.4 Biến động về cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu 100 công tác quản trị khoản phải thu tại công ty cổ phần đầu tư sức khỏe và thẩm mỹ ha thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 60)

(Nguồn: Số liệu được tính toán từ BCĐKT của Công ty giai đoạn 2016-2018)

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Nợ phải trả

Nợ phải trả là chỉ tiêu quan trọng trong nguồn vốn và nó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn của công ty H&A. Năm 2017, nợ phải trả tăng 5.048.070.043 đồng tương ứng với 72,63% (tỷ trọng chiếm 87,25%) so với năm 2016. Do công ty không có nợ dài hạn nên nợ phải trả ở đây là nợ ngắn hạn. Cụ thể, năm 2017 phát sinh dư có tài khoản phải trả người bán là 2.013.378.440 đồng trong khi năm 2016 lại không phát sinh dư có khoản tiền này là do công ty trả trước một khoản tiền lớn cho nhà cung cấp vì vậy nó được thể hiện ở dư nợ tài khoản trả trước cho người bán, các chỉ tiêu như thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả khác và phải trả về nội bộ kinh doanh cũng phát sinh dư có với dẫn đến nợ phải trả tăng mạnh vào năm 2017. Thêm nữa là vay ngắn hạn cũng tăng trong năm 2017 thêm 2.700.000.000 đồng làm cho nợ phải trả ngắn hạn của doanh nghiệp tăng. Năm 2018, nợ phải trả tăng 7.570.642.066 đồng tương ứng với 63,10% so với năm 2017, nguyên nhân chính là do tất cả các chỉ tiêu (trừ vay ngắn hạn) trong nợ ngắn đều tăng mạnh đặc biệt là chỉ tiêu phải trả người bán tăng 2.839.506.543 đồng, cho thấy vốn của chủ nợ đang bị công ty chiếm dụng để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình. Có thể thấy công ty có thể có uy tín đối với bạn hàng, được hưởng các điều kiện tín dụng ưu đãi bạn hàng. Bên cạnh đó, công ty cần phải xem xét lại các khoản nợ đối với nội bộ đơn vị kinh doanh và lượng tiền mà công ty phải trả cho các cổ đông để giảm công nợ xuống thấp hơn nữa, giảm thiếu rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Vốn chủ sở hữu

Nhìn chung, nguồn vốn cũng có chiều hướng tăng lên trong giai đoạn 2016- 2018 tương tự như nợ phải trả. VCSH năm 2017 của công ty tăng 53.697.722 đồng tương ứng với 3,160% so với năm 2016. Vốn chủ của công ty chỉ có vốn góp của chủ sở hữu và lợi nhuận chưa phân phối. Giai đoạn 2016-2018 không có sự thay đổi về vốn góp của chủ sở hữu, do đó biến động tăng hay giảm của vốn chủ đều phụ thuộc vào chỉ tiêu lợi nhuận chưa phân phối. Năm 2017, tình hình kinh doanh của công ty khả quan đã tạo ra lợi nhuận vì vậy mà làm lợi nhuận chưa phân phối của công ty tăng thêm 53.697.722 đồng. Sang năm 2018, lợi nhuận sau thuế đạt

117.767.548 đồng làm lợi nhuận chưa phân phối tăng 88.766.726 đồng kéo theo VCSH cũng tăng lên một lượng tương tự như lợi nhuận chưa phân phối.

Phân tích cơ cấu nguồn vốn ta có thể thấy rằng tỷ trọng nợ ngắn hạn đang chiếm phần lớn nguồn vốn công ty, điều này cho thấy tài sản của công ty đang được tài trợ nhiều bằng nợ phải trả, mức độ độc lập về tài chính của H&A chưa cao. Việc sử dụng quá nhiều nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản sẽ tạo ra gánh nặng trả nợ hàng năm cho công ty, đồng thời làm giảm mức độ tự chủ về tài chính của công ty. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ ngắn hạn sẽ giúp công ty không mất nhiều chi phí như sử dụng vốn chủ.

c) Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán

Bảng 2.5 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của công ty H&A

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

1,056 1,047 1,022

Khả năng thanh toán nhanh 0,165 0,469 0,628 Khả năng thanh toán tức thời 0,048 0,242 0,154

(Nguồn: Số liệu được tính toán từ BCĐKT của công ty H&A)

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn từ năm 2016 đến năm 2018 có xu hướng giảm dần và có trị số xấp xỉ bằng 1, chưa đạt tới tỷ số mong muốn của các chủ nợ. Hiện tại, doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính khả quan. Thêm vào đó, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn giảm dần qua các năm (từ 1,056 lần giảm xuống còn 1,022 lần) giai đoạn 2016-2018 cho thấy mức độ an toàn về tài chính của công ty đang kém dần.

