7. Kê ́t cấu của luâ ̣n văn
4.3.4. Kiến nghị với BIDV Việt Nam
- Quy trình tín dụng nói chung và quy trình tín dụng khách hàng doanh nghiệp nói riêng tại BIDV dự kiến sẽ tiếp túc có những thay đổi. Việc thay đổi quy trình cho vay có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh, vì vậy BIDV cần xây dựng một quy trình cho vay chuẩn nhất và triển khai đồng bộ trên toàn hệ thống (tránh việc thay đổi nhiều lần) để Chi nhánh có thể ổn định hoạt động tín dụng doanh nghiệp từ đó tập trung hết sức cho nhiệm vụ phát triển hoạt động cho vay sao cho hiệu quả nhất. Đồng thời, BIDV Việt Nam tiếp tục nghiên cứu đưa ra nhiều các sản phẩm tín dụng theo ngành đối với từng loại hình khách hàng.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: đây là một hoạt động quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động của ngân hàng, công tác này có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay. Hiện bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ đã được BIDV Việt Nam tổ chức lại theo đó đặt tại các khu vực. Điều này sẽ đưa lại nhiều lợi ích, song có thể dẫn đến việc kiểm tra không sát sao và thường xuyên. BIDV Việt Nam cần xây dựng các chuyên đề kiểm tra hàng năm và tổ chức thường
xuyên, bao gồm cả kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất để bộ phận kiểm tra kiểm soát thực hiện.
- Tăng cường hiệu lực công tác thông tin và thông tin phòng ngừa rủi ro trong hệ thống BIDV cho tới tận các Chi nhánh, các Phòng Giao dịch: Thông tin là vấn đề hết sức quan trọng trong khi cấp tín dụng/cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp, tuy nhiên việc thu thập thông tin tại Việt Nam là hết sức khó khăn do thị trường không minh bạch, các thông tin bị che dấu và công bố sai. Từ đó việc tổng hợp thông tin để làm dữ liệu so sánh và cơ sở thẩm định cấp tín dụng là tốn kém và mất nhiều thời gian. Hội sở chính với vai trò đầu não của hệ thống cần xây dựng các kênh thông tin từ các "nguồn" tin cậy, thực hiện các báo cáo đánh giá chung về các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế để hỗ trợ các Chi nhánh trong quá trình thẩm định, cho vay doanh nghiệp.
- Việc thực hiện các chỉ tiêu tín dụng hiện đang đặt ra với BIDV Phú Thọ là cao, trong điều kiện nền kinh tế đang đầy bất ổn và rủi ro hiện nay thì phát triển dư nợ nhanh tất yếu dẫn đến những rủi ro về sau. BIDV cần tính toán lại các chỉ tiêu giao cho Chi nhánh sao cho vừa khuyến khích Chi nhánh phát triển được dư nợ, vừa bảo đảm hoạt động cho vay không tăng trưởng quá nóng, nâng cao tối đa hiệu quả cho vay khách hàng doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng đặc biệt là hiệu quả tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp (khách hàng doanh nghiệp mang lại 80% tổng lợi nhuận) là một chỉ tiêu rất quan trọng và không thể thiếu khi đánh giá hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thương mại, việc phân tích đánh giá đúng về hiệu quả tín dụng sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV Phú Thọ trong thời gian tới. Mặc dù có những nguyên nhân khách quan và chủ quan; trong hoạt động tín dụng tại BIDV Phú Thọ thời gian qua vẫn bộc lộ những tồn tại nhất định làm giảm hiệu quả kinh tế mang lại từ hoạt động này và để khắc phục được những tồn tại hạn chế, nhằm đưa hoạt động kinh doanh của BIDV Phú Thọ đạt được những kết quả cao hơn, cần có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả. Chính vì vậy, trong quá trình học tập, nghiên cứu và công tác tại BIDV Phú Thọ, tác giả lựa chọn đề tài “Giải pháp
nâng cao hiệu quả tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ” làm
đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận văn với những đóng góp chủ yếu sau:
Một là, tác giả đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về hiệu quả tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại làm rõ khái niệm về hiệu quả tín dụng và xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động tín dụng trong đánh giá hoạt động ngân hàng. Các chỉ tiêu này được đánh giá trên cơ sở tập trung giải quyết hai vấn đề chính cốt lõi của hiệu quả cho vay là khả năng sinh lời và mức độ an toàn của ngân hàng do hoạt động tín dụng mang lại.
Hai là, luận văn đã làm rõ thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Phú Thọ từ giai đoạn 2012 - 2014, đi sâu phân tích những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả cho vay đang bị giảm sút.
Cuối cùng, luận văn đã đề xuất phương hướng và một số giải pháp trực tiếp cũng như gián tiếp, tác động trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Phú Thọ. Các giải pháp này đều là những giải pháp thiết thực, tập trung giải quyết triệt để vấn đề còn hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh trong thời gian tới.
