.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Côngty 2016-2018

Một phần của tài liệu 100 công tác quản trị khoản phải thu tại công ty cổ phần đầu tư sức khỏe và thẩm mỹ ha thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 47)

Giá vốn hàng bán 11.645.766.69

3 9 42,8 7.065.390.237- 18,21- % 81,10 % 84,06 % 77,13

5

Lợi nhuận gộp từ hoạt

động kinh doanh 1.030.116.23 9 16,2 8 2.052.923.188 27,91 18,90 % 15,94 % 22,87 % 6

Doanh thu hoạt động tài chính 4.981.342 78,6 3 -8.324.753 - 73,56 0,02% 0,02% 0,01 % 7

Chi phí hoạt động tài

chính - 47.066.823 - 62,30 95.432.565 335,0 4 0,23% 0,06% 0,30 %

Trong đó: Chi phí lãi

8

Chi phí quản lý kinh doanh

1.047.436.332 1 16,9 1.960.334.525 8 27,0 % 18,50 15,69% % 22,36

9

Lợi nhuận thuần từ hoạt

động kinh doanh 34.728.07 2 9 53,6 -11.168.655 11,23- % 0,19 % 0,22 % 0,21 Thu nhập khác 31.305.78 6 2383,5 7 26.347.52 6 80,7 7 0,004 % 0,07 % 0,14 % ~ĩĩ Chi phí khác 21.870.38 9 7 11129,9 -22.062.517 99,98- % 0,001 % 0,05 % 0,00 "12 Lợi nhuận khác 9.435.397 844,7 8 48.410.04 3 458,76 0,003 % 0,02 % 0,14 %

^13 Lợi nhuận trước thuế 44.163.46

9 1 67,1 37.241.388 7 33,8 % 0,20 % 0,24 % 0,36

^Γ4 Thuế TNDN 21.993.60

9 - 7.448.278 7 33,8 - % 0,05 % 0,07

^15 Lợi nhuận sau thuế 22.169.86

0 33,6 9 29.793.11 0 33,8 7 0,20 % 0,19 % 0,29 % 35

Chỉ tiêu Chênh lệch 2017/2016 Chênh lệch 2018/2017

+/- % +/- %

Doanh thu về bán hàng 11.526.636.499 33,94 -4.457.905.616 -9,80 Doanh thu bán thành phẩm 426.206.616 “õ -426.206.616 -100 Doanh thu cung cấp dịch vụ 38.381.817 215,63 56.303.183 100,22 Doanh thu khác 178.322.709 2814,75 -184.658.000 -100

Tổng 12.169.547.641 35,81 -5.012.467.049 -10,86

(Nguồn: Số liệu được tính toán từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty)

36

Doanh thu

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Bảng 2.2 Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty

(Nguồn: Số liệu được tính từ BCĐTK của công ty) Tổng doanh thu năm 2017 tăng 12.169.547.641 đồng tương ứng với 35,81% so với năm 2016. Doanh thu tăng mạnh như vậy là do doanh thu từ bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác đều tăng lên và đặc biệt là năm 2017 có thêm doanh thu từ bán các thành phẩm. Cụ thể, doanh thu về bán hàng tăng 11.526.636.499 đồng tương ứng với 33,94%, doanh thu bán thành phẩm tăng 426.206.616 đồng, doanh thu cung cấp dịch vụ tăng 38.381.817 đồng tương ứng với 215,75% và doanh thu khác tăng 178.322.709 đồng tương đương với 2814,75% so với năm 2016.

