Tác động tới hoạt động sản xuất

Một phần của tài liệu 035 ảnh hưởng của việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu của việt nam khi tham gia hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương,khoá luận tốt nghiệp (Trang 50 - 55)

Theo cách nhìn thực tế từ thị trường, thuế nhập khẩu có xu hướng làm tăng giá trên thị trường nội địa, do đó đây là chính sách để bảo hộ sản xuất, bảo vệ các lĩnh vực công nghiệp trong nước chưa có lợi thế cạnh tranh. Thuế nhập khẩu tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua sự tác động vào giá cả của hàng hóa nhập khẩu trên thị trường. Từ chính sách thuế nhập khẩu, chủ yếu là thuế suất để Nhà nước thực hiện mục tiêu bảo vệ sản xuất trong nước hay không. Nếu áp

dụng chính sách tự do nhập khẩu thì khi có thuế suất giá cả hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng lên, sẽ có tác dụng khuyến khích doanh nghiệp trong nuớc mở rộng sản xuất, đồng thời làm giảm luợng nhập khẩu từ bên ngoài. Nhu vậy thuế nhập khẩu sẽ có tác dụng nhu một công cụ cản trở hàng hóa nuớc ngoài tiếp cận vào thị truờng nội địa, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhà nuớc đuợc huởng lợi về giá và chất luợng. Tỷ suất thuế càng lớn, luợng nhập khẩu càng giảm doanh nghiệp nuớc ngoài sẽ thu hẹp thị phần trong nuớc, trong khi đó doanh nghiệp trong nuớc lại có điều kiện bán hàng giá cao hơn giá quốc tế kích thích mở rộng thị phần và sản xuất.

Tuy nhiên không phải lúc nào cũng mang lại lực cạnh tranh cho DN nội địa mà điều này thuờng chỉ có tác dụng đối với thành phẩm mà DN nội địa có khả năng cung ứng sản phẩm đó với chất luợng và giá cả tuơng đuơng với doanh nghiệp nuớc ngoài, nhung vốn dĩ khá khó đối với nuớc đang phát triển nhu Việt Nam. Mặt khác sự bảo hộ của Nhà nuớc trong điều kiện hội nhập chỉ có thể tồn tại trong ngắn hạn, còn hiện nay duới sức ép của các cam kết hội nhập thì về dài hạn buộc Nhà nuớc phải từng buớc mở cửa thị truờng và cắt giảm thuế suất. Hội nhập quốc tế sẽ nhận đuợc những lợi ích do phân công lao động quốc tế mang lại, tiếp cận các thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới, thực hiện việc đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách với các nuớc, tác động đến các DN sản xuất phải tích cực sử dụng năng lực cạnh trạnh ngắn hạn để tạo buớc tiến mới cho ngành sản xuất của DN nội địa. Đồng thời, thông qua các dự án liên doanh, các DN Việt Nam sẽ nhận đuợc nhiều kinh nghiệm và kiến thức quản lý hiện đại và chiếm lợi thế thông qua cắt giảm chi phí, tăng chất luợng sản phẩm trong dài hạn sẽ tăng năng lực cạnh tranh trong thị truờng mở cửa.

Khi tham gia vào Hiệp định CPTPP, mức thuế nhập khẩu sẽ đuợc cắt giảm theo lộ trình các năm sẽ giúp cho nhập khẩu dễ dàng hơn, các DN Việt Nam có cơ hội lựa chọn nguồn nguyên liệu đầu vào với mức chi phí và chất luợng hợp lý phục vụ cho sản xuất. Đặc biệt trong CPTPP quy tắc xuất xứ của hàng hóa đuợc quy định rất khắt khe, đối với hàng hóa để đuợc huởng mức thuế suất uu đãi khi xuất khẩu sang các nuớc thành viên thì những mặt hàng đó phải đuợc sản xuất từ nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu từ các nuớc trong khối. Đây cũng là cơ hội cho DN nhập khẩu đuợc các nguyên liệu từ những nuớc thành viên trong CPTPP với nguồn cung

giá rẻ, chất lượng tốt. Canada là thị trường XNK lớn thứ hai trong khối thành viên CPTPP mà chưa có bất kỳ hiệp định thương mại đa phương nào với Việt Nam, vì vậy đây được xác định là thị trường tiềm năng cho Việt Nam. Đối với Mexico và Peru là hai thị trường có lợi thế thương mại gần giống với Việt Nam do đó khi cùng tham gia vào CPTPP sẽ có vai trò tương trợ cho nhau.

