Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả tín dụng đối với khách hàng doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ​ (Trang 68 - 83)

7. Kê ́t cấu của luâ ̣n văn

3.4.2. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả tín dụng đối với khách hàng doanh

tại BIDV Phú Thọ

Tín dụng đặc biệt là tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp là hoạt động chủ đạo, mang lại thu nhập chính cho BIDV Phú Thọ. Trong những năm qua hoạt động tín dụng của chi nhánh đã đạt được các kết quả ổn định:

Bảng 3.5: Dư nợ tín dụng tại BIDV Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2014

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 1.Tổng dư nợ tín dụng 2.054 2.335 3.023 2. Dư nợ tín dụng BQ/người 14 16 21 3. Cơ cấu tín dụng Theo kỳ hạn 2.054 100 2.335 100 3.023 100 - Ngắn hạn 1.479 72 1.705 73 2.270 75 - Trung, dài hạn 575 28 630 27 753 25

Theo đối tượng 2.054 2.335 3.023

- Doanh nghiệp 1.664 81% 1.815 78 2.288 76

- Cá nhân 390 19% 520 22 735 24

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2012 - 2014 của BIDV Phú Thọ)

Biểu đồ 3.7: Tăng trưởng dư nợ qua các năm 2012 -2014

Có thể thấy dư nợ tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tín dụng của BIDV Phú Thọ (tỷ trọng dư nợ tín dụng khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm trên 75%). Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp có xu hướng giảm qua các năm. Từ 81% thời điểm 31/12/2012 xuống 76% thời điểm 31/12/2014, tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp đã đạt mức 2.288 tỷ đồng. Điều này xuất phát từ đặc điểm hoạt động của BIDV Phú Thọ kế thừa từ thời Ngân hàng Kiến thiết, Ngân hàng đầu tư và xây dựng trước kia, đó là tập trung chủ yếu phát triển các khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là các khách hàng doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp thi công xây lắp. Hiện tại số lượng các khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với BIDV Phú Thọ là 232 doanh nghiệp, như: Công ty TNHH Hải Linh, Công ty TNHH cơ khí Việt Vương, Công ty cổ phần CMC, Công ty cổ phần LICOGI 14,.... Tín dụng bán lẻ mới được phát triển vài năm trở lại đây cùng với việc mở rộng mạng lưới các Phòng Giao dịch (đến hết năm 2014 có 7 Phòng Giao dịch) và cũng đạt được kết quả khả quan, tuy nhiên so với tỷ trọng cho vay doanh nghiệp thì còn rất thấp. Với qui mô và tỷ trọng lớn như vậy có thể nói hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp gần như là đại diện cho tín dụng nói chung của BIDV Phú Thọ. Hiệu

quả hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp có vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh chung của BIDV Phú Thọ.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp tại BIDV Phú Thọ đạt được cũng rất cao. Căn cứ biểu đồ có thể thấy tốc độ tăng trưởng là khá ổn định qua các năm, với mức độ tăng trưởng ở hai con số. Với tốc độ tăng trưởng như vậy, quy mô không ngừng được mở rộng thì việc quản lý các khoản cấp tín dụng sao cho đạt hiệu quả cao tiếp tục là thách thức và là yêu cầu đặt ra cho BIDV Phú Thọ trong thời gian tới.

Tuy nhiên, điểm hạn chế trong việc cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp khi nhìn vào cơ cấu dư nợ: đó là việc tỷ trọng cho vay doanh nghiệp lớn (chủ yếu là các DNNN đã cổ phần hóa), cho vay trung dài hạn đang khá lớn. Việc này đã tồn tại từ nhiều năm trước và hiện vẫn chưa được khắc phục mà có tình trạng gia tăng hơn. Mặc dù BIDV Việt Nam đã có chỉ đạo trong hệ thống tăng cường dư nợ vay ngắn hạn tuy nhiên việc thực hiện tại BIDV Phú Thọ là không hề dễ dàng. Việc tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn trong giai đoạn hiện nay cũng rất khó khăn do thị trường cạnh tranh rất gay gắt, các khách hàng tốt, có nhu cầu vốn lưu động thường xuyên thường đều được "săn đón" bởi các ngân hàng, ngược lại các dự án trung, dài hạn hiện không được các ngân hàng ưa thích do nền kinh tế đang bất ổn và tiềm ẩn nhiều rủi ro khi cho vay trong thời gian dài.

