a) Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Hiệp định CPTPP được ký kết đem lại rất nhiều cơ hội cho các DN, buộc DN phải tự hoàn thiện mình, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập với các nước trong khu vực. Theo như Hiệp định sẽ giảm thuế nhiều mặt hàng bằng cách dỡ bỏ hoặc cắt giảm các hàng rào thuế quan nhằm thúc đẩy việc trao đổi hàng hóa giữa các nước tham gia hiệp định. Đây chính là cơ hội “vàng” cho các DN Việt Nam trong thời gian tới. Trước kia hàng hóa của các nước khi nhập khẩu vào Việt Nam phải chịu thuế XNK cao, nhưng nay thuế suất về 0%, các sản phẩm Việt sẽ phải cạnh tranh rất gay gắt với sản phẩm của nước ngoài ngay trên sân nhà.
Các DN trong nước cần đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường, nhu cầu tiêu dùng của thị trường hiện tại từ đó xây dựng kế hoạch sản xuất theo đúng hướng. Không chỉ dựa vào kinh nghiệm sản xuất của mình mà phải biết kết hợp ứng dụng khao học công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng đủ khả năng cạnh tranh với hàng ngoại nhập. Đồng thời tiếp tục học hỏi áp dụng đầu tư nhiều hơn vào các dịch vụ chất lượng cao như tham gia vào chuỗi cung ứng, dịch vụ ngân hàng, logistic.. Cần tự mình chủ động tìm hướng hợp tác với các thị trường, đối tác trong CPTPP nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp và tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ những nước thành viên. Đây sẽ là cơ hội tốt để doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực và toán cầu, góp phần hiện thực hóa mục đích tham gia CPTPP của Việt Nam.
DN cần có tư duy toàn cầu về các tiêu chuẩn sản xuất, sản phẩm, phương thức phân phối để đầu tư công nghệ, quản lý sản xuất, phát triển năng lực khai thác thị trường tốt hơn. Doanh nghiệp cần tái lập lợi thế mới cho phù hợp với hội nhập quốc tế thông qua tận dụng thành quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để chuyển đổi phương thức sản xuất, tiếp thị, phân phối và quản trị doanh nghiệp.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhất là khi Việt Nam là thành viên của CPTPP thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh trở thành vấn đề sống còn của các DN. Để thực hiện được điều đó thì doanh nghiệp cần:
Một là, về chiến lược các DN cần tập trung xây dựng chiến lược phát triển
bền vững đặc biết chú trọng chiến lược cạnh tranh trong dài hạn và kỹ năng mang tính chiến lược như : Quản trị chiến lược, quản trị rủi ro trong kinh doanh, phân tích và dự báo chiến lược phát triển theo từng thời điểm nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất, gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Hai là, thực hiện các chiến lược cạnh tranh quốc tế mang tính chuyên nghiệp,
lâu dài, ổn định sau :
-Chiến lược con người: phải nâng cao trình độ học vấn, hiểu biết về kinh tế - xã hội, văn hóa, luật pháp... cho các chủ DN, các bộ quản lý và người lao động trong DN.
- Chiến lược về vốn: trong hoạt động kinh doanh của DN, vốn là yếu tố cốt lõi để duy trì hoạt động kinh doanh. Do đó DN cần xây dựng chiến lược huy động vốn và sử dụng vốn một cách hiệu quả để đạt được kết quả kinh doanh tốt. Hiện nay huy động vốn tại các DN có từ nhiều nguồn như vay từ ngân hàng, các công ty, phát hành trái phiều và cổ phiếu thông qua thị trường chứng khoán... Nhưng mục tiêu đặt ra trong chiến lược vẫn là giảm chi phí vay vốn xuống mức tối thiểu.
- Chiến lược hạ thấp chi phí: đối với một sản phẩm được sản xuất ra, chi phí chiếm phầm lớn trong giá trị của sản phẩm. Gỉam thiểu được chi phí nghĩa là DN có khả năng thu về lợi nhuận cao hơn tại mức giá bán không thay đổi điều cốt lõi mà mọi doanh ngiệp luôn hướng tới. Do vậy hạ thấp chi phí đầu vào, chi phí trung gian trong sản xuất doanh nghiệp sẽ tiến tời mức lợi nhuận thu được cao hơn hoặc cung cấp sản phẩm với giá cạnh tranh hơn.
