Tác động tới hoạt động xuất khẩu

Một phần của tài liệu 035 ảnh hưởng của việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu của việt nam khi tham gia hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương,khoá luận tốt nghiệp (Trang 60 - 65)

Việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ tác động đến giá nguyên liệu nhập khẩu đầu vào của các ngành sản xuất hàng xuất khẩu. Nguyên liệu nhập khẩu rẻ hơn, sẽ dẫn đến sản xuất ra các mặt hàng xuất khẩu với mức giá cạnh tranh hơn, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu. Nguợc lại, việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu sẽ tác động tích cực tới các doanh nghiệp sản xuất, tạo vốn để họ có điều kiện tái đầu tu, nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu, trong khung cảnh giá nguyên liệu nhập khẩu giảm.

Tham gia vào CPTPP, cắt giảm thuế nhập khẩu cũng giúp hàng hóa Việt Nam đuợc bình đẳng trên thị truờng thế giới. Các DN Việt Nam dễ dàng mở rộng quan hệ thuơng mại với đối tác tiềm năng khác. Nhờ thế mà DN không quá phụ thuộc vào một thị truờng nào, giúp phân tán rủi ro trong kinh doanh.

Bảng 3. 3. So sánh tổng kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2019 với cùng kỳ các năm trước

Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm xét trong giai đoạn 2015 - 2019 đều tăng. Trong năm 2016 kim ngạch XK tăng 6,6% tuơng ứng 2.4 (tỷ USD) so với năm truớc, năm 2017 kim ngạch XK tăng 15,1 % so với cùng kỳ, riêng trong gia đoạn 2017-2018 kim ngạch XK tăng vọt 25,2 % tuơng ứng 11,26 (tỷ USD). Đến năm 2019 kim ngạch XK 3 tháng đầu năm chỉ tăng nhẹ 5,3 % so với cùng kỳ 2018. Xét về tổng thể có thể đánh giá tác động của những cam kết cắt giảm thuế quan trong CPTPP ảnh huởng chua nhiều đến hoạt động XK của Việt Nam trong những tháng đầu tiên, mặc dù nhiều nuớc đã áp dụng mức thuế quan uu đãi với hàng hóa XK của Việt Nam. Nguyên nhân có thể do sự chậm trễ trong khâu chuẩn bị, các DN vẫn đứng ngoài cuộc chơi CPTPP, chua quan tâm cũng nhu chua chuẩn bị cho mình những hành trang đủ vững để nắm bắt cơ hội mở ra.

Theo báo cáo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (2018) cho rằng “Trong dài hạn, lợi ích đạt đuợc không chỉ là tăng xuất khẩu mà còn bao gồm tăng hàm luợng công nghệ của hàng xuất khẩu. Đầu tu tăng nhờ các lợi ích tiềm năng của CPTPP có thể làm cho xuất khẩu ít phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu hơn, thay vào đó sẽ dựa nhiều hơn vào chuỗi cung ứng trong nuớc để khắc phục các hạn chế của quy tắc xuất xứ. Phản ứng này sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa có giá trị gia tăng, khuyến khích các công ty tu nhân trong nuớc hội nhập tích cực hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và do đó thúc đẩy phát triển khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ ”.

Đặc biệt baó cáo cũng chỉ ra “với CPTPP, Việt Nam sẽ đạt được lợi ích không nhỏ từ xuất khẩu với tổng mức tăng thêm về kim ngạch hơn 4%, tương đương khoảng 4 tỷ USD. Việc tăng xuất khẩu sẽ chủ yếu ở nội khối với tốc độ tăng xuất khẩu sang các nước trong CPTPP thêm 14,3% (giả định lũy tiến đến năm 2035), tương đương 2,61 tỷ USD, trong khi xuất khẩu sang các quốc gia ngoài CPTPP sẽ tăng thêm 1,7% (tương đương 1,4 tỷ USD)”. Như vậy, CPTPP có tác động chuyển hướng thương mại khá lớn và việc tham gia hiệp định này có thể giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, từ đó thúc đẩy tăng trưởng nhiều ngành sản xuất trong nước.

Khi tham gia vào CPTPP sẽ giúp Việt Nam tự do hóa thương mại, tránh phụ thuộc vào một vài thị trường lớn, thúc đấy doanh nghiệp khai phá thị trường mới. Với lộ trình cắt giảm hàng nghìn dòng thuê sẽ là cánh cửa để gia tăng xuất khẩu cho nhiều mặt hàng của Việt Nam có lợi thế như: dệt may, da giầy, đồ gỗ, thủy sản... sang thị trường mới như Canada, Mexico, Peru.

Dệt may được đánh giá là mặt hàng có tính cạnh tranh cao khi XK của Việt Nam, tham gia vào CPTPP có cơ hội được thâm nhập vào các thị trường mới như Australia, New Zealand với mức tiêu thụ khoảng 10 tỷ USD/ năm, trong khi thị phần XK của Việt Nam vào thị trường này chỉ khoảng 500 triệu USD. Đồng thời chênh lệch giữa mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi thông thường MFN (Most favoured nation) và mức thuế quan ưu đãi trong CPTPP cũng khá lớn đây sẽ là cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Mặt khác, ngành này phụ thuộc nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu cho các sản phẩm xuất khẩu do đó việc cắt giảm thuế nhập khẩu cũng sẽ mang lại cơ hội giảm đáng kể giá thành loại sản phẩm này nhờ sự giảm giá của nguyên liệu đầu vào. Từ đó sẽ tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa trong nước trên thị trường thế giới, tạo động lực gia tăng giá trị xuất khẩu cho ngành này. Do vậy các DN trong nước cần phải tận dụng cơ hội từ các cam kết của CPTPP, chủ động nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ các nước thành viên đảm bảo quy tắc xuất xứ, hưởng thuế xuất ưu đãi hoặc có phương án chuẩn bị nguồn cung nội địa giảm bớt phụ thuộc nhập khẩu nguyên liệu từ các quốc gia khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, khu vực ASEAN.

