Thực hiện theo các cam kết cắt giảm thuế, giảm bớt các rào cản thương mại thông qua thương lượng và áp dụng nguyên tắc không phân biệt. Kết quả sẽ làm chi phí sản xuất giảm (vì chi phí nhập khẩu phục vụ sản xuất giảm đi, khi cắt giảm toàn bộ các dòng thuế nhập khẩu về thuế suất 0%), giá hàng hóa thành phẩm và dịch vụ giảm đi, do vậy chi phí tiêu dùng cũng giảm theo.
Những mặt hàng trong đời sống, từ thực phẩm, quần áo, giá hàng công nghệ cũng giảm đi đáng kể. Cạnh tranh giữa các nhà sản xuất tăng lên, sự lựa chọn của người tiêu dùng trong nước sẽ đa dạng hơn vì vậy sẽ tăng quy mô hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước. Người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn, không chỉ với các mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài mà còn đối với những mặt hàng được sản xuất trong nước do tính cạnh tranh.
Chính việc tham gia Hiệp định CPTPP đã góp phần hòa nhập nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, giúp san bằng giá thành các nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, cạnh tranh trở lên hoàn hảo hơn. Nhờ vậy, các nhà sản xuất có môi trường cạnh tranh lành mạnh để phát triển, giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, tăng thị phần cạnh tranh, cùng với đó Nhà nước được hưởng lợi từ việc đầu tư phát triển, tăng quy mô ngoại thương. Người tiêu dùng được hưởng lợi do thu nhập tăng, mua được sản phẩm giá rẻ, chất lượng cao hơn.
Theo báo cáo nghiên cứu của (HSBC, 2019) “Từ 14/1, rượu vang nho hoặc Champagne có nguồn gốc xuất xứ từ Canada nhập vào Việt Nam thuế NK sẽ được giảm từ 56% hiện nay xuống còn 41% và sẽ giảm còn 36% vào đầu năm 2020. Tôm hùm xuất xứ từ Canada nhập về Việt Nam từ 14/1 cũng giảm thuế nhập khẩu từ 35% xuống còn 15%. Còn các mặt hàng hải sản như cua đông lạnh và cá biển nhập từ Canada và Australia sẽ được xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu”. Người tiêu dùng có thể có cơ hội mua được những sản phẩm với giả rẻ hơn so với trước kia.
Đại diện Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam VCCI cũng cho biết , người tiêu dùng trong nước sẽ tiếp cận những sản phẩm dệt may, da giày có thương
hiệu từ các nước phát triển với giá cả thấp hơn, do một số sản phẩm nhập từ các nước trong “khối” CPTPP thuộc nhóm hàng dệt may, giày dép sẽ được bỏ thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực. Nhựa, sản phẩm từ nhựa, hóa chất, giấy, đồ gỗ, máy móc, thiết bị... cũng được xóa bỏ thuế ngay lập tức, số ít sẽ xóa bỏ sau 4 năm nữa.
Trong cam kết thuế quan của CPTPP các dòng thuế nhập khẩu bị cắt giảm sâu thì hàng hóa nước ngoại ồ ạt vào thị trường nội địa là điều tất yếu. Hàng hóa nhập ngoại từ các nước như Nhật Bản, Úc, Canada. được đánh giá cao về chất lượng và mẫu mã. Chắc chắn khi thuế giảm về 0% hàng hóa từ những nước này sẽ chiếm lĩnh thị trường trong nước, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi có nhiều lựa chọn hàng hóa. Theo thông tin từ công ty cổ phần đầu tư và phân phối Bình Minh nhà phân phối máy ảnh, máy quay phim từ Nhật Bản cho biết “hàng hóa nhập khẩu từ đây sẽ được hưởng thuế suất 0% từ đó giá hàng sẽ giảm từ 3% đến 5% so với trước theo từng loại”, khi đó người tiêu dùng Việt cũng không còn phải chịu cảnh ngóng mua hàng xách tay qua kênh trung gian để mua được hàng giá rẻ. Thị trường hàng xách tay sớm muộn không còn chỗ đứng. So với những mặt hàng phổ thông, hàng xách tay có giá đắt hơn nhiều nhưng vẫn mềm hơn so với hàng nhập khẩu chính ngạch. Tuy nhiên, những sản phẩm xách tay vốn được mặc định không có giấy tờ xuất xứ nên không ai có thể đảm bảo được chất lượng sản phẩm, đặc biệt là đối với những mặt hàng thực phẩm, thuốc chữa bệnh, sữa.
