2.3.1 Ket quả đạt được
Từ những phân tích trên, ta thấy được công ty H&A đã có nhiều bước tiến trong công tác quản trị các khoản phải thu giai đoạn 2016-2018. Năm 2017 khi công ty tiến hành mở rộng quy mô kinh doanh đã có nhiều sự thay đổi trong chính sách bán hàng và chính sách tín dụng nhằm thúc đẩy mạnh hơn hoạt động kinh doanh, mở rộng thêm nhiều mặt hàng, dịch vụ mới.
Giai đoạn 2017-2018 doanh thu thuần của công ty tăng rất mạnh so với năm 2016 cho thấy hiệu quả đạt được từ việc áp dụng chính sách tín dụng trong bán hàng. Doanh thu tăng mạnh kéo theo phải thu tăng lên rất mạnh, số lượng khách hàng của công ty cũng tăng lên khá nhiều, danh tiếng trên thị trường của công ty được nhiều người biết đến hơn.
Các cách thức thu hồi nợ như dừng bảo hành máy hay phạt nhân viên kinh doanh cũng đã mang lại những hiệu quả nhất định.
Các bộ phận tham gia quản lý khoản phải thu đã có sự gắn kết, cùng tham gia quản lý công tác quản trị khoản phải thu.
Mặc dù một số chỉ tiêu về hoạt động và lợi nhuận vẫn còn chưa tốt nhưng đây cũng là kết quả đáng khích lệ cho công ty.
2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân
a) Hạn chế còn tồn tại
Mặc dù đạt được những kết quả tích cực trong ngắn hạn nhưng về lâu dài thì cho thấy mô hình công ty đang sử dụng chưa thực sự phù hợp với tình hình tài chính công ty.
Công ty chưa tiến hành trích lập dự phòng phải thu khó đòi để bù đắp vào những trường hợp nợ khó đòi.
Chính sách tín dụng mà công ty đang sử dụng ngày càng cho thấy những bất cập trong thực hiện, làm cho vốn của H&A bị chiếm dụng nhiều. Tuy rằng chính sách này làm tăng sức cạnh tranh cho công ty trên thị trường nhưng tình trạng nợ quá hạn lại xảy ra nhiều đối với công ty. Ngoài ra khi cấp tín dụng công ty chưa thực hiện việc phân tích các yêu cầu tín dụng đối với khách hàng dẫn đến nguy cơ mất vốn cao.
Mô hình quản trị khoản phải thu của công ty đang sử dụng chưa tính đến rủi ro tín dụng và phần nợ xấu khó đòi bởi vậy khi áp dụng chưa đem lại hiệu quả thực tế cao dẫn tới các chi phí liên quan đến quản lý các khoản phải thu tăng lên.
Đối với những khách hàng được cấp tín dụng nhưng không thỏa mãn yêu cầu cấp tín mà vẫn được công ty cấp tín dụng không có tài sản thế chấp, đảm bảo do đó nếu nợ quá hạn xảy ra lâu ngày hoặc nợ khó thu hồi được thì công ty cũng không thể thu hồi được vốn để bù đắp phần nào nợ chưa thu được của khách hàng.
Các khoản phải thu tăng mạnh trong giai đoạn 2017-2018 là do công ty chủ yếu quan tâm tới việc mang doanh thu về, ít tập trung vào việc kiểm soát nợ. Bên cạnh việc cấp tín dụng cho nhiều khách hàng mới thì việc công ty cởi mở hơn trong việc cấp tín dụng đối với các khách hàng truyền thống cũng là nguyên nhân làm cho các khoản phải thu tăng lên. Khi thu hồi nợ công ty sẽ không dùng biện pháp mạnh đối với họ và bản thân họ cũng cố tình kéo dài việc thanh toán do là khách truyền thống. Việc này khiến cho vòng quay khoản phải thu giảm xuống, kỳ thu tiền trung bình tăng lên, vốn bị ứ đọng lâu ngày, vòng quay vốn kinh doanh gặp khó khăn.
b) Nguyên nhân của tồn tại
Mô hình quản trị và công tác thu hồi nợ của công ty còn khá đơn giản, chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, mô hình áp dụng còn chưa tính đến rủi ro tín dụng như nợ quá hạn, nợ khó đòi.
Do đặc điểm khách hàng của công ty chủ yếu là các cá nhân như spa, thẩm mỹ viện nhỏ lẻ. Có khá ít khách là các bệnh viện, các thẩm mỹ viện lớn vì vậy công
tác phân tích các yêu cầu tín dụng đối với khách hàng khó được thực hiện và thiếu tính chính xác.
