Tăng cường công tác lập kế hoạch kinh doanh cho công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần khai thác và chế biến khoáng sản lào cai (Trang 97 - 100)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.1. Tăng cường công tác lập kế hoạch kinh doanh cho công ty

Công tác lập kế hoạch kinh doanh không chính xác. Kết quả phân tích kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận sau thế cho thấy công tác lập kế hoạch kinh doanh của công ty là kém. Trong giai đoạn 2015 - 2018, các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt được chưa đúng với kế hoạch mong đợi đặt ra. Do đó, công ty cần tập trung thực hiện lập kế hoạch kinh doanh sát với thực tiễn hoạt động của công ty. Một kế hoạch kinh doanh phù hợp cần đảm bảo các nguyên tác và tuân thủ các quy trình sau:

* Các quy tắc cơ bản xây dựng kế hoạch kinh doanh

1. Kế hoạch kinh doanh cần ngắn gọn và súc tích

Việc làm một bản kế hoạch dài dòng, lan man sẽ chỉ khiến người đọc không thể chọn lọc được hết thông tin, thậm chí là bỏ dở giữa chừng vì quá nhàm chán. Hơn thế nữa, mục đích của bản kế hoạch kinh doanh là công cụ để quản lý dự án hiệu quả và phát triển doanh nghiệp trong thời gian dài, và nó cần được điều chỉnh, bổ sung liên tục. Việc sửa đổi một kế hoạch kinh doanh quá lớn sẽ dễ mắc sai lầm, cho dù đó là người có kinh nghiệm. Vì vậy, cần giữ cho bản kế hoạch kinh doanh ngắn gọn, súc tích.

Một bản kế hoạch kinh doanh có thể gửi tới nhiều đối tượng: Nhà quản trị, nhà đầu tư, ngân hàng, khách hàng,... Không phải ai trong số đó cũng hiểu hết về những thuật ngữ và danh từ riêng, từ viết tắt,... Bởi thế, trước khi xây dựng kế hoạch kinh doanh, cần dự tính trước bản kế hoach sẽ được gửi đến ai và sử dụng ngôn ngữ phù hợp, dễ hiểu nhất đối với họ, đồng thời giải thích rõ ràng đối với các danh từ riêng, từ viết tắt,...

Với khách hàng không phải người hiểu rõ kiến thức trong ngành, việc giải thích rõ ràng các thuật ngữ là điều nên làm. Bản kế hoạch cũng có thể sử dụng phụ lục của bản kế hoạch để cung cấp thêm chi tiết cụ thể.

3. Đừng quá sợ hãi khi lập kế hoạch kinh doanh

Đại đa số nhà quản trị không phải là chuyên gia kinh doanh với bằng cấp cao mà chỉ tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm và hình thành thói quen tốt trong quá trình làm việc. Do đó, không nên quá lo lắng nếu chưa thể lập một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo. Nếu nhà quản trị đủ hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của mình và đam mê với nó, việc viết ra một kế hoạch kinh doanh sẽ không khó khăn. Trên thực tế, bạn có thể bắt đầu với bản kế hoạch kinh doanh đơn giản chỉ trên một mặt giấy giống như đề cương sơ bộ, rồi dựa vào đó để triển khai chi tiết.

* Quy trình lập kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp

- Phân tích môi trường

Phân tích môi trường giúp doanh nghiệp nhận thức được cơ hội dựa trên các hiểu biết về môