Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ​ (Trang 27 - 32)

7. Kê ́t cấu của luâ ̣n văn

1.3.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tín dụng ngân hàng

Từ quan niệm về hiệu quả cho vay đã trình bày ở trên, hoạt động cho vay của một ngân hàng thương mại được coi là hiệu quả khi đạt được thu nhập cao đồng thời hạn chế tối đa việc xảy ra rủi ro/giảm thiểu thiệt hại khi rủi ro xảy ra (Thực tế, một trong những thiệt hại của ngân hàng khi xảy ra rủi ro trong hoạt động cho vay là bị giảm thu nhập). Vì vậy, các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả hoạt động tín dụng cho vay phải đảm bảo đánh giá được các vấn đề cốt lõi nêu trên, đó là kết quả về tốc độ tăng trưởng,

1.3.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ tăng trưởng và sinh lời vốn tín dụng

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay đối với nền kinh tế tại một thời điểm nhất định. Dư nợ cho vay với khách hàng doanh nghiệp tại một thời điểm là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay với doanh nghiệp tại thời điểm đó.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay

năm n (%)

= Dư nợ cho vay năm (n) - Dư nợ cho vay năm (n-1)

x100% Dư nợ cho vay năm (n-1)

Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay là con số thường được xem xét đầu tiên khi đánh giá hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. Khi ngân hàng đạt được sự tăng trưởng về dư nợ với tốc độ cao có nghĩa là việc phát triển khách hàng để cho vay tại ngân hàng đó đang đạt hiệu quả tốt. Ngược lại, không thể nói hoạt động cho vay nói chung hoặc cho vay khách hàng nói riêng là hiệu quả cao khi ngân hàng không phát triển được dư nợ, hoạt động cho vay bị giảm sút về dư nợ và doanh số. Xem xét tốc độ tăng trưởng dư nợ còn nhằm mục đích so sánh với tốc độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động cho vay, qua đó giúp đánh giá toàn diện hơn về hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại và quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.

Thứ hai, thu nhập từ hoạt động cho vay và mức sinh lời của đồng vốn cho vay

Thu nhập từ hoạt động cho vay là toàn bộ các khoản thu từ lãi (ngân hàng thu được từ khách hàng) của các khoản cho vay sau khi trừ đi chi phí trả lãi cho các khoản vay đó.

Thu nhập từ hoạt động cho vay = Thu lãi cho vay - Chi trả lãi

Thu nhập từ hoạt động cho vay càng cao thì hiệu quả hoạt động cho vay càng tốt và ngược lại.

Mức sinh lời của đồng vốn cho vay: Thông qua việc xác định thu nhập từ hoạt động tín dụng cho vay giúp tính toán thêm một chỉ tiêu đánh giá được hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng, đó là mức sinh lời của đồng vốn cho vay, được tính toán dựa trên công thức sau:

Mức sinh lời của đồng vốn cho vay (%) =

Thu nhập từ hoạt động cho vay

x 100% Dư nợ cho vay bình quân

Trong đó:

Dư nợ cho vay bình quân (năm) = Tổng dư nợ cuối các ngày/365 = (Dư nợ đầu năm/2 + Dư nợ cuối tháng 1 + Dư nợ cuối tháng 2 +…+ dư nợ cuối tháng 11 + dư nợ cuối tháng 12/2) = (Dư nợ đầu năm/2 + dư nợ cuối quí 1 + dư nợ cuối quí 2 + dư nợ cuối quí 3 + dư nợ cuối quí 4/2)/4 = (Dư nợ đầu năm + Dư nợ cuối năm)/2

Tỉ lệ này cho biết thu nhập bình quân của ngân hàng trên một đồng vốn cho vay ra, khi thu nhập bình quân của ngân hàng trên một đồng vốn cho vay ra càng cao đồng nghĩa với việc hiệu quả cho vay của ngân hàng đó càng cao.

Thứ ba, lãi treo

Thu nhập từ hoạt động cho vay được xác định trên cơ sở tổng số lãi ngân hàng có thể thu được từ khách hàng thông qua các khoản cho vay (sau khi trừ đi chi phí trả lãi), tuy nhiên số tiền thu được thực tế không phải lúc nào cũng như dự tính và luôn có xu hướng thấp hơn (khi xảy ra nợ quá hạn, nợ khó đòi…). Lãi treo là một phần của tổng thu từ lãi cho vay, là lãi của các khoản nợ quá hạn, ngân hàng vẫn hạch toán vào thu nhập tuy nhiên thực tế chưa thu được và rủi ro không thu hồi được là khá cao.

Lãi treo (tính cho khoảng thời gian nhất định) =

Dư nợ quá

hạn x

Lãi suất cho

vay x Thời gian (Dư nợ quá hạn ở đây là các khoản cho vay bị quá hạn lãi, ngân hàng vẫn tính lãi hàng kỳ tuy nhiên chưa thu hồi được)

Khi lãi treo càng lớn thì thu nhập thực tế đối với hoạt động cho vay của ngân hàng càng bị ảnh hưởng, hiệu quả cho vay sẽ càng giảm và ngược lại.

1.3.2.2. Mức độ an toàn vốn

Thứ nhất, dư nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn

 Nợ quá hạn: là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng.

 Tỷ lệ nợ quá hạn được tính toán bằng tỷ lệ phần trăm của dư nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay:

Tỉ lệ nợ quá

hạn (%) =

Dư nợ quá hạn

x 100% Tổng dư nợ cho vay

Tỉ lệ nợ quá hạn cho biết tỉ trọng các khoản nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Khi tỉ lệ này cao nghĩa là số dư nợ quá hạn càng lớn, việc có

quá nhiều các khoản nợ quá hạn sẽ làm giảm thu nhập/ kéo dài thời gian thu hồi vốn của ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định, làm giảm hiệu quả cho vay.