Các nhân viên kinh doanh chưa có nhiều sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm về chuyên môn phân tích tài chính khách hàng, vì vậy mà việc cấp tín dụng cho khách hàng được quyết định thông qua những thông tin khách hàng cung cấp cho họ, qua quan sát thường của họ đối với khách hàng.
Đối với khách hàng truyền thống, công ty đã khá dễ dãi trong việc cấp tín dụng do họ là khách hàng thân quen, công ty không muốn mất đi nguồn khách hàng này.
Chính sách tín dụng được công ty sử dụng trong giai đoạn này là nới lỏng thời hạn tín dụng mà chưa có chính sách chiết khấu hợp lý áp dụng cho khách hàng nhằm khuyến khích họ trả nợ sớm. Hiện tại công ty chỉ chiết khấu 1% cho mỗi đơn hàng áp dụng đối với khách hàng thanh toán trước hoặc trả tiền ngay sau khi bàn giao hàng hóa.
Công tác tìm kiếm khách hàng chưa tốt dẫn đến việc công ty chưa tìm được những khách hàng đáng tin cậy, có tình hình tài chính tốt để cấp tín dụng.
Nguồn nhân lực và chi phí đầu tư cho công tác quản trị khoản phải thu của công ty còn nhiều hạn chế. Nhân lực phụ trách việc quản lý ít làm cho một cá nhân phải đảm nhận nhiều việc dẫn đến không thể quản lý tốt. H&A cũng chưa thật sự chú trọng nhiều vào công tác quản trị khoản phải thu, nhân viên đảm nhiệm việc này cũng chưa có nhiều kinh nghiệm.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CÁC KHOẢN PHẢI THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ SỨC KHỎE VÀ
THẨM MỸ H&A
3.1 Định hướng phát triển của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Sức Khỏe Và ThẩmMỹ H&A trong thời gian tới Mỹ H&A trong thời gian tới
Nước ta đang trong quá hội nhập với thế giới, tất cả các ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực đều phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là trong lĩnh vực trang thiết bị, máy móc, mỹ phẩm làm đẹp hiện nay ngày càng phát triển do nhu cầu làm đẹp của con người đã tăng lên nhanh chóng. Tại Việt Nam,nhu cầu làm đẹp đang phát triển một cách nhanh chóng từ quy mô 100 spa, thẩm mỹ viện năm 2000 lên tới con số gần 3000 spa, thẩm mỹ viện năm 2015 và được dự báo sẽ lên đến 5000 spa, thẩm mỹ viện trong năm 2020 tới. Việc tăng trưởng nhanh chóng như vậy cũng là điều dễ lý giải vì hiện nay, nhu cầu của xã hội về làm đẹp rất lớn, bởi khi điều kiện vật chất đã được cải thiện thì con người chúng ta sẽ hướng tới “ăn ngon, mặc đẹp” nhiều hơn là “ăn no, mặc ấm”. Nhu cầu này đòi hỏi phải có máy móc, thiết bị công nghệ cao, đội ngũ lao động có tay nghề cao đáp ứng kỳ vọng của khách hàng trong lĩnh vực làm đẹp.
Nhận thức được tầm quan trọng của ngành Thẩm mỹ - làm đẹp trong thời gian tới, H&A với cương vị là một công ty thương mại chuyên kinh doanh máy móc, thiết bị làm đẹp, mỹ phẩm và linh kiện nhập khẩu sẽ cung cấp ra thị trường, người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao hơn nữa. Công ty tiếp tục xây dựng và phát triển một Tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và phân phối các sản phẩm ngành Thẩm mỹ, cung cấp ra thị trường những sản phẩm công nghệ mới nhất, chất lượng nhất và đa chủng loại nhất. Luôn luôn cập nhật mọi công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất thế giới để đến gần hơn với khách hàng một cách uy tín đem lại sự hài lòng tuyệt đối nhất. Setup, chuyển giao cũng như hướng dẫn bảo trợ chuyên môn cặn kẽ đến khi thành thạo cho các Thẩm mỹ viện và Spa trên cả nước
Tiến hành nghiên cứu và khai thác các công nghệ làm đẹp và nâng cao sức khỏe mới nhất, hiện đại nhất trên thế giới để áp dụng vào thực tế của Việt Nam. Đồng thời, H&A cũng sẽ tìm hiểu thêm các nhu cầu làm đẹp mới, khách hàng mới,
thị trường mới. Bám sát các quy định, chế tài pháp luật về máy móc thẩm mỹ, ngành hàng làm đẹp.