Tuy nhiên, năm 2018 doanh thu giảm 4.942.734.010 đồng tương ứng với 10,86% so với năm 2017. Doanh thu 2018 giảm là do công ty không có doanh thu từ bán thành phẩm và doanh thu khác, doanh thu về bán hàng thì giảm trong khi chỉ có doanh thu từ cung cấp dịch vụ là tăng 56.303.183 đồng tương ứng với 100,22% so với năm 2017. Thêm vào đó, bộ phận kinh doanh và bán hàng của công ty trong năm 2018 có sự biến động về nhân sự, số lượng nhân viên nghỉ việc khá lớn làm ảnh hưởng đến tình hình bán hàng của công ty. Ngoài ra, việc xuất hiện thêm các

doanh nghiệp khác cùng ngành nghề kinh doanh trên thị trường, một số công ty chuyên về mỹ phẩm làm đẹp cũng mở rộng thêm lĩnh vực bán máy móc làm đẹp cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới mức giảm doanh thu.

Các khoản giảm trừ doanh thu

Giai đoạn 2016-2018 chỉ duy nhất năm 2016 phát sinh khoản giảm trừ doanh thu năm 2016 là 500.000.000 đồng. Nguyên nhân là một số máy móc nhập khẩu về bán năm 2016 không đạt yêu cầu về chất lượng. Tuy nhiên, sang năm 2017 và 2018 công ty đã kịp thời xem xét các nguồn máy nhập về, các loại máy móc làm đẹp khi mua về đều được kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng cung cấp ra thị trường. Thêm vào đó, công ty cũng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp hơn, đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng. Vì vậy mà các sản phẩm và dịch vụ công ty đưa ra thị trường không còn xuất hiện việc giảm giá và trả lại hàng hóa.

Doanh thu hoạt động tài chính

Doanh thu tài chính của công ty chủ yếu là lãi từ tiền gửi ngân hàng và một phần nhỏ từ lãi lỗ chênh lệch tỷ giá. Cũng giống như doanh thu thuần, giai đoạn 2016-2018 doanh thu hoạt động tài chính tăng lên năm 2017 và giảm xuống vào năm 2018. Năm 2017, doanh thu hoạt động tài chính tăng 4.981.342 đồng tương đương với 78,63% so với năm 2016. Doanh thu hoạt động tài chính tăng xuất phát từ tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt, một lượng tiền lớn được gửi ở ngân hàng. Doanh thu tài chính năm 2018 giảm 8.324.753 đồng tương ứng với 73,56% so với năm 2017. Năm 2018, mặc dù tình hình kinh doanh khả quan hơn nhưng doanh thu thuần mang lại thấp, tiền thu về ít, do đó doanh thu hoạt động tài chính của công ty cũng giảm theo. Ngoài ra,vì cần đến một lượng tiền lớn nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động mua hàng hóa thanh toán ngay để hưởng chiết khấu thanh toán nên số tiền hiện có trong ngân hàng đã được công ty đã rút ra một một phần.

Chi phí hoạt động kinh doanh

Doanh thu thuần năm 2017 tăng lên đồng nghĩa với giá vốn hàng bán năm 2017 của công ty cũng tăng lên so với năm 2016. Cụ thể, chi phí giá vốn tăng 11.233.321.995 đồng tương đương với 42,89% so với năm 2016. Tỷ trọng chi phí giá vốn trên doanh thu thuần năm 2017 là 84,06% tăng 3,16% so với năm 2016, cho thấy trong năm này để tạo ra 100 đồng doanh thu thuần thì phải tốn 84,06 đồng giá vốn hàng bán. Nguyên nhân là do ảnh hưởng chủ yếu của giá nhập khẩu của máy móc, mỹ phẩm nhập về khá là cao, thêm vào đó giá cước vận chuyển thường xuyên thay đổi và có xu hướng tăng nhẹ trong khi doanh nghiệp không muốn làm ảnh hưởng đến các đơn hàng của công ty nên hầu như ban quản lý của công ty không có động thái tăng giá bán sản phẩm.

Năm 2018, doanh thu thuần giảm kéo theo mức giá vốn hàng bán giảm 7.065.390.237 đồng tương đương với 18.21% so với năm 2017. Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần giảm từ 84,06% (năm 2017) xuống còn 77,13% (năm 2018) là dấu hiệu cho thấy công tác quản lý chi phí giá vốn của công ty đã có sự chuyển biến tích cực, hiệu quả.