Ngày 14/1 Hiệp định CPTPP đã chính thức có hiệu lực, đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hàng loạt các dòng thuế. Đây sẽ là cơ hội cho người tiêu dùng có thể được mua sữa và các sản phẩm từ sữa với mức giá rẻ bởi trong số 10 nước tham gia Hiệp định CPTPP đã có đến 4 nước xuất khẩu sữa sang thị trường Việt Nam với thị phần lớn nhất. Theo đúng lộ trình, trong vòng 7 năm tới, các loại sữa được nhập khẩu từ New Zealand, Singapore, Nhật Bản.dự báo sẽ có giá rẻ hơn. Tuy nhiên đối với phân khúc thị trường sữa nhập khẩu khi thuế nhập khẩu giảm không thế đánh giá mức giá sữa sẽ giảm trong thời gian tới. Do giá bán sữa còn phụ thuộc vào giá thành sản xuất, chi phí, quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Theo cách nhìn nhận của DN, thuế suất nhập khẩu giảm về 0% thì chỉ những đơn vị nhập khẩu sữa có lợi, doanh nghiệp sản xuất trong lược sẽ chịu áp lực cạnh tranh hơn. Việt Nam là quốc gia nhập khẩu sữa với khối lượng lớn từ
nước ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Úc, Hàn Quốc.. do vậy thuế nhập khẩu giảm làm doanh nghiệp nội địa bị cạnh tranh đối mặt với nguyên liệu sữa nội. Giá sữa trên thị trường khó có thể giảm nhờ thuế vì thuế nhập khẩu sữa vốn thấp khoảng 5% đến 7% khi chưa giảm, kèm theo đó trong cơ cấu giá thành sữa sản phẩm cuối cùng giá nguyên liệu chiếm tỷ lệ nhỏ. Do vậy mặt hàng này được đánh giá là giá có điều kiện giảm nhưng mức giảm không đáng kể.
Ngành hàng ô tô cũng chỉ được xóa bỏ thuế quan vào năm thứ 13 sau khi hiệp định được ký kết, riêng ô tô con có dung tích xi-lanh từ 3.000 CC trở lên, thời gian xóa bỏ thuế là khoảng 10 năm nữa.Với mặt hàng ô tô cũ được nhập theo hạn ngạch, ban đầu Việt Nam chỉ nhập 66 chiếc/năm, tăng dần theo các năm và đạt mức 150 chiếc kể từ năm thứ 16, khi thuế nhập khẩu mặt hàng này bằng 0%. Cụ thể, Việt Nam cam kết sẽ mở cửa hàng rào thuế quan đối với mặt hàng ôtô từ Nhật, Canada trong năm thứ 7 tính từ năm hiệp định được ký kết. Theo đó, ôtô nhập khẩu từ 2 quốc gia này nếu đủ điều kiện về tiêu chuẩn xuất xứ thì sẽ thuế sẽ về 0% theo lộ trình cắt giảm từng năm. Đó là chưa kể những điều kiện gắt gao khác để đạt được tiêu chí thuế 0%. Chẳng hạn như, ôtô phải được sản xuất ở nước sở tại, nếu ôtô Nhật mà sản xuất tại Thái Lan cũng sẽ không được giảm thuế. Mặt khác thuế nhập khẩu sẽ không bao giờ là yếu tố duy nhất xác định giá cả của ô tô vì khi ô tô nhập khẩu vào trong nước ngoài thuế nhập khẩu còn chịu thuế TTĐB, thuế BVMT ,thuế GTGT và các loại phí. Khi giảm thuế nhập khẩu mà tăng các loại thuế và phí khác thì giá ô tô cũng sẽ không giảm.