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Lợi nhuận sau thuế 65.804.57

8 8 87.974.43 8 117.767.54

Doanh thu thuần 33.476.494.85 6 46.152.377.788 41.139.910.739 Tổng TS bình quân 6.958.593.65 5 11.200.094.817 17.580.683.095 VCSH bình quân 1.666.451.94 5 5 1.726.203.09 9 1.797.435.31 ROS 0,197 % 0,191 % 0,286 % ROA 0,946 % % 0,785 % 0,670 ROE 3,949 % % 5,096 % 6,552

Hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty có xu hướng tăng dần giai đoạn 2016-2018 nhưng các hệ số này của cả 3 năm đều thấp hơn 1. Năm 2017, trị số thanh toán nhanh tăng 0,304 lần so với năm 2016. Đến năm 2018, trị số này tiếp tục tăng thêm 0,159 lần so với năm 2017. Khi đối chiếu với khung tham chiếu các hệ số về khả năng thanh toán nhanh cho thấy công ty không đảm bảo khả năng thanh toán nhanh, an toàn về vốn của H&A đang kém dần.

Khả năng thanh toán tức thời

Nhìn chung hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty từ năm 2016 đến năm 2018 có tăng lên. Trị số thanh toán tức thời này năm 2017 là 0,242, tăng 0,194 lần so với năm 2016. Qua năm 2018 hệ số này giảm 0,088 lần so với năm 2017). Có thể thấy trị số này của công ty của cả 3 năm đều chưa chạm tới hệ số 0,5 và đang ở mức khá thấp cho thấy công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn nếu đến hạn thanh toán.

Từ bảng 2.5 khi so sánh với trị số hợp lý về khả năng thanh toán có thể thấy được các hệ số khả năng thanh toán của công ty giai đoạn 2016-2018 đang ở mức thấp và dừng lại ở mức có thể có đủ năng lực thanh toán cho các chủ nợ. Tuy nhiên, để có thể đánh giá chính xác hơn về khả năng thanh toán của công ty thì cần phải xem xét các hệ số này với các trị số trung bình ngành. Trong trường hợp nếu các hệ số này của công ty cao hơn hoặc tương tự như các hệ số trung bình ngành chứng tỏ tình hình tài chính của H&A đang ở mức an toàn và đáp ứng được khả năng thanh toán khi tới hạn trả nợ và ngược lại.

d) Một số chỉ tiêu lợi nhuận

50

Bảng 2.6 Chỉ sô khả năng sinh lời

(Nguồn: SÔ liệu được tính từ BCTC của Công ty)

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)

Tại công ty Đầu tư sức khỏe và thẩm mỹ H&A, tỷ suất sinh lời trên doanh thu năm 2017 là 0,191% thấp hơn 0,006% so với năm 2016. Năm 2018, tỷ suất sinh lời là 0,286%, cao hơn 0,096% so với năm 2017. Điều này có ý nghĩa cứ 100 đồng doanh thu thì tạo ra 0,191 đồng lợi nhuận vào năm 2017 và 0,286 đồng vào năm 2018. Mặc dù cả lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần đều tăng lên vào năm 2017 nhưng giá trị lợi nhuận được tạo ra trong năm 2017 thấp hơn nhiều so với doanh thu thuần, trong khi đó chi phí cho hoạt động kinh doanh lại lớn do đó làm cho giá trị lợi nhuận sau thuế không cao. Năm 2018, công ty quản lý chưa tôt các loại chi phí, doanh thu thuần lại giảm nhưng nhờ có thêm khoản lợi nhuận khác nên lợi nhuận ròng của công ty đã tăng lên. Trong thời gian tới, công ty nên có những biện pháp để kiểm soát chi phí tôt hơn, cô gắng cắt giảm những chi phí không cần thiết để mang lại hiệu quả kinh tế hơn.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Cả lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản bình quân của công ty đều tăng lên trong giai đoạn 2016-2018. Tuy nhiên, tôc độ tăng của tổng tài sản bình quân lớn

nhiều so với tốc độ tăng của lợi nhuận do đó mà ROA của công ty có xu hướng giảm trong giai đoạn này. Năm 2017, cứ 100 đồng giá trị tài sản thì tạo ra 0,785 đồng doanh thu, giảm 0,16 đồng so với năm 2016. Vào năm 2018 thì 100 đồng giá trị tài sản lại chỉ tạo ra 0,67 đồng lợi nhuận ròng, giảm 0,116 đồng so với năm 2017.