Hình 3.2: Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các thành viên CPTPP năm 2017

Đơn vị tính : triệu USD

□ XK□ NK

Nguồn: Bộ Tài Chính

Có thể thấy các nước CPTPP chiếm khoảng 15,84% tổng kim ngạch XNK cả nước, khoảng 15,7% kim ngạch XK và chiếm khoảng 16% kim ngạch NK nên sẽ tạo ra thị trường lớn về thương mại cho Việt Nam. Trong đó Nhật Bản là thị trường có giao dịch thương mại nhiều nhất với Việt Nam (kim ngạch XK 16.841 triệu USD, kim ngạch NK 16.592 triệu USD năm 2017), các mặt hàng thực hiện giao dịch thương mại chủ yếu là dệt may, thủy sản, đồ gỗ, hàng hóa trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo là phương tiện vận tải , máy móc thiết bị. Các thị trường Canada (kim ngạch XK 2.700 triệu USD, NK 774 triệu USD), Australia (kim ngạch XK

3.300 triệu USD , kim ngạch NK 3.100 triệu USD) chủ yếu thực hiện giao thuơng các mặt hàng dệt may, giày dép thủy sản. Những thị truờng khác XNK chủ yếu là máy tính, điện thoại.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê trong 3 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vào các nuớc trong nội khối CPTPP tăng tới 22,5% và cao hơn cả mức chung toàn ngành. NK nguyên phụ liệu dệt may và giày dép trong quý I/2019 đạt 1,4 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu tính chung nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu NK trong quý này, kim ngạch lên tới 27,5 tỷ USD, tăng 6,9% và chiếm 47,5% tổng kim ngạch NK. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị truờng Nhật Bản trong quý I/2019 đạt 4,62 tỷ USD, tăng 6,68% so với cùng kỳ năm 2018. Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản đều tăng truởng và lý do đuợc nhìn nhận là nhờ CPTPP do Nhật Bản lần đầu tiên cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho đại đa số hàng nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Tính chung 3 tháng đầu năm, thủy sản các loại xuất khẩu sang Canada đạt khoảng 48 triệu USD, tăng trên 11% so với cùng kỳ năm truớc, cho thấy thị truờng này có nhu cầu ngày càng nhiều hơn.Với mặt hàng gỗ ngành sẽ tăng nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Canada để tận dụng lợi thế về thuế và nguồn gốc xuất xứ, sau đó sẽ xuất khẩu lại những sản phẩm nội thất mà thị truờng Canada có nhu cầu.

Hiệp định có sự tham gia của 11 quốc gia xuyên hai bờ Thái Bình Duơng, mức độ và phạm vi cam kết sâu rộng, sẽ mang lại nhiều thay đổi về môi truờng và điều kiện kinh doanh có tính toàn cầu với không ít cơ hội mới và thách thức cho các DN trong nuớc. CPTPP đuợc kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam cơ cấu lại thị truờng XNK, giảm thâm hụt thuơng mại và mức độ phụ thuộc vào các thị truờng truyền thống, tăng XK và mở ra các thị truờng mới cho DN nuớc ta.

Về mặt lý thuyết khi tham gia vào các Hiệp định thuơng mại tự do (FTA) nền kinh tế của các quốc gia thành viên sẽ trải qua hiệu ứng động thông qua mở rộng thị truờng, thúc đẩy cạnh tranh và thu hút FDI, đó là những thay đổi dài hạn, chất luợng đối với nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên đây cũng là thách thức đối với các DN sản xuất nội địa khi phải chịu áp lực cạnh tranh từ phía các công ty lớn, tập đoàn mạnh từ nuớc ngoài. Theo thống kê các nuớc CPTPP đang đầu tu vào Việt

Nam khoảng 112 tỷ USD, tương đương 15% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam, sẽ tạo điều kiện cho các dòng vốn FDI cũng như đầu tư gián tiếp thông qua hoạt động mua cổ phần, mua bán sáp nhập tiếp tục có cơ hội tăng trưởng.