Với bất kỳ mặt hàng nào, ngành hàng nào càng có sự cạnh tranh thì người tiêu dùng sẽ càng được hưởng lợi. Tuy nhiên, tác động tích cực đó đối với người tiêu dùng cần phải đặt trong bối cảnh nền kinh tế phát triển,không có lạm phát, không có chi phí đẩy như hiện nay. Giá cả các mặt hàng tiêu dùng, mặc dù nhờ có việc cắt giảm thuế đã giảm đi đáng kể, nhưng bù lại lượng giảm đi đó lại có sự gia tăng của giá cả thị trường thế giới, nhất là các loại vật tư cơ bản đầu vào cho sản xuất tăng
VnEconomy
Hình 3.6: Chỉ số CPI của Việt Nam giai đoạn từ tháng 3/2018 đến tháng 3/2019.
CHỈ SÔ CPI CỦA VIỆT NAM
(Từ tháng 3/2018 đến tháng 3'∕2019, đơn vị: % SO với tháng trước)
0,80 _ 0,61 0.59 0,55 υ'°y 0,45 0,33 0,08 0,10 O -0,09 -0,25 A, -0,21 -0,27 -0,29 T3∕2018 T4∕2018 T5∕2018 T6∕2018 T7∕2018 T8/2018 T9∕2018 T10/2018 T11/2018 T12∕2018 T1∕2019 T2∕2019 T3/2019 Nguồn: Tống cục Thống kê
Theo Tổng cục Thống kê chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 năm 2019 “giảm 0,21% so với tháng 2, trong đó 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm. Qua đó, CPI bình quân của quý I/2019 tăng 2,63% so với bình quân cùng kỳ năm 2018, đây là mức tăng thấp nhất trong 3 năm gần đây. Cụ thể, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm nhiều nhất với 1,42% (lương thực giảm 0,55%; thực phẩm giảm 1,97%), góp phần làm CPI chung giảm 0,51%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ khác có chỉ số giá tăng bao gồm giao thông tăng 2,22% do tác động của điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm ngày 2/3/2019, đã tác động làm CPI tăng 0,23%. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,78% chủ yếu do giá gas trong tháng tăng 4,88%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,03%; giáo dục tăng 0,01%. Bên cạnh đó, giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới có xu hướng tăng trở lại như giá nhiên liệu, chất đốt, sắt thép,... nên quý 1 năm 2019 so với cùng kỳ chỉ số giá nhập khẩu tăng 1,06%, chỉ số
giá sản xuất công nghiệp tăng 1,45%; chỉ số giá sản xuất nông nghiệp tăng 3,6%; chỉ số giá xuất khẩu tăng 2,88%.Ve lạm phát, lạm phát cơ bản tháng 3.2019 giảm 0,06% so với tháng truớc và tăng 1,84% so với cùng kỳ năm truớc. Lạm phát cơ bản bình quân quý 1/2019 tăng 1,83% so với bình quân cùng kỳ năm truớc”. Cùng đó, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản là phản ánh biến động giá chủ yếu do việc tăng giá luơng thực, thực phẩm. Nhìn chung trong quý 1/2019 chỉ giá tiêu dùng có tăng, đây là rào cản với nguời tiêu dùng để mua đuợc hàng giá rẻ dù đuợc huởng uu đãi cắt giảm thuế quan từ CPTPP.
Mặt khác do giảm thuế và mở cửa thị truờng, một số hàng hóa nuớc ngoài vào nhiều hơn hình thành xu thế giảm giá. Tuy nhiên, khi đẩy mạnh xuất khẩu, những loại nông sản chúng ta chiếm uu thế sẽ có thêm áp lực cho giá trong nuớc tăng lên. Đây cũng là tác động khiến tăng giá các sản phẩm trên thị truờng.