3.4.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh về tốc độ tăng trưởng và mức sinh lời

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng tín dụng:

Bảng 3.6: Tốc độ tăng trưởng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2014

Dư nợ vốn vay

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Giá trị (Tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tốc độ tăng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tốc độ tăng (%)

Tổng doanh số cho vay 5.081 18 6.158 21 7.963 29

Tổng số thu nợ 4.816 16 6.007 25 7.490 25

Dư nợ vốn vay 1.664 19 1.815 9 2.288 26

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2012 - 2014 của BIDV Phú Thọ)

Bảng trên cho ta thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ qua các năm đều tăng, năm 2013 tăng 9% tương ứng tăng 281 tỷ đồng, năm 2014 tăng 26% tương ứng với dư nợ vốn vay tăng 473 tỷ đồng. Qua bảng số liệu, có thể thấy những biến động trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong giai đoạn nhiều biến động của nền kinh tế toàn cầu cũng như Việt Nam, giai đoạn 2012 - 2014.

Tổng dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh đến 31/12/2014 là 2.288 tỷ đồng tăng 473 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 26% so với năm 2013. Năm 2014, mặc dù Ngân hàng nhà nước thực hiện hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng để kìm chế lạm phát. Tuy nhiên Chi nhánh vẫn tiếp tục mở rộng được địa bàn hoạt động và có thêm một số khách hàng mới là Công ty TNHH Hải Linh, Công ty cơ khí Việt Vương, Công ty TNHH Minh Hoàng, Công ty Hoà Bình Minh và một số doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn nên mức tăng trưởng tiếp tục được ổn định.

Có thể thấy dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh tuy nhiên những năm trở lại đây có xu hướng giảm (năm 2012 chiếm 81% tổng dư nợ, năm 2013 chiếm 78%, năm 2014 chiếm 76%). Mặc dù cho vay với khách hàng cá nhân mới được phát triển mạnh vài năm trở lại đây với việc mở rộng mạng lưới các Phòng Giao dịch và cũng đạt được kết quả khả quan, tuy nhiên so với tỷ trọng cho vay doanh nghiệp thì còn thấp. Với qui mô và tỷ trọng lớn như vậy có thể nói hoạt động cho vay doanh nghiệp gần như là đại diện cho hoạt động cho vay nói chung của Chi nhánh. Hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp có vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động chung của BIDV Phú Thọ.

Thứ hai, tỷ trọng cơ cấu dư nợ tín dụng

Bảng 3.7: Cơ cấu dư nợ tín dụng của BIDV Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2014

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 1.Tổng dư nợ tín dụng 1.664 1.815 2.288 2. Cơ cấu tín dụng Theo kỳ hạn 1.664 1.815 2.288 - Ngắn hạn 1.239 74 1.266 70 1.530 67 - Trung, dài hạn 425 26 549 30 758 33

Theo đối tượng 1.664 1.815 2.288

- Doanh nghiệp lớn 750 45 921 51 1.250 55

- DNNVV 861 52 809 45 913 40

- DN Siêu nhỏ 53 85 125

Theo loại tiền 1.664 1.815 2.288

- VNĐ 1.532 92 1.634 90 2.101 92

- Ngoại tệ 132 8 181 10 187 8

Trong tổng dư nợ của Chi nhánh năm 2014 dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 67% và dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng 33%.

Từ năm 2014 mặc dù tỷ lệ dư nợ cho vay trung dài hạn của Chi nhánh giảm xuống nhưng số tuyệt đối lại tăng lên do Chi nhánh cho vay dự án lớn như cho vay đồng tài trợ dự án thủy điện Sơn La, đầu tư dự án nâng công suất thiết kế Nhà máy gạch lát của Công ty cổ phần CMC, Dự án 302 Cầu Giấy, dự án cầu Việt Trì - Công ty cổ phần BOT cầu Việt Trì,… Dự kiến khi giải ngân hết các dự án, tỷ trọng dư nợ trung dài hạn của Chi nhánh sẽ ở mức 35%.