Hình 3.3: Vốn đăng ký, dự án FDI trong quý I/2019

Tính chung cho cả quý I năm 2019 ta thấy tổng số dự án cấp mới tăng 27,0% tương ứng mức tăng là 785 dự án, tổng số vốn đăng ký là 3.821 (triệu USD) tăng 80,1%. Số dự án đăng ký tăng vốn là 279 dự án tăng 40,2%, nhưng tổng số vốn đầu tư đăng ký tăng vốn giảm 1,298 (triệu USD) giảm 27,5%. Số dự án góp vốn, mua cổ phần tăng 28,6% tương ứng mức tăng 1.653 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký từ góp vốn, mua cổ phần tăng 200,8% tức tăng 5.685 (triệu USD). Nhìn chung trong quý I năm 2019 tổng vốn đăng ký và dự án FDI tăng, đây là tín hiệu khả quan đối với nền kinh tế quốc gia nhưng cũng là tín hiệu cảnh báo đến doanh nghiệp sản xuất trong nước về một thị trường cạnh tranh mạnh mẽ.

Với những quy định trong CPTPP, các DN Việt sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường các nước tham gia hiệp định cho đến “sân nhà”. Trong bối cảnh khả năng thích nghi của DN với kinh tế thị trường còn kém, sức cạnh tranh của hàng hóa chưa cao thì nguy cơ bị lấn át tại thị trường nội địa không phải là ít. Thực trạng của DN Việt hiện nay phần lớn là DNNVV, khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu thông qua việc nắm bắt các luật chơi mới còn hạn chế, lại thiếu nguồn

Năm 2015 2016 2017 2018 2019

vốn đầu tư, việc mở rộng quy mô sản xuất khó khăn, khoa học công nghệ chưa tiến tiến, tỷ lệ ứng dụng công nghệ cao còn thấp nên năng suất lao động thấp. Đồng thời các DN trong nước cũng bị gia tăng cạnh tranh do thị trường có thêm nhiều nguồn cung cấp hàng hóa, dịch vụ với hàng hóa có chất lượng tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn, công nghệ phân phối và tiếp thị tốt hơn... do các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực tài chính, sức mạnh thị trường lớn sẽ dễ giành ưu thế hơn. Vì vậy, cùng với sự hỗ trợ của nhà nước thì bản thân DN phải thay đổi tư duy kinh doanh thích nghi với bối cảnh mới, tích cực tìm hiểu, nắm bắt thông tin và linh hoạt trong việc tiếp cận, tận dụng cơ hội vượt qua được thách thức, sức ép từ CPTPP.

CPTPP mang đến nhiều cơ hội nhưng không ít thách thức cho DN Việt Nam, CPTPP là cuộc chơi của DN với vai trò là lực lượng quan trọng nhất. Cơ chế giải quyết bất đồng được quy định trong CPTPP chủ yếu là hình thức tham vấn lẫn nhau để cùng tìm ra giải pháp thích hợp, nên cởi mở hơn những hiệp định tự do thương mại trước đây. Tuy nhiên VCCI cũng cảnh báo, việc thực thi các cơ chế trong CPTPP đa dạng và chặt chẽ hơn WTO, trong CPTPP các cam kết về thuế quan được quy định chi tiết theo từng dòng thuế trong biếu thuế. Mỗi nước tham gia CPTPP sẽ có một biểu cam kết thuế quan riêng, áp dụng cho từng đối tác hoặc cho tất cả các đối tác trong hiệp định, các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam sẽ phải đối mặt với khó khăn từ những quy định trong CPTPP. Hơn bao giờ hết các DN Việt cần phải nhanh chóng tiếp cận, tìm hiểu rõ điều khoản của CPTPP để đánh giá được cơ hội và thách thức với chính ngành nghề của DN của mình, từ đó có những chiến lược, giải pháp phù hợp trong cạnh tranh, khai thác được các cơ hội mà CPTPP mạng lại.

Một phần của tài liệu 035 ảnh hưởng của việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu của việt nam khi tham gia hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương,khoá luận tốt nghiệp (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w