- Chiến lược đổi mớicông nghệ: trong sản xuất DN cần phải tự mình ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới bằng dây truyền công nghệ mới, sử dụng máy
móc thiết bị hiện đại đem lại năng suất trong sản xuất, hạ giá thành SP, tăng tính cạnh tranh cho DN. Nhưng việc đổi mới phải tiến hành đồng bộ,hiệu quả, với mức
sử dụng vốn hợp lý nằm trong khả năng của DN.
- Chiến lược Marketing: bán được hàng là mục đích cuối cùng cùng doanh nghiệp sản xuất, đây là bước quyết định đến sự tồn tại của DN. Để sản phẩm được người tiêu dùng biết đến DN cần phải xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả, từ đội ngũ tiếp thị, quảng cáo, nghiên cứu thị trường cho đến hệ thống phân phối đều phải được nghiên cứu và thực hiện tốt.
Ba là, doanh nghiệp cần phải tận dụng sự hỗ trợ của cơ quan Nhà nước, cơ
quan quản lý về vốn, luật pháp chính sách, tư vấn khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp. Tiếp đến tích cực tham gia các hiệp hội, hội thảo, tổ chức chuyên môn để học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu kiến thức từ các doanh nghiệp khác trên thị trường.
Bốn là, tiếp tục tổ chức lại sản xuất, đổi mới công nghệ và quản trị, số hóa các
quy trình sản xuất và kinh doanh, cơ cấu lại nguồn cung ứng nguyên vật liệu, tăng cường liên kết với các DN khác trong các chuỗi giá trị để bảo đảm nguyên tắc xuất
xứ, hạ giá thành. Song song với đó, nâng cao chất lượng SP đồng thời đáp ứng được các tiêu chuẩn cao về lao động, môi trường, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững của các thị trường nhập khẩu.
Năm là, xây dựng văn hóa doanh nghiệp: văn hóa DN là toàn bộ những giá trị
văn hóa, các quan niệm, tập quán, truyền thống gắn với những hoạt động kinh doanh để theo đuổi thực hiện mục đích của DN. Trong nền kinh tế- xã hội hiện đại ngày này những cái nhìn đánh giá về văn hóa của DN càng trở nên quan trọng nó thể hiện sự tín nhiệm, trung thành của khách hàng đối với DN, có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao sức cạnh trạnh cho DN.
Sáu là ,tham gia tích cực vào việc hiến kế, chung tay với Chính phủ thúc đẩy
cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, làm nền tảng, làm bệ đỡ cho nâng cao năng lực cạnh tranh DN. Bởi suy cho cùng, thì nâng cao năng lực cạnh tranh của DN là yếu tố quyết định thành bại của hội nhập.
Cuối cùng để thực hiện được hiệu quả cạnh tranh doanh nghiệp cần phải thực hiện phương châm liên kết và hợp tác để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của mình trên thị trường. Sự liên kết và hợp tác phải tạo ra sức mạng liên kết trong các nhóm , các tập đoàn kinh tế cùng kinh doanh một số loại sản phẩm nhất định, cùng thực hiện chiến lược xúc tiến thương mại, cạnh tranh với hàng hóa ngoại nhập trên thị trường.
b) Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm
CPTPP sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội nhập khẩu các SP, nguyên liệu từ nhiều nước khác nhau và quy trình nhập khẩu sẽ được đơn giản hóa so với trước đây. Trên cơ sở đó giảm được các chi phí, thuế... kéo theo giảm được giá thành SP.
Tuy nhiên, với lượng hàng hóa nhiều như vậy cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng và giá trị của SP nhập khẩu vào Việt Nam. Do vậy, cần phải siết lại quy trình nhập khẩu hàng hóa để đảm bảo chất lượng cung cấp cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải quan tâm nhiều hơn nữa đến chất lượng, giá thành, giá trị sản phẩm hay nói khác đi là phải tạo ra sự khác biệt.