Sự suy giảm của chỉ tiêu ROA trong giai đoạn 2016-2018 cho thấy công ty chưa sử dụng hiệu quả nguồn lực tài sản hiện có, hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa thật sự hiệu quả dù vẫn có lợi nhuận. Về mặt dài hạn thì công ty cần có kế hoạch kinh doanh chi tiết, cụ thể để phát hiện kịp thời những vấn đề nảy sinh và tìm cách khắc phục.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) là số tiền lợi nhuận trở lại như một tỷ lệ vốn chủ sở hữu. Nó cho thấy có bao nhiêu lợi nhuận kiếm được của một công ty so với tổng số vốn chủ sở hữu của công ty đó. Nó là chỉ tiêu để đo lường khả năng sinh lời của một công ty đối với chủ đầu tư.

Năm 2016, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là 3,949%, năm 2017 tiếp tục tăng lên 5,096%. Sang năm 2018, chỉ tiêu ROE tăng 1,456% so với năm 2017. Điều này có ý nghĩa là năm 2017 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra 5,096 đồng lợi nhuận nhưng qua năm 2018 thì 100 đồng vốn chủ sở hữu lại tạo ra 6,552 đồng. Có được sự thay đổi khá tốt như vậy là do sự tăng lên của vốn chủ sở hữu qua các năm (năm 2017 vốn chủ tăng 3,586% so với năm 2016 và năm 2018 thì tăng 4,127% so với năm 2017). Thêm vào đó, lợi nhuận của công ty cũng đang có chiều hướng tăng lên từ năm 2016-2018 vì vậy mà ROE tăng lên cũng là điều dễ hiểu.

2.2 Thực trạng công tác quản trị khoản phải thu của Công Ty Cổ Phần Đầu TưSức Khỏe Và Thẩm Mỹ H&A. Sức Khỏe Và Thẩm Mỹ H&A.

2.2.1 Thực trạng các khoản phải thu của Công ty H&A giai đoạn 2016-2018

Từ bảng cân đối kế toán của công ty qua 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018, ta có thể thấy chỉ tiêu các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản phải thu ngắn hạn và nó có mối liên hệ trực tiếp tới doanh thu của công ty. Cơ cấu các khoản phải thu của H&A được thể hiện qua bảng sau:

Chỉ tiêu

Chênh lệch 2017/2016 Chênh lệch 2018/2017 Tỷ trọng (%)

Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Phải thu khách hàng 2.268.683.65

6 5012,12% 3.780.686.336 163,39% 5,57% 85,24% 65,74%

Trả trước cho người bán -701.818.994 -100% ~0 “0% 86,38% 0,00% 0,00%

Vốn kinh doanh ở đơn vị trưc thuộc

222.262.478 0% 2.304.554.626 1036,86% 0,00% 8,19%

27,25%

Phải thu khác 113.134.249 173,06% 471.073.319 263,90% 8,05% 6,58% 7,01%

Tài sản thiếu chờ xử lý ~0 “0% ~0 0% 0,00% 0,00% 0,00%

Dự phòng phải thu khó đòi ~0 “0% ~0 0% 0,00% 0,00% 0,00%

Tổng cộng 1.902.261.38

9 234,14% 6.556.314.281 241,51%

Bảng 2.7 Biến động của các khoản phải thu của Công ty H&A

Chỉ tiêu Chênh lệch 2017/2016 Chênh lệch 2018/2017 Tuyệt đối Tương

đối

Tuyệt đối Tương đối Các khoản phải thu

ngắn hạn 1.902.261.38 9 234,14% 1 6.556.314.28 241,51% Tài sản ngắn hạn 5.222.703.62 0 71,18 % 7.436.183.15 5 59,21 % Tỷ lệ phải thu ngắn hạn/Tài sản ngắn hạn 10,54 % %24,75

(Nguồn: Số liệu được tính toán từ Bảng cân đối kế toán của Công ty)

53

Bảng 2.8 Phân tích tỷ lệ liên quan đến khoản phải thu

(Nguồn: Số liệu được tính từ Bảng cân đối kế toán của Công ty) Nhìn chung, các khoản phải thu ngắn hạn của công ty có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2016-2018. Phải thu ngắn hạn năm 2017 tăng 1.902.261.389 đồng tương ứng với 234,138% so với năm 2016, sau đó tiếp tục tăng lên vào năm 2018 và tăng 6.556.314.281 đồng tương đương với 241,510% so với năm 2017. Nguyên nhân của việc tăng lên trong giai đoạn này cho thấy ngoài việc mở rộng quy mô kinh doanh, mở rộng thị trường, nhiều mặt hàng mới hằng năm được công ty nhập về bán thì công ty còn linh động trong việc thực hiện chính sách bán hàng cũng như chính sách tín dụng của mình.