Chi phí hoạt động tài chính

Chi phí hoạt động tài chính của DN không có chi phí lãi vay mà là lỗ do chênh lệch tỷ giá đã thực hiện và chưa thực hiện. Chi phí hoạt động tài chính năm 2017 là 28.484.342 đồng, giảm 47.066.823 đồng tương ứng với 62,30% so với năm 2016. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác dự báo và kiểm soát về tỷ giá ngoại tệ của công ty tốt hơn, giúp công ty tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể. Đến năm 2018 chi phí tài chính lại tăng lên 95.432.565 đồng tương đương với 335,04% so với năm 2017. Lý do của sự thay đổi này chủ yếu là do năm 2018 tỷ giá ngoại hối biến động nhiều. Khi đồng CNY mất giá mạnh và Fed nâng lãi suất USD, áp lực lên tỷ giá USD/VND đã rõ nét hơn. Xét chung cả năm thì VND giảm 2,7% so với USD, điều này làm chi phí tài chính của công ty tăng khá mạnh. Đồng thời, cũng do tỷ giá năm này biến động nhiều khiến cho công tác dự đoán và kiểm soát tỷ giá giao dịch nhập khẩu hàng hóa không được chính xác làm tăng chi phí tài chính. Ngoài ra, tuy là công ty có đi vay nhưng không có chi phí lãi vay là do công ty vay của các cá nhân trong công ty, vì vậy mà công ty đã tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể.

Chi phí quản lý kinh doanh

Biểu đồ 2.1 Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty giai đoạn 2016-2018

(Nguồn: BCĐTK công ty giai đoạn 2016-2018) Chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí quản lý kinh doanh năm 2017 tăng 1.047.436.332 đồng tương ứng với 16,91% so với năm 2016. Do doanh thu thuần năm 2017 tăng lên đồng nghĩa với chi phí quản lý kinh doanh cũng sẽ tăng lên. Tỷ trọng chi phí quản lý kinh doanh trên doanh thu thuần cũng giảm từ 18,50% năm 2016 xuống còn 15,69% năm 2017 cho thấy công tác quản lý chi phí kinh doanh đã tốt hơn. Năm 2018, doanh thu thuần giảm nhưng chi phí quản lý kinh doanh lại tăng lên, chi phí quản lý kinh doanh tăng 1.960.334.525 đồng tương đương mức tăng 27,08% so với năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty tiến hành các hoạt động quảng cáo, tiếp thị bán hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, hiệu quả mà nó mang lại không cao, chưa kích thích tiêu dùng, doanh thu mang lại chưa tốt. Cho thấy công ty quản lý loại chi phí này chưa tốt, trong những năm tới công ty nên xem xét kỹ lưỡng, tính toán mức độ cần thiết phải phát sinh chi phí này sao cho hiệu quả nhất có thể để tiết kiệm chi phí cho công ty.