Xây dựng được một trung tâm dịch vụ hỗ trợ toàn diện cho các Thẩm mỹ viện và Spa trên toàn Việt Nam. Hỗ trợ chuyên môn về máy móc công nghệ, hỗ trợ chuyên môn về các bệnh lý và phương pháp trị liệu tối ưu, hỗ trợ chuyên môn về quản lý và vận hành Thẩm mỹ viện, hỗ trợ các dịch vụ bảo hành, bảo trì, sửa chữa máy móc thẩm mỹ, cung cấp các giải pháp Marketing bán hàng, xây dựng thương hiệu cho các Thẩm mỹ viện và Spa.
3.2 Giải pháp hoàn hoàn thiện công tác quản lý nợ phải thu tại công ty CổPhần ĐTSK và TM H&A Phần ĐTSK và TM H&A
3.2.1 Hoàn thiện mô hình quản trị các khoản phải thu và chính sách thu nợ chocác khoản phải thu các khoản phải thu
Hoàn thiện mô hình quản trị các khoản phải thu
Trong quá trình phân tích thực trạng công tác quản lý khoản phải thu tại công ty H&A ta đã thấy rằng giai đoạn 2017-2018 khoản phải thu khách hàng là khoản mục quan trọng nhất trong danh mục khoản phải thu của công ty. Đối với các chỉ tiêu còn lại trong khoản phải thu công ty chỉ cần lưu ý, kiểm soát chặt chẽ là được.
Vấn đề hiện tại mà công ty phải lưu tâm là công tác quản trị khoản phải thu đang được sử dụng trong công ty. Công tác quản trị này công ty thực hiện thực sự chưa tốt, hiệu quả mà nó mang lại chưa được như mong đợi.
Trong những năm tới công ty cần thay đổi mô hình quản trị và có những biện pháp khác hữu hiệu hơn trong công tác thu hồi nợ. Mô hình hiện công ty đang sử dụng chưa tính đến các rủi ro như nợ xấu, nợ quá hạn do đó để phòng tránh các rủi ro tài chính có thể xảy ra mô hình quản trị của công ty cần có sự chặt chẽ hơn. Bởi vậy, trong một vài năm tới công ty nên sử dụng mô hình mới có tính đến rủi ro sau:
Mô hình 3.1 Nới lỏng chính sách bán chịu có xét đến ảnh hưởng của rủi ro từ bán chịu
(Nguồn: Giáo trình quản trị khoản phải thu và tồn kho - Đại học kinh tế TP. HCM) Việc áp dụng mô hình trên vào bán hàng sẽ giúp công ty quản lý chặt chẽ hơn các khoản phải thu. Mặt khác nhắc nhở nhân viên công nợ cần chú đến những khách hàng mới, những khách hàng nợ tiền lâu ngày để đưa ra đánh giá và báo cáo với cấp trên từ đó đưa ra các quyết định có nên tiếp tục cấp tín dụng nữa hay không.
Công tác thu hồi nợ
Thu nợ cũng là vấn đề nhức nhối của công ty. Công ty nên áp dụng triệt để và đa dạng các hình thức thu nợ. Ngoài việc gọi điện nhắc nhở, đôn đốc và đến trực tiếp thu nợ thì công ty nên có những biện pháp mạnh tay và linh hoạt hơn trong việc thu hồi các khoản nợ để tránh thất thoát vốn. Công ty có thể ủy thác, bán nợ cho các tổ chức tín dụng. Công ty có thể gia tăng thêm nguồn tín dụng ngắn hạn bằng cách bán những khoản phải thu quá hạn thanh toán cho các tổ chức mua nợ ( ngân hàng, tổ chức tài chính, công ty mua nợ...). Sau khi việc mua bán hoàn thành, bên mua nợ có trách nhiệm thu hồi các khoản nợ phải thu theo các hợp đồng kinh tế, chứng từ đã mua và chịu rủi ro khi gặp những khoản nợ khó đòi. Việc bán nợ này cho phép công ty chấp nhận bán chịu hàng hóa cho khách hàng chưa có khả năng thanh toán ngay hoặc đối với các khách hàng có nợ phải thu đã quá hạn.
Đối với khách hàng truyền thống, công ty không nên tiếp tục dễ dàng trong việc cấp tín dụng, cần phải có những quy định xử phạt cụ thể rõ ràng ghi trong hợp đồng. Ngoài ra, công ty nên áp dụng quy định trong chính sách cấp tín dụng bắt buộc khách hàng phải có tài sản thế chấp và ký giấy nợ khi muốn được cấp tín dụng nhằm đảm bảo trường hợp không thể thu hồi lại vốn hoặc vốn bị đọng quá lâu ngày thì có thể thu hồi được phần nào đó khi tiến hành thanh lý các tài sản đó.