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nhu vãn ghép, khung tranh, khung cửa.. .sẽ đuợc xóa bỏ ngay từ 6% đến 9.5% thuế suất. Việt Nam cũng đuợc huởng lợi từ việc XK đồ thủ công mỹ nghệ sang Canada với mức thuế suất mà nuớc này cam kết xóa bỏ ngay tù 7% về 0%. Với lộ trình cắt giảm thuế NK của Mexico, Việt Nam cũng có cơ hội XK đồ gỗ sang thị truờng này là không nhỏ. Từ đây ta có thể thấy việc gia tăng kim ngạch XK đồ gỗ tăng một cách đột biến là không nhiều nhung cơ hội cho doanh nghệp Việt xuất khẩu mặt hàng này sẽ lớn dần theo lộ trình giảm thuế.

Đối với các ngành công nghiệp nhẹ theo Báo cáo nghiên cứu của WB, CPTPP có thể tạo thêm mức tăng truởng cho nhóm ngành này từ 4% đến 5 %, mức xuất khẩu đạt thêm từ 8,7% đến 9,6%. Trong nhóm ngành công nghiệp nặng mức đánh giá tác động của CPTPP đối với ngành này mức tăng truởng từ 0,8% đến 1,2%, với mức tăng truởng này đuợc nhận xét là không quá lớn do nuớc ta không có lợi thế cạnh tranh vì mức thâm hụt vốn khá nhiều.

Hình 3.5: 10 nhóm hàng xuất khẩu đạt mức tăng lớn nhất về trị giá trong

Nguồn: Thống kê hải quan.

Tổng trị giá XK trong Quí I/2019 đạt 58,86 tỷ USD, tăng 5,3%, tuơng ứng tăng 2,96 tỷ USD so với cùng kỳ năm truớc. Nhóm hàng XK lớn nhất là Máy vi tính

, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 11,34% so với cùng kỳ tương ứng với mức tăng 719 (triệu USD). Nhóm hàng dệt may XK tăng 10,63% tương ứng 685 (triệu USD) so với cùng kỳ 2018, giày dép các loại kim ngạch XK tăng 14,07% tương ứng 485 ( triệu USD), máy móc thiết bị xuất khẩu tăng 7,5% tương ứng 287 (triệu USD), nhóm hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ XK tăng 16,17% tương ứng 316 (triệu USD). Phụ trợ vật tư và phụ tùng xuất khẩu tăng 5,67% tương ứng 116 (triệu USD). Sản phẩm từ chất dẻo XK tăng 127 (triệu USD) tăng 18,64%,hóa chất XK tăng 123 (triệu USD) tăng 33.88%, Săt thép XK tăng 9,35% tương ứng 97 (triệu USD) so với cùng kỳ 2018. Nhìn chung trong quý 1/2019 kim ngạch XK của các nhóm hàng đều tăng so với cùng kỳ 2018, đặc biệt tăng mạnh XK ở các nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm linh kiện điện tử, dệt may là những nhóm hàng mà Việt Nam có lợi thế.

Hiện nay khả năng bảo hộ của Nhà nước để ngành công nghiệp đủ sức đối phó với sức ép cạnh tranh rất hạn chế và ngày càng bị thu hẹp. Ngành công nghiệp buộc phải nỗ lực tối đa để không trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của các quốc gia khác mà còn phải cung cấp ngày càng nhiều hàng hóa cho thế giới. Trong thời gian trước mắt, khả năng tập trung vào các nhóm sản phẩm có thế mạnh có nguồn gốc từ nông nghiệp và công nghiệp tiêu dùng, thực phẩm. Tuy nhiên về lâu dài, lợi thế các nhóm sản phẩm này sẽ giảm, ngành công nghiệp sẽ gặp khó khăn nếu không phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành công nghệ cao, sử dụng nhiều hàm lượng tri thức. Các sản phẩm công nghiệp Việt Nam phải nhập nhiều là xăng dầu, phôi thép và thép xây dựng, phân bón, linh kiện xe máy, linh kiện ô tô và ô tô nguyên chiếc. Tất cả các sản phẩm này Việt Nam đều có nhu cầu tiêu dùng rất cao nên nhập khẩu ở những mặt hàng này đều tăng. Thêm vào đó, Việt Nam phải chịu ảnh hưởng của giá thế giới, mà xu hướng giá thế giới của những mặt hàng này luôn ở mức cao, thậm chí còn hay tăng như xăng dầu, phân bón. Vì vậy Việt Nam cần phải nâng cao năng lực sản xuất trong nước để bớt phụ thuộc quá nhiều vào các sản phẩm nhập khẩu. Trong bối cảnh hội nhập, xuất khẩu Việt Nam cũng cần một chiến lược phát triển lâu dài, để có thể tận dụng tối đa các nguồn lực tự nhiên sẵn có trong nước. CPTPP mang tới cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhưng cũng mang lại không ít những thách thức trong cuộc cạnh tranh trên sân khách, với các

nhà nhập khẩu nội địa cũng như những nhà xuất khẩu từ các quốc gia thành viên CPTPP.

Một phần của tài liệu 035 ảnh hưởng của việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu của việt nam khi tham gia hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương,khoá luận tốt nghiệp (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w