Trong khi doanh thu thuần và giá vốn hàng bán biến động cùng chiều, cùng tăng vào năm 2017 và cùng giảm vào năm 2018 thì lợi nhuận gộp của công ty lại biến động ngược chiều, tăng lên trong giai đoạn 2016-2018. Năm 2017, lợi nhuận gộp tăng 1.030.116.239 đồng tương đương với 16,28% so với năm 2016. Doanh thu thuần và giá vốn đều tăng nhưng mức tăng của doanh thu thuần cao hơn giá vốn vì vậy lợi nhuận gộp đã tăng lên. Đến năm 2018, cả doanh thu thuần và giá vốn cùng giảm xuống, trong khi doanh thu thuần giảm hơn 5 tỷ đồng thì giá vốn lại giảm hơn 7 tỷ đồng vì vậy mà lợi nhuận gộp đã tăng 2.052.923.188 đồng tương ứng với 27,91% so với năm 2017.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Cũng giống như doanh thu thuần và giá vốn hàng bán, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty cũng tăng lên năm 2017 và giảm xuống năm 2018. Các chi phí năm 2017 đều tăng nhưng do doanh thu thuần và doanh thu hoạt động tài chính có mức tăng tốt hơn nên lợi nhuận thuần theo đó cũng tăng 34.728.072 đồng tương đương với 53,69% so với năm 2016. Sang năm 2018, mặc dù lợi nhuận gộp tăng lên nhưng do công ty chưa kiểm soát tốt các loại chi phí kinh doanh, doanh thu hoạt động tài chính giảm mạnh vì vậy mà lợi nhuận gộp không thể bù đắp được các chi phí kinh doanh phát sinh trên làm cho lợi nhuận thuần giảm 11.168.655 đồng tương đương với 11,23% so với năm 2017.

Lợi nhuận khác

Đây là chỉ tiêu có mức tăng nhiều nhất, năm 2017 lợi nhuận khác tăng 9.435.397 đồng tương ứng với 844,78% so với năm 2016. Lợi nhuận khác năm 2018 tăng 48.410.043 đồng tương ứng với 458,76% so với năm 2017. Thu nhập khác của doanh nghiệp giai đoạn 2016-2018 đều cao hơn chi phí khác. Đặc biệt, năm 2018 có khoản thu nhập khác của doanh nghiệp cao hơn rất nhiều so với chi phí khác vì vậy mà trong giai đoạn này lợi nhuận khác luôn tăng.

Lợi nhuận sau thuế

Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì bắt buộc phải tạo ra lợi nhuận. Chính vì vậy, lợi nhuận sau thuế là thước đo phản ánh rõ nét nhất hiệu quả kinh

Chỉ tiêu Chênh lệch 2017/2016 Chênh lệch 2018/2017 +/- % Tỷ trọng +/- % Tỷ trọng Tài sản ngắn hạn 5.222.703.62 0 71,1 8 6,51% 7.436.183.15 5 59,2 1 2,06 %

Tiền và tương đương tiền 2.631.980.50

3 8 1688,4 18,47% 4 213.701.94 7,67 6,25%-

Các khoản phải thu ngắn hạn 1.902.261.38

9 4 234,1 10,35% 1 6.556.314.28 241,51 23,56% Hàng tồn kho 748.303.22 6 12,0 9 -21,10% 775.093.82 9 11,1 7 -14,43% Tài sản ngắn hạn khác - - - - -90,72 -

doanh của doanh nghiệp. Năm 2017, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 22.169.860 đồng tương đương với 33,69% so với năm 2016 do trong năm hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả, đồng thời thu về một số tiền từ tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế. Đến năm 2018, lợi nhuận sau thuế tăng 29.793.110 đồng tương đương với 33,87% so với năm 2017. Mặc dù năm 2017 công ty quản lý các loại chi phí chưa tốt nhưng chỉ tiêu lợi nhuận khác mà công ty tạo ra lại khá lớn vì vậy mà lợi nhuận sau thuế năm 2018 tăng cao hơn năm 2017. Nhìn chung kết quả kinh doanh công ty giai đoạn 2016-2018 vẫn khá tốt. Trong những năm tới ngoài việc đẩy mạnh hơn nữa hoạt động bán hàng thì công ty nên kiểm soát tốt các loại chi phí tránh gây lãng phí tài nguyên công ty, đồng thời cần có các biện pháp để hướng công ty phát triển tốt hơn.

b) Tình hình tài sản - nguồn vốn Tình hình về tài sản

Bảng 2.3 Biến động về cơ cấu tài sản của công ty

(Nguồn: Số liệu được tính toán từ BCĐKT công ty giai đoạn 2016-2018)