Cạnh tranh bằng đặc tính sản phẩm và chất lượng sản phẩm
Đặc tính của SP được hiểu đó là một đặc điểm, tính năng được định lượng, một thực tế không thể chối cãi. Mỗi đặc tính của SP sẽ mang lại một giá trị cho người sử dụng. Đi kèm với đặc tính là chất lượng của SP. Đực tính của sản phẩm đem lại lợi ích trực tiếp cho người sử dụng thì chất lượng của SP có vai trò quyết định đến việc người tiêu dùng có sử dụng SP đó tiếp hay không.
Đây là hai yếu tố mang tính cạnh tranh trong các SP của các doanh nghiệp trên thị trường, khách hàng luôn đưa ra những yêu cầu khắt khe cho sản phẩm tiêu dùng, họ luôn có xu hướng so sánh giữa các SP cùng đặc tính của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác nhằm lựa chọn cho mình một SP tốt nhất với mức giá hợp lý và chất lượng cao nhất. Do đó việc nâng cao chất lượng SP là công cụ mà các doanh nghiệp lựa chọn cho mình để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường. Tạo ra một sản phẩm có chất lượng cao phụ vụ nhu cầu tiêu dùng của người mua, đồng thời là yếu tố điều kiện để tạo sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hàng của DN sẽ được đặt lên hàng đầu. Đó chính là yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn và lâu dài cho DN trước những đối thủ cạnh tranh hiện nay.
Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm
Yếu tố quyết định đến tính cạnh tranh của SP phải kể đến đó là giá bán SP. Người tiêu dùng luôn có xu hướng mua SP có giá hợp lý nhưng chất lượng phải là tốt nhất, do đó giá bán của SP sẽ tác động trực tiếp đến quyết định của người mua. Khi thuế nhập khẩu về 0% chắc chắn giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ bị tác động đáng kể. Tùy vào từng mặt hàng có thuế suất khác nhau, sẽ có mức tác động khác nhau đến giả cả, nhưng tính cạnh tranh vẫn sẽ được tạo ra vì hàng nhập khẩu được miễn thuế, giá bán sẽ rẻ hơn, tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt với các SP được sản xuất trong nước. Do vậy các DN nội địa phải thực hiện các chính sách về giá để tạo lợi thế cạnh tranh cho SP của mình. Thông qua chính sách định giá bán doanh nghiệp áp dụng với các loại thị trường khác nhau để đạt được mục tiêu cạnh tranh đề ra. Có các chính sách định giá như sau:
- Chính sách định giá thấp: đây là chính sách định giá hàng hóa thấp hơn giá
phải có tiềm lực về vốn lớn, có tính toán tình huống rủi ro có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Do vậy đây là chính sách hạn chế áp dụng mặc dù đem lại lợi thế cạnh tranh ngay khi thực hiện.
- Chính sách định giá ngang thị trường: Dựa vào mức giá trên thị trường DN sẽ đưa ra các mức giá bán xoay quanh mức giá thị trường của đối thủ cạnh tranh. Nhưng đây là chính sách cần mất nhiều thời gian mới đem lại lợi thế cạnh tranh cho DN vì luôn đứng ngang bằng so với đối thủ. Do vậy để đem lại hiệu quả vượt bâc thì phải kết hợp với những kế hoạch tiếp thị , marketing sản phẩm.. tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu DN .
- Chính sách định giá cao: Đây là chính sách khó đem lại lợi thế cạnh tranh cho DN vì đưa ra chính sách giá bán cao hơn mức giá thị trường. Do vậy đối tượng áp dụng chính sách này là đối tượng đặc biệt đó là các DN độc quyền hoặc các DN có chất lượng cao hơn hẳn DN đối thủ.
