1 .Tổng quan nghiên cứu
3.2 Giải pháp hoàn hoàn thiện công tác quản lý nợphải thu tại côngty
3.2.4 Các giải pháp khác
a) Lập dự phòng khoản phải thu khó đòi
Trích lập dự phòng là cần thiết cho hoạt động kinh doanh của công ty nhằm tránh khỏi những tổn thất, rủi ro không đáng có trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Khi công ty tiến hành trích lập dự phòng phải thu khó đòi sẽ làm tăng chi phí kinh doanh từ đó làm giảm lợi nhuận và thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, việc trích lập dự phòng sẽ giúp cho công ty có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất về các khoản nợ khó đòi có thể xảy ra trong các năm tới, nhằm đảm bảo vốn kinh doanh.
Tại công ty H&A hiện nay chỉ tiêu dự phòng phải thu khó đòi chưa được trích lập và thực tế đã cho thấy tình trạng nợ quá hạn, nợ khó đòi đã xảy ra do đó để đề phòng các trường hợp rủi ro có thể xảy ra thì công ty nên tiến hành trích lập dự phòng.
Việc tính toán tỷ lệ trích lập dự phòng như thế nào, ước tính bao nhiêu sao cho hợp lý được dựa trên việc phân loại nợ và mỗi loại nợ sẽ có một tỷ lệ trích lập khác nhau cần phải được công ty quan tâm.
b) Tìm tín dụng cho người mua
Tại công ty H&A không thiếu những trường hợp khách hàng muốn mua hàng nhưng lại không đủ khả năng thanh toán ngay. Có những hợp đồng kinh tế của công ty được ký kết khi công ty linh động trong việc thanh toán của khách hàng bằng cách cho người mua hàng được nợ tiền trong một khoảng thời gian nhất định hoặc sẽ cho khách hàng thanh toán thành nhiều đợt khác nhau. Tuy nhiên, cách thức thực hiện này mặc dù đem lại doanh thu, lợi nhuận cho công ty nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với công ty. Thực tế thì công ty có khá nhiều nợ quá hạn, nợ khó đòi làm ảnh hưởng tới vốn kinh doanh của công ty. Chính vì vậy, việc công ty đưa ra các gợi ý, hướng dẫn giúp khách hàng tìm đến các tổ chức tín dụng (ngân hàng, quỹ tín dụng, công ty tài chính...) để vay tiền là một giải pháp khá hữu hiệu. Công ty có thể làm cầu nối giúp khách hàng và tổ chức tín dụng liên hệ với nhau. Việc này không chỉ giúp công ty bán hàng thu được tiền ngay hoặc có thể tổ chức tài chính sẽ đứng ra thanh toán cho khách hàng mà còn làm giảm nợ phải thu, rủi ro vốn và làm tăng an toàn về vốn cho công ty. Bên cạnh đó, khách hàng cũng sẽ mua được hàng hóa theo mong muốn còn tổ chức tín dụng thì mang về doanh thu cho mình.
c) Rà soát lịch sử khách hàng có thanh khoản tốt
Tại công ty H&A, khách hàng đã mua hàng của công ty đều được lưu trữ trong hệ thống thanh toán về bán hàng. Đa số những khách hàng thân quen của công ty đều thường xuyên mua sản phẩm của công ty và hầu hết những người đó sẽ thanh toán tiền hàng ngay cho công ty hoặc có thể nợ một phần nhỏ nhưng sẽ thanh toán nốt trong thời gian ngắn. Cũng có những trường hợp khách hàng mua hàng của công ty từ 1-2 lần nhưng đều trả tiền ngay. Công ty nên khai thác những khách hàng có lịch sử thanh toán tốt, tài chính tốt hoặc ổn định, thường xuyên cập nhật và giới thiệu với họ những sản phẩm mới, chất lượng tốt vừa có thể tăng doanh vừa giảm được nợ phải thu.
e) Quản trị kiểm soát rủi ro nội bộ
Đối với tình hình hiện tại, khi mà công ty đang mở rộng quy mô kinh doanh, số lượng nhân viên được tuyển vào khá lớn thì công tác thực hiện giám sát, kiểm tra quá trình và tiến độ vận chuyển hàng hóa nhằm tránh thất thoát hay hành vi gian lận của nhân viên cần phải được chú trọng. Việc kiểm tra nội bộ này còn liên quan đến việc kiểm tra khả năng tài chính của khách hàng để xem xét, cân nhắc có nên cho họ được hưởng tín dụng thương mại khi mua hàng hay không, những khách hàng tuy không đạt tiêu chuẩn về tín dụng nhưng nếu có mối quan hệ tốt hoặc là người thân của cán bộ nhân viên trong công ty thì có thể được cấp tín dụng. Tính chính xác và độ tin cậy của kết quả kinh doanh cuối kỳ có thể bị ảnh hưởng lớn bởi các vấn dề liên quan đến tín dụng thương mại. Doanh thu cuối kỳ có thể bị phóng đại và chi phí thì bị che đậy bởi sự tồn tại của một số lượng nợ xấu khó đòi trong bảng cân đối kế toán.
Công tác kiểm soát nội bộ cần được thực hiện thường xuyên và định kỳ khoảng ba tháng một lần. Công ty cần tập trung và tăng cường kiểm tra các khách hàng quá hạn nợ và có nợ xấu, đánh giá việc thực hiện các biện pháp quản lý nợ có vấn đề và tình hình thu hồi nợ. Công tác kiểm tra nội bộ cần thực hiện có trọng điểm, được rà soát theo đối tượng tín dụng, với những khách hàng tiềm ẩn nguy cơ có thể gây ra rủi ro đối với công ty thì nên đề ra giải pháp để kịp thời chấn chỉnh và đề xuất thêm các biện pháp khác để tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng.