các NTM: Nhằm đảm bảo lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế, tạo môi trường pháp lý minh bạch và ổn định, không phân biệt đối xử giữa các nền kinh tế của các quốc gia, làm tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh của nước mình.
Một số biện pháp phi thuế quan Việt Nam nên áp dụng để đảm bảo bảo hộ hiệu quả sản xuất trong nước, vừa đảm đảo thực hiện theo đúng quy định của CPTPP:
Các biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch động thực vật: Các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT), về vệ sinh kiểm dịch động thự vật (SPS), các nước được cấp phép sử dụng những biện pháp này để bảo vệ sức khỏe, đời sống con người, nhưng không được áp dụng nhằm tạo phân biệt đối xử tùy tiện hay hạn chế vô lý đối với thương mại quốc tế.
Các biện pháp chống bán phá giá: hiện tại Việt Nam chưa áp dụng các biện
pháp chống bán phá giá nhằm đối phó với hàng nhập khẩu được bán phá giá vào thị trường trong nước. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng và áp dụng thuế chống bán phá giá ngăn ngừa cạnh tranh không lành mạnh từ bên ngoài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần duy trì môi trường kinh doanh công bằng.
Trợ cấp và các biện pháp đối kháng: Các biện pháp sẽ có tác dụng gián tiếp là hỗ trợ sản xuất nội địa, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh.
Các biện pháp tự vệ: là một công cụ để hạn chế định lượng hàng nhập khẩu
trong thời gian nhất định nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại hoặc có nguy cơ bị thiệt hại nghiêm trọng. Trong thực tế Việt Nam đã áp dụng một số biện pháp tự vệ để bảo vệ một số ngành trong nước nhằm tránh tổn thương do hàng
nhập khẩu gia tăng lớn về số lượng. Có thể sử sụng biện pháp áp dụng hạn ngạch nhập khẩu hoặc các biện pháp khác.
Các biện pháp liên quan đến môi trường: Ngay trong các quy định của Hiệp định CPTPP cũng đã đề cập đến vấn đề này, thực tế cho thấy việc sử dụng các biện pháp liên quan đến môi trường sẽ là một xu hướng tât yếu trong thương mại quốc tế.
Giấy phép nhập khẩu (Import licences) hiệp định về thủ tục cấp giấy phép
nhập khẩu ILP của WTO yêu cầu rằng: chế độ cấp và quản lý giấy phép không được gây phiền toái hơn mức cần thiết; nội dung giấy phép và thủ tục cần phải minh bạch, rõ ràng và có thể dự đoán được; bảo vệ những nhà nhập khẩu và nhà cung cấp nước ngoài khỏi bị chậm trễ không cần thiết do những quyết định độc đoán. Trong CPTPP yêu cầu các quốc gia phải đảm bảo thủ tục cấp phép được rõ ràng, thuận lợi nhấn mạnh yêu cầu minh bạch hóa.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đặc biệt là thực hiện các cam kết quốc tế trong Hiệp định CPTPP Chính phủ cần lựa chọn khôn khéo các loại biện pháp phi quan thuế được phép, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nội địa để phát huy hết tính hiệu quả của các biện pháp phi quan thuế, đồng thời nâng cao khả năng tự đối phó của doanh nghiệp khi các biện pháp phi thuế quan thực sự bị cấm.