Đồng thời luận văn cũng mạnh dạn có một số kiến nghị với nhà nước, với hệ thống ngân hàng Nhà nước và BIDV Việt Nam, với UBND tỉnh Phú Thọ trong việc hoàn thiện môi trường luật pháp, cơ chế chính sách, tổ chức quản lý nhằm tạo môi trường hoạt động thuận lợi cho BIDV Phú Thọ trong những năm tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục thống kê tỉnh Phú Thọ (2012), Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ 2011, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
2. Frederic S.Mishkin (2001), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
3. Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
4. Học viện ngân hàng (2003), Giải pháp xử lý nợ xấu trong tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Việt Nam, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội
5. Học viện Ngân hàng (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
6. Tô Ngọc Hưng (2004), Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, Học viện ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
7. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2008), Quyết định số 4589/QĐ-TCCB2 về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ chính của các Phòng/Tổ nghiệp vụ thuộc Chi nhánh, Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển, Hà Nội.
8. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2012, 2013, 2014), Báo cáo thường niên - Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2012, 2013, 2014, Hà Nội.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
10. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ (2012, 2013, 2014), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2012, 2013, 2014, Phú Thọ.
11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Phú Thọ (2012, 2013, 2014), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2012, 2013, 2014, Phú Thọ.
12. Lưu Văn Nghiêm (2008), Giáo trình Marketing dịch vụ, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
13. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại (Xuất bản lần thứ tư), Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
14. Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các Tổ chức tín dụng, Hà Nội.
15. Tạp chí Kinh tế & Phát triển số 191(II) (2013), Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà nội.
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG (Áp dụng đối với đối tượng khách hàng Doanh nghiệp)
PHẦN 1: THÔNG TIN VỀ NGÂN HÀNG ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ
Tên Ngân hàng: Địa chỉ:
(Sau đây được gọi là Ngân hàng được đánh giá)
PHẦN 2: THÔNG TIN VỀ MỐI QUAN HỆ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC XIN Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VỚI NGÂN HÀNG
1. Thời gian Doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Ngân hàng được đánh giá?
Dưới 1 năm
Từ 1 năm đến 3 năm Trên 3 năm
2. Doanh nghiệp biết đến Ngân hàng được đánh giá qua kênh thông tin nào?
Truyền hình, báo chí Bạn bè, người thân
Khác:……… 3. Theo Doanh nghiệp, yếu tố nào
quan trọng nhất trong việc lựa chọn ngân hàng để vay vốn?
Thủ tục thuận tiện
Địa điểm giao dịch thuận tiện
Lãi suất, phí thấp, có sức cạnh tranh Nhân viên NH phục vụ tốt
4. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
………... 5. Ngoài Ngân hàng được đánh giá,
Doanh nghiệp hiện nay có vay vốn tại các Ngân hàng/TCTD khác không?
Có Không
PHẦN 3: NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG:
(Xin vui lòng đánh giá các nguyên nhân theo thứ tự: 1. Không xảy ra ; 2. Rất ít xảy
ra ; 3.ít xảy ra; 4. Thường xảy ra; 5. Rất phổ biến)
STT Chỉ tiêu Điểm
1. Do Khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa.... 2. Do thay đổi cơ chế chính sách của Nhà nướ 3. Do hành lang pháp lý trong hoạt động Ngân hàng không
4. Do Khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa.... Do khách hàng cố ý lừa đảo
5. Do Ngân hàng thiếu thông tin về KH trong quá trình thẩm
định, cho vay
6. Do thiếu các căn cứ để thẩm định các thông tin KH cung cấp 7. Do cán bộ QLKH thông đồng với khách hàng 8. Do ngân hàng đầu tư quá mức vào một số khách hàng 9. Do thiếu kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay 10. Do thiếu thông tin về quy hoạch nhà đất, định giá tài sản đảm bảo
11. Do xử lý tài sản đảm bảo khó khăn
12. Các nguyên nhân khác (nếu có)
13. ………….