Năm 2017, TSNH của công ty tăng hơn 5 tỷ đồng, tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 21,61% TSNH của công ty. Trong các khoản phải thu ngắn hạn thì phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất, lên tới 85,237%. Qua năm 2018, TSNH tiếp tục tăng mạnh và sự tăng mạnh này chủ yếu là do sự tăng lên của các khoản phải thu ngắn hạn. Tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn năm 2018 chiếm tới 46,37% tổng TSNH của công ty. Tuy nhiên, qua năm này tỷ trọng của phải thu khách hàng đã giảm xuống. Công ty đã thực hiện nới lỏng chính sách tín dụng cho nhiều khách hàng mới, cấp tín dụng cho khách hàng do đó khoản phải thu tăng lên đáng kể

2.2.2 Thực trạng công tác quản trị các khoản phải thu tại công ty Cổ phầnĐTSK và TM H&A. ĐTSK và TM H&A.

a) Xây dựng chính sách tín dụng

Tiêu chuẩn tín dụng

Giai đoạn 2017-2018, công ty áp dụng duy nhất một tiêu chuẩn tín dụng cho tất cả các khách hàng sử dụng máy móc thiết bị, các dịch vụ về Thẩm mỹ - Làm đẹp mà công ty cung cấp. Các khách hàng khi mua sản phẩm, dịch vụ của công ty muốn được cấp tín dụng thì cần phải đáp ứng được một tiêu chí trong các tiêu chí sau: -Có tình hình tài chính tốt hoặc kinh doanh ổn định. Công ty sẽ xem xét tình hình và kết quả kinh doanh của khách hàng để đưa ra quyết định cấp tín dụng phù hợp. -Là khách hàng có lịch sử mua hàng nhiều lần, có lịch sử thanh toán tốt đối với công ty.

Ngoài ra, vẫn có những trường hợp khách hàng được công ty linh động trong việc cấp tín dụng mà không thỏa mãn một trong các điều kiện trên như: khách hàng là người thân, người quen của nhân viên trong công ty; khách hàng đang có tài chính không tốt nhưng nếu xét thấy các yếu tố khách quan khác tốt thì vẫn có thể được cấp tín dụng và một số trường hợp khác nữa.

Điều khoản tín dụng *Thời hạn tín dụng

Thời hạn tín dụng thì không được quy định theo một mức cụ thể. Tùy thuộc vào từng trường hợp khách hàng khác nhau mà có quy định riêng. Công ty luôn khuyến khích khách hàng mua hàng thanh toán ngay hoặc trả trước, tuy nhiên đối với các khách hàng thỏa mãn tiêu chí về tiêu chuẩn tín dụng thì vẫn sẽ được cấp tín dụng.

Đối với tất cả khách hàng khi mua hàng hóa, dịch vụ của công ty đều phải đặt cọc một số tiền trước khi nhận máy móc, dịch vụ. Số tiền phải đặt cọc là bao nhiêu thì tùy thuộc vào người mua nhưng ít nhất là 10% giá trị hợp đồng kinh tế.

Đối với khách hàng thanh toán ngay thì khách hàng phải thanh toán ngay sau khi bàn giao máy ( bao gồm cả việc kiểm tra máy, chạy thử máy, hướng dẫn sử dụng, bảo hành...), mỹ phẩm, dịch vụ. Đối với khách hàng được cấp tín dụng thì số tiền còn lại mà khách hàng phải thanh toán được phép trả thành nhiều lần theo quy định trong hợp đồng kinh tế đã ký (tùy theo từng đối tượng khách hàng khác nhau mà hợp đồng sẽ có điều khoản quy định cụ thể riêng).

Quy định về thời hạn tín dụng đối với khách hàng được cấp tín dụng của công ty được áp dụng trong giai đoạn này như sau:

Đối tượng 1: Những khách hàng có hợp đồng kinh tế có giá trị nhỏ hơn 300 triệu đồng thì có thời gian thanh toán là sau 30 ngày kể từ ngày công ty bàn giao hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.

Đối tượng 2: Những khách hàng có hợp đồng kinh tế có giá trị từ 300 đến 500 triệu đồng thì khách hàng được trả tiền từ hai đến ba lần, lần đầu là sau 30 ngày kể từ ngày bàn giao hàng hóa. Các lần trả kế tiếp cách lần trả trước đó là 20 ngày.

Đối tượng 3: Những khách hàng có hợp đồng kinh tế có giá trị từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng thì khách hàng được trả tiền từ ba đến bốn lần, lần đầu là sau 30 ngày kể từ ngày bàn giao hàng hóa. Các lần trả kế tiếp cách lần trả trước đó là 20 ngày.

Đối tượng 4: Những khách hàng có hợp đồng kinh tế có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên đồng thì khách hàng được trả tiền từ bốn đến năm lần, lần đầu là sau 30 ngày kể từ ngày bàn giao hàng hóa. Các lần trả kế tiếp cách lần trả trước đó là 20 ngày.

Một phần của tài liệu 100 công tác quản trị khoản phải thu tại công ty cổ phần đầu tư sức khỏe và thẩm mỹ ha thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w