Nhìn chung, công ty có cơ cấu tài sản phần lớn là tài sản ngắn hạn. về quy mô tổng tài sản có chiều hướng tăng từ năm 2016-2018. Tổng tài sản của công ty năm 2016 là 8.649.210.934 đồng, tăng thêm 5.101.767.765 đồng vào năm 2017 và đạt 21.410.387.491 đồng vào năm 2018. Sự tăng lên về tổng tài sản cho thấy công ty đang mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Quy mô vốn của công ty đang tăng lên được thể hiện trong sự thay đổi của cả tài sản ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể, năm 2016 tỷ trọng tài sản ngắn hạn là 84,82%, tài sản dài hạn là 15,17% trong tổng tài sản. Tuy nhiên, đến năm 2017 và 2018 tỷ trọng TSNH tăng lên mức lần lượt là 91,33% và 93,39%, tỷ trọng TSDH lại sụt giảm chỉ ở mức lần lượt là 8,66% và 6,60%. Để hiểu rõ hơn về sự thay đổi này, ta sẽ đi xem xét cụ thể về từng loại tài sản.

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu tài sản giai đoạn 2016-2018 của Công ty Cơ cấu tài sản

(Nguồn: BCTC công ty giai đoạn 2016-2018)

Tài sản ngắn hạn

TSNH của công ty có chiều hướng tăng từ năm 2016 đến năm 2018. TSNH năm 2017 tăng 5.222.703.620 đồng tương đương với 71,18% so với năm 2016. Phân tích cơ cấu tài sản cho thấy tài sản ngắn hạn tăng lên chủ yếu là do chỉ tiêu tiền và tương đương tiền của công ty tăng mạnh ( tăng 2.631.980.503 đồng so với năm 2016, tỷ trọng tăng 18,47%) cho thấy công ty đang có một lượng tiền mặt lớn

thấy sự tăng lên của các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho cũng là nguyên nhân dẫn tới tài sản ngắn hạn tăng lên. Năm 2017 kết quả hoạt động kinh doanh của công ty khả quan, chính sách bán hàng được nới lỏng nên sản lượng tiêu thụ của công ty tăng lên kéo theo các khoản phải thu cũng tăng lên. Cuối năm 2017, công ty nhập về một số loại máy móc, thiết bị làm đẹp mới có giá trị lớn để tăng thêm sự lựa chọn cho khách hàng dẫn tới làm tăng hàng tồn kho trong năm. Sang năm 2018, TSNH tiếp tục tăng lên đạt 19.995.703.934 đồng, tăng 7.436.183.155 đồng tương ứng với 59,20% so với năm 2017. TSNH tăng nhiều như vậy chủ yếu là do các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh ( tăng 6.556.314.281 đồng so với năm 2017, tỷ trọng tăng 23,56%). Để tăng doanh thu, công ty đã thực hiện nới lỏng chính sách tín dụng, xuất hàng hóa và vốn nhiều cho đơn vị nội bộ, thêm vào đó dư nợ đầu kỳ của chỉ tiêu phải thu của khách hàng vẫn còn nhiều vì vậy mà làm tăng các khoản phải thu ngắn hạn của công ty.

Tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn của công ty gồm có tài sản cố định và chi phí trả trước. Năm 2017, tài sản dài hạn giảm 120.935.855 đồng tương ứng 9,21% so với năm 2016. Tài sản dài hạn giảm xuống là do tài sản cố định giảm 269.966.888 đồng (tương ứng với 2631%,) và chi phí trả trước tăng 149.031.033 đồng (tương ứng với 52,02% ) so với năm 2016. Bản thân công ty là doanh nghiệp thương mại nên tài sản cố định cũng không có giá trị lớn, trong năm 2017 công ty cũng có mua thêm một số tài sản cố định nhưng không có giá trị lớn, thêm vào đó mức khấu hao trong năm lại nhiều

Một phần của tài liệu 100 công tác quản trị khoản phải thu tại công ty cổ phần đầu tư sức khỏe và thẩm mỹ ha thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w