Điểm hạn chế trong việc cho vay khách hàng doanh nghiệp khi nhìn vào cơ cấu dư nợ: đó là việc tỷ trọng cho vay doanh nghiệp lớn, cho vay trung dài hạn và cho vay không có tài sản bảo đảm đang khá lớn. Việc này đã tồn tại từ nhiều năm trước và hiện vẫn chưa được khắc phục mà có tình trạng gia tăng hơn. Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp lớn qua các năm lần lượt là 45%, 51% và 55%, tỷ trọng cho vay trung dài hạn tăng dần qua các năm 26%, 30%, 33%, đều ở mức cao. Mặc dù BIDV Việt Nam đã có chỉ đạo trong hệ thống tăng cường dư nợ vay ngắn hạn, giảm tỷ trọng cho vay trung, dài hạn và cho vay không có tài sản bảo đảm tuy nhiên việc thực hiện tại BIDV Phú Thọ là rất khó khăn. Việc tăng trưởng dư nợ cho vay ngắn hạn trong giai đoạn hiện nay cũng rất khó khăn do thị trường cạnh tranh rất gay gắt, các khách hàng tốt, có nhu cầu vốn lưu động thường xuyên thường đều được "săn đón", cạnh tranh bởi các ngân hàng trên cùng địa bàn, ngược lại các dự án trung, dài hạn hiện không được các ngân hàng ưa thích do nền kinh tế đang bất ổn và tiềm ẩn nhiều rủi ro khi cho vay trong thời gian dài.

*) Phân loại dư nợ theo kỳ hạn: Sự tăng nhanh của dư nợ trung và dài hạn trong giai đoạn 2012-2014 mặc dù chưa nói lên được nhiều điều về hiệu quả cũng như chất lượng tín dụng của Chi nhánh nhưng cũng là điểm cần lưu ý trong quá trình nhận định rủi ro tín dụng trong thời gian tới do trong giai đoạn hiện nay việc đầu tư vốn trung dài hạn tiềm ẩn rủi ro khá cao vì các dự án đầu tư trong giai đoạn hiện nay gặp nhiều tác động của việc suy giảm kinh tế toàn cầu do vậy dễ gặp rủi ro.

Một khi các dự án này không phát huy được hiệu quả thì việc trả nợ cho ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, việc đầu tư trung dài hạn hiện nay cũng dẫn đến mất cân đối nguồn vốn khi nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu là nguồn huy động ngắn hạn.

*) Phân loại dư nợ tín dụng theo đồng tiền giao dịch

Dư nợ cho vay VND có xu hướng tăng đều qua các năm, trong khi đó dư nợ cho vay ngoại tệ có xu hướng biến động không đồng đều qua các năm. Sự tăng nhanh của dư nợ cho vay VND 2012-2014 mặc dù chưa nói lên được nhiều điều về hiệu quả sử dụng vốn của Chi nhánh nhưng cũng là điểm cần lưu ý trong quá trình nhận định rủi ro tín dụng trong thời gian tới do biến động liên tục giảm của lãi suất huy động và cho vay VND trong thời gian gần đây sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng vốn đối với hoạt động kinh doanh của BIDV Phú Thọ.

Thứ ba, thu nhập từ hoạt động tín dụng và mức sinh lời của đồng vốn

Thu nhập từ hoạt động cho vay là toàn bộ các khoản thu từ lãi (ngân hàng thu được từ khách hàng) của các khoản cho vay sau khi trừ đi chi phí trả lãi cho các khoản vay đó.

Mức sinh lời của đồng vốn cho vay cho biết thu nhập bình quân của ngân hàng trên một đồng vốn cho vay ra, khi thu nhập bình quân của ngân hàng trên một đồng vốn cho vay ra càng cao đồng nghĩa với việc hiệu quả cho vay của ngân hàng đó càng cao.