- Chính sách định giá phân biệt: Đây cũng là một trong những chính sách được đánh giá hiệu quả khi tạo lợi thế cạnh tranh về giá bán. Doanh nghiệp sẽ đưa ra nhiều mức giá khác nhau được áp dụng theo nhiều tiêu thức khác nhau từ đó vừa giảm được các rủi ro cho DN vừa tạo được lợi thế cạnh tranh cho DN. - Chính sách bán phá giá: Doanh nghiệp đưa ra mức giá bán thấp hơn hẳn so
với giá thị trường, đôi khi còn thấp hơn cả giá thành. Mục tiêu là đánh bại đối thủ cạnh tranh ngay lập tức nhưng rủi ro của DN khi sử dụng chính sách này không hề nhỏ, và đòi hỏi DN có tiềm lực về tài chính đồng thời sẽ chịu sự quản lý của Nhà nước trong luật chống bán phá giá khi sử dụng chính sách này.
Xúc tiến bán hàng
Cạnh tranh bằng nghệ thuật phân phối, tiêu thụ sản phẩm:
Kênh phân phối tiêu thụ SP là giai doạn cuối cùng để khách hàng tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm của DN. Doanh nghiệp nào tổ chức kênh phân phối của mình tốt, tạo ra thuận tiện cho người tiêu dùng thì sẽ đem lại lợi thế hơn so với đối thủ. Hiện nay doanh nghiệp có nhiều hình thức phân phói hàng hóa đến người tiều dung nhưng chủ yếu theo hai kênh phân phối cơ bản đó là:
- Kênh phân phối trực tiếp: hàng hóa được trao đổi mua bán trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.
- Kênh phân phối gián tiếp: Hàng hóa muốn đến tay người tiêu dùng phải thông qua kênh trung gian phan phối đó là các siêu thị và cửa hàng bán lẻ... Việc lựa chọn để áp dụng kênh phân phối nào cho SP của doanh nghiệp sẽ được DN sử dụng tùy vào đặc điểm và thị trường hướng tới. Tạo sự tiện lợi,thoải mái khi mua sắm, không gian đẹp, mỹ quan sẽ thu hút được khách hàng nhờ đó gia tăng SP bán ra.
Bênh cạnh bán hàng theo các kênh phân phối thì hoạt động tiếp thị ,chiêu thị , quảng cáo khuyến mãi phải được đẩy mạnh để làm tăng hiệu ứng vượt doanh số bán hàng , góp phần tạo lợi thế cạnh tranh của DN trên thị trường.
- Chào hàng: là hoạt động thông qua nhân viên trong doanh nghiệp chủ động tìm kiếm , đưa SP của DN giới thiệu với khách hàng. Để đạt được hiệu quả phải nắm rõ ưu điểm, lợi thế sản phẩm của DN so với đối thủ cạnh tranh, kết hợp cới nhu cầu mong muốn của khách hàng thỏa mãn nhu cầu đó.
- Khuyến mãi: là chương trình được tạo ra cho khách hàng mua SP của DN, có tác dụng kích thích người mua tiêu dùng nhiều hơn sản phẩm,làm tăng doanh số bán ra trong trường hợp người tiêu dùng còn đang phân vân.
- Chiêu hàng: là hoạt động đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng , như được dùng thử, được cảm nhận, quan sát, đánh giá sản phẩm trực tiếp, từ đó tạo điều kiện để DN trao đổi gần hơn với khách hàng.
Các dịch vụ kèm theo
Người tiêu dùng luôn mong muốn được chăm sóc quan tâm một cách tốt nhất nên yêu cầu đặt ra là để gia tăng sự hài lòng trong khách hàng thì dịch vụ kèm theo đi cùng với việc tiêu dùng sản phẩm được đặt lên hàng đầu. Nó bao gồm các hoạt động như lắp đặt, sửa chữa, bao gói bảo dưỡng, tư vấn, bảo hành. cũng nên đi kèm theo sản phẩm. Điều này tạo hiệu ứng thúc đẩy khách hàng quay trở lại tiêu dùng sản phẩm, tạo sự tín nhiệm gắn bó với doanh nghiệp, tạo sự khác biệt đối với đối thủ cạnh tranh. Cùng với hoạt động dịch vụ hậu mãi tốt sau bán hàng, doanh nghiệp càng tăng thêm uy tín và thương hiệu trên thị trường.