PHẦN IV. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG (xin vui lòng đánh giá các biện pháp theo thứ tự: 1. Không quan trọng, 2. Ít
quan trọng, 3. Quan trọng, 4. Rất quan trọng, 5. Cực kỳ quan trọng)
STT Chỉ tiêu Điểm
1. Chính phủ cần xây dựng trung tâm thông tin doanh nhiệp và
thị trường
2. Chính phủ cần xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ, tránh
tình trạng quan hệ hóa trong kinh tế
3. Xác lập quyền sở hữu tài sản rõ ràng, minh bạch 4. Cơ chế và thực thi xử lý tài sản đảm bảo nhanh chóng 5. Tăng cường cơ chế kiểm tra, kiểm soát, giám sát từ xa 6. Tăng cường sự hợp tác giữa các Ngân hàng trên địa bàn 7. Ngân hàng phải có bộ phận cập nhật thông tin thị trường, các
ngành nghề SXKD, thông tin cảnh báo rủi ro, doanh nghiệp phá sản
8. Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng
9. Định lượng rủi ro tín dụng theo thang điểm 10. Tách bộ phận riêng có chuyên môn định giá tài sản đảm bảo 11. Tránh đầu tư quá mức cho một số khách hàng 12. Kiểm tra sau các khoản vay thường xuyên
13. Phân loại các khoản nợ thường xuyên
14. Các biện pháp khác: (nếu có) …………
PHỤ LỤC 2
PHIẾU ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG (Áp dụng đối với đối tượng Cán bộ nhân viên Ngân hàng) I. THÔNG TIN TỔNG QUÁT:
* Qui mô dư nợ tín dụng nơi bạn làm việc:
□ Dưới 100 tỷ đồng □ Từ 100 - 200 tỷ đồng □ Trên 200 tỷ đồng
* Độ tuổi của bạn:
□ Dưới 25 tuổi □ Từ 25 - 35 tuổi □ Trên 35 tuổi
* Số năm làm công tác tín dụng Ngân hàng:
□ Dưới 3 năm □ Từ 3 - 7 năm □ Trên 7 năm
* Bằng cấp chuyên môn của bạn:
□ Trung cấp □ Đại học □ Trên Đại học
II. NHỮNG KHÓ KHĂN KHI CẤP TÍN DỤNG CHO KHÁCH HÀNG
□ Thiếu thông tin về ngành nghề khách hàng đang kinh doanh □ Khó kiểm chứng các thông tin do khách hàng cung cấp □ Thiếu kinh nghiệm
□ Do chưa được đào tạo đầy đủ
□ Do quy trình nghiệp vụ và các cơ sở pháp lý chưa phù hợp □ Khối lượng công việc đang quá tải
□ Do các công cụ hỗ trợ (tin học) chưa đáp ứng nhu cầu quản lý
□ Các khó khăn khác (nếu có): ...
III. NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG: (Xin vui lòng đánh giá các nguyên nhân theo thứ tự: 1. Không xảy ra ; 2. Rất ít xảy ra ;
3.ít xảy ra; 4. Thường xảy ra; 5. Rất phổ biến)
STT Chỉ tiêu Điểm
1. Do Khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa.... 2. Do thay đổi cơ chế chính sách của Nhà nướ 3. Do hành lang pháp lý trong hoạt động Ngân hàng không
đồng bộ
4. Do Khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa.... Do khách hàng cố ý lừa đảo
5. Do Ngân hàng thiếu thông tin về KH trong quá trình thẩm
định, cho vay
6. Do Trình độ của Cán bộ QLKH còn yếu
7. Do thiếu các căn cứ để thẩm định các thông tin KH cung cấp 8. Do cán bộ QLKH thông đồng với khách hàng
9. Do ngân hàng đầu tư quá mức vào một số khách hàng 10. Do thiếu kiểm tra, kiểm soát khi cho vay 11. Do thiếu thông tin về quy hoạch nhà đất, định giá tài sản đảm bảo
12. Do xử lý tài sản đảm bảo khó khăn
13. Các nguyên nhân khác (nếu có) ………….
IV. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
(xin vui lòng đánh giá các biện pháp theo thứ tự: 1. Không quan trọng, 2. Ít quan
trọng, 3. Quan trọng, 4. Rất quan trọng, 5. Cực kỳ quan trọng)
STT Chỉ tiêu Điểm
1. Chính phủ cần xây dựng trung tâm thông tin doanh nhiệp và
thị trường
2. Chính phủ cần xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ, tránh
tình trạng quan hệ hóa trong kinh tế
3. Xác lập quyền sở hữu tài sản rõ ràng, minh bạch 4. Cơ chế và thực thi xử lý tài sản đảm bảo nhanh chóng 5. Tăng cường cơ chế kiểm tra, kiểm soát, giám sát từ xa 6. Tăng cường sự hợp tác giữa các Ngân hàng trên địa bàn 7. Ngân hàng phải có bộ phận cập nhật thông tin thị trường, các
ngành nghề SXKD, thông tin cảnh báo rủi ro, doanh nghiệp phá sản
8. Các giải pháp liên quan tới chất lượng cán bộ QLKH (đào
tạo, tiền lương, thưởng, cơ hội thăng tiến)
9. Hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng
10. Định lượng rủi ro tín dụng theo thang điểm 11. Tách bộ phận riêng có chuyên môn định giá tài sản đảm bảo 12. Tránh đầu tư quá mức cho một số khách hàng 13. Kiểm tra sau các khoản vay thường xuyên
14. Phân loại các khoản nợ thường xuyên
15. Tách riêng bộ phân xử lý nợ có vấn đề và nợ đọng
16 Các biện pháp khác: (nếu có) …………