Nếu công ty không cứng rắn, quyết liệt hơn trong việc thu hồi nợ thì số vốn của công ty sẽ bị chiếm dụng ngày càng nhiều dẫn đến khó kiểm soát được gây khó khăn cho công ty trong kinh doanh do thiếu vốn.
3.2.2 Xây dựng chính sách chiết khấu
Hiện tài công ty chưa xây dựng chính sách chiết khấu cụ thể đối với khách hàng. Để hạn chế tình trạng nợ quá hạn, khó đòi công ty nên có chính sách chiết khấu phù hợp với từng đối tượng như sau:
Đối tượng 1: Những khách hàng này có giá trị HĐKT không quá cao, tuy nhiên doanh thu mang lại từ những hợp đồng này lại chiếm tỷ trọng lớn nhất do đó công ty nên có chính sách chiết khấu vừa để giữ chân khách hàng vừa để giảm chi phí thu nợ. Có thể để tỷ lệ chiết khấu là “1/10 net 30” tức là trong thời hạn tín dụng 30 ngày kể từ ngày ghi hóa đơn, chiết khấu thanh toán là 1% cho việc thanh toán trước trong phạm vi 10 ngày đầu.
Đối tượng 2,3: những khách hàng này có giá trị hàng mua lớn hơn khá nhiều so với đối tượng 1 vì vậy công ty nên để chiết khấu lớn hơn so với đối tượng 1.
Ví dụ, đối với đối tượng 2 có thời hạn thanh toán tối đa là 70 ngày thì có thể để tỷ lệ chiết khấu là “1.5%/15 net 70”- trong thời hạn tín dụng là 70 ngày nếu khách hàng trả tiền trước trong 15 ngày đầu kể từ ngày ghi hóa đơn thì sẽ được giảm 1.5% tổng số nợ.
Đối tượng 4: các hợp đồng kinh tế phát sinh ở đối tượng này khá ít trong hoạt động kinh doanh và thương thì người mua là các bệnh viện các tỉnh, các thẩm mỹ lớn có uy tín vì thế công ty có thể để tỷ lệ chiết khấu lớn hơn các đối tượng trên. Ví dụ công ty có thể để tỷ lệ chiết khấu là “2/30 net 110” - trong thời hạn tín dụng tối
đa là 110 ngày thì nếu khách hàng thanh toán sớm trong 30 ngày đầu thì sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán là 2%.
Do những đơn hàng có giá trị lớn như vậy không có nhiều, nếu khách hàng thanh toán sớm hoặc thanh toán ngay thì công ty có thể giảm thiểu rủi ro về tín dụng, giảm các chi phí liên quan đến khoản phải thu, vòng quay vốn cũng như hiệu quả kinh doanh của công ty có thể dễ dàng đạt được hơn.
Đối với đối tượng 5,6: thì tùy vào giá trị hợp đồng kinh tế mà có tỷ lệ chiết khấu cho phù hợp. Các trường hợp khách hàng thuộc đối tượng 6 của công ty cũng có không ít, do đó tùy thuộc vào giá trị của các hóa đơn khách mua sẽ có một tỷ lệ chiết khấu thích hợp.
Tuy nhiên, mức chiết khấu được quy định cụ thể ra sao cần phải dựa vào tình hình tài chính trong thời gian đó của công ty. Công ty sẽ tính toán chi tiết để các mức chiết khấu đó không vượt quá chi phí quản lý các khoản phải thu cũng như là lợi nhuận có được từ việc sử dụng nguồn vốn thanh toán sớm này.
3.2.3 Nâng cao công tác quản trị khoản phải thu
Hiện tại, công tác quản lý khoản phải thu của công ty còn khá đơn giản và thiếu chú trọng. Mặc dù công tác quản trị này do hai phòng ban là phòng kinh doanh và phòng kế toán cùng tham gia nhưng chủ yếu được thực hiện ở phòng kế toán. Phòng kế toán với số lượng ít nhân viên tham gia phụ trách quản trị khoản phải thu lại đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau nên còn nhiều hạn chế. Để cải thiện chất lượng quản lý khoản phải thu, công ty cần tổ chức lại nhân sự, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên, sắp xếp và phân bổ lại như sau:
Công ty cần tuyển thêm nhân viên phụ trách công tác quản trị khoản phải thu. Đây là khoản mục phức tạp, những người trẻ, thiếu kinh nghiệm sẽ rất khó ứng phó với những tình huống xảy ra khi nợ quá hạn dẫn đến không xử lý kịp thời ảnh hưởng đến công ty, do đó cần phải tuyển những người có chuyên môn sâu và kinh nghiệm làm việc.