Thứ hai, dư nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi

Nợ khó đòi: là khoản nợ quá hạn đã quá một kì gia hạn nợ, hoặc không có tài sản đảm bảo, hoặc tài sản đảm bảo không bán được, khách hàng phá sản...

Tỷ lệ nợ khó đòi được tính toán bằng tỷ lệ phần trăm của dư nợ khó đòi trong tổng dư nợ cho vay:

Tỉ lệ nợ khó

đòi (%) =

Dư nợ khó đòi x

100% Tổng dư nợ cho vay

Chỉ tiêu nợ khó đòi càng cao thì rủi ro mất vốn của ngân hàng càng lớn, ảnh hưởng trực tiếp làm giảm hiệu quả cho vay của ngân hàng đó.

Thứ ba, dự phòng rủi ro

Dự phòng rủi ro là khoản tiền ngân hàng thương mại phải trích lập để dự phòng cho những tổn thất trong trường hợp các khoản cho vay (tín dụng) không thu hồi được (khách hàng không trả được nợ theo đúng cam kết). Các khoản dự phòng rủi ro được tập hợp thành một quỹ gọi là Quỹ dự phòng rủi ro.

Số tiền phải trích dự phòng được xác định bằng việc lấy dư nợ cho vay nhân với 01 tỷ lệ nhất định. Tỷ lệ này phụ thuộc vào mức độ rủi ro của mỗi khoản cho vay (được phân loại theo quy định của mỗi quốc gia). Dự phòng rủi ro được tính vào chi phí của ngân hàng vì vậy việc trích dự phòng rủi ro sẽ làm giảm thu nhập của ngân hàng. Dự phòng rủi ro thường được tính thành 02 bộ phận:

Dự phòng

chung = Tổng dư nợ cho vay x

Tỷ lệ dự trích lập dự phòng chung Dự phòng cụ

thể =

(Dư nợ cho vay quá hạn -

Giá trị TSBĐ) x

Tỷ lệ dự trích lập dự phòng cụ thể

Dư nợ cho vay quá hạn sẽ được phân thành các nhóm (tùy từng mức độ rủi ro), với mỗi nhóm sẽ được xác định tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể khác nhau.

Dự phòng chung và dự phòng cụ thể luôn ≥ 0.

Khi số tiền trích dự phòng rủi ro càng lớn chứng tỏ rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng đó càng cao, hiệu quả cho vay bị đánh giá càng thấp và ngược lại.

Thứ tư, dư nợ cho vay có bảo đảm và tỷ lệ cho vay có bảo đảm

Cho vay có bảo đảm: Là việc ngân hàng cho khách hàng vay vốn và yêu cầu phải có tài sản bảo đảm cho khoản vay.

Tỷ lệ cho vay có bảo đảm được xác định bằng tỷ lệ phần trăm của dư nợ cho vay có bảo đảm trong tổng dư nợ cho vay:

Tỉ lệ cho vay có

bảo đảm (%) =

Dư nợ cho vay có bảo đảm

X 100% Tổng dư nợ cho vay

Việc cho vay khách hàng có áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản khiến cho rủi ro/mức độ tổn thất của ngân hàng nếu rủi ro xảy ra giảm xuống. Phản ánh qua hai khía cạnh:

Một là, khi khách hàng không trả được nợ đúng hạn việc thu hồi nợ sẽ rất khó khăn, tốn nhiều thời gian và chi phí. Lúc này nếu khoản vay không có tài sản bảo đảm thì việc thu hồi nợ phụ thuộc hoàn toàn vào thiện chí trả nợ của khách hàng, với những khách hàng không hợp tác thì gần như sẽ không thu hồi được nợ. Khoản vay có tài sản bảo đảm sẽ khắc phục được tình trạng trên, thiệt hại của ngân hàng sẽ giảm xuống (ngân hàng sẽ bán tài sản để thu hồi nợ).

Hai là, khi khách hàng phải dùng chính tài sản của mình để bảo đảm cho khoản vay, bản thân khách hàng sẽ có trách nhiệm hơn trong việc sử dụng vốn vay ngân hàng, hiệu quả cho vay nhờ vậy mà có thể được nâng lên.

Như vậy, nếu tỷ lệ cho vay không bảo đảm quá cao và không được khống chế (trong điều kiện rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng là khó tránh được 100%) tất yếu sẽ dẫn đến những tổn thất lớn cho ngân hàng khi xảy ra rủi ro tín dụng. Hiệu quả cho vay khi đó sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Ngược lại, tỷ lệ cho vay có bảo đảm càng cao sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả cho vay của ngân hàng (tăng mức độ an toàn cho khoản vay).

Trên đây là một số các chỉ tiêu chính phản ánh hiệu quả hoạt động cho vay của một Ngân hàng thương mại. Mỗi một chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh, một góc độ riêng đối với hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng. Các chỉ tiêu này luôn có quan hệ qua lại với nhau, giúp cho việc đánh giá hiệu quả cho vay được chính xác nhất. Mặt khác, để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động cho vay thì việc tính toán đơn thuần các chỉ tiêu định lượng trên là chưa đủ, việc tính toán phải đi kèm với việc đối chiếu, so

sánh với các chỉ tiêu chung khác về hoạt động của ngân hàng thương mại, đặt trong tình hình hoạt động cụ thể của ngân hàng đó và cần phải xét đến các chỉ tiêu định tính khác. Đó là hoạt động cho vay phải chấp hành pháp luật của nhà nước, tuân thủ luật tổ chức tín dụng, các văn bản pháp lí khác liên quan đến hoạt động của ngân hàng thương mại, tuân thủ đúng qui trình cho vay do mỗi tổ chức tín dụng đặt ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ​ (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)