Bảng 3.8: Thu nhập từ hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp và mức sinh lời của đồng vốn tín dụng tại BIDV Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị: Tỷ đồng

TT Thời gian Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%)

1 Dư nợ cho vay bình quân năm 1.240 22 1.547 25% 1.942 26 2 Thu lãi cho vay 202 9 278 38% 317 14 3 Chi trả lãi cho vay 179 6 246 37% 276 12 4 Thu nhập từ hoạt động cho vay 23 35 32 39% 41 28 5 Mức sinh lời của đồng vốn cho vay (%) 1,85 2,07 2,11

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2012 - 2014 của BIDV Phú Thọ)

Xuất phát từ việc mở rộng quy mô dư nợ cho vay, thu nhập từ hoạt động cho vay đối với cho vay khách hàng cũng tăng lên nhanh chóng qua các năm. Nếu như năm 2012, thu nhập từ hoạt động cho vay chỉ đạt 23 tỷ đồng thì đến hết năm 2014

đã tăng lên 41 tỷ đồng (tăng gấp 1,78 lần). Đi đôi với việc tăng trưởng thu nhập thì mức sinh lời của đồng vốn cho vay khách hàng cũng được cải thiện qua các năm. Mức sinh lời của đồng vốn cho vay đối với doanh nghiệp năm 2012 là 1,85%, năm 2013 là 2,07%, năm 2014 là 2,11%. Nhìn chung tỉ lệ này tăng dần một cách đều đặn qua các năm phản ánh hiệu quả cho vay xét trên khía cạnh này đang ngày một được cải thiện. Năm 2014 mức tăng trưởng đạt được là khá cao một phần là do mặt bằng lãi suất cho vay năm 2014 cao hơn nhiều so với năm 2012 mặt khác dư nợ cho vay tăng trưởng cao hơn, BIDV Phú Thọ là Chi nhánh lớn trên địa bàn, có uy tín nên có nhiều ưu thế để huy động nguồn vốn rẻ đặc biệt từ các tổ chức lớn.

Biểu đồ 3.8. Mức sinh lời của đồng vốn vay trên tổng dư nợ bình quân

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2012 - 2014 của BIDV Phú Thọ)

Thư tư, lãi treo và tỷ lệ lãi treo trong tổng thu lãi

Lãi treo là một phần của tổng thu từ lãi cho vay, là lãi của các khoản nợ quá hạn, ngân hàng vẫn hạch toán vào thu nhập. Tuy nhiên thực tế chưa thu được và rủi ro không thu hồi được là khá cao, lãi treo tăng lên dẫn đến thu nhập thực tế cho vay khách hàng của ngân hàng có thể bị giảm xuống nếu không thu hồi được các khoản lãi này, hiệu quả cho vay doanh nghiệp bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực.

Bảng 3.9: Tỷ lệ lãi treo cho vay trong tổng thu lãi đối với doanh nghiệp

Đơn vị: Tỷ đồng

TT Thời gian

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%)

1 Thu lãi cho vay 202 8 278 38 317 14

2 Lãi treo 11 14 22

3 Tỷ lệ lãi treo/tổng thu lãi (%) 5,4 5,04 7

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2012 - 2014 của BIDV Phú Thọ)

Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ lãi treo cho vay trong tổng thu lãi khách hàng doanh nghiệp

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2012 - 2014 của BIDV Phú Thọ)

Lãi treo và tỷ lệ lãi treo/tổng thu lãi có quan hệ mật thiết với tỷ lệ nợ quá hạn, qua xem xét số liệu về lãi treo tại Chi nhánh, có thể thấy giai đoạn 2012 – 2014 mặc dù dư nợ tăng trưởng ổn định, tuy nhiên tỷ lệ lãi treo đối với hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp biến động theo chiều hướng tăng (tăng từ 5,4% lên 7%). Lãi treo tăng lên dẫn đến thu nhập thực tế hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng có thể bị giảm xuống nếu không thu hồi được các khoản lãi này, hiệu quả cho vay doanh nghiệp bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực.

3.4.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn vốn

Thứ nhất, dư nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là phần nợ mà khách hàng không hoàn trả được đúng hạn cho ngân hàng như đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Chỉ tiêu nợ quá hạn luôn là

một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá hiệu quả cho vay đối với doanh nghiệp của Ngân hàng Thương mại. Quy mô nợ quá hạn lớn chứng tỏ ngân hàng bị chiếm dụng vốn lớn, doanh nghiệp sử dụng không hiệu quả phần vốn vay, dẫn đến không trả được nợ, do đó hiệu quả cho vay thấp

Nợ quá hạn là phần nợ mà khách hàng không hoàn trả được đúng hạn cho ngân hàng như đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Chỉ tiêu nợ quá hạn luôn là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh phú thọ​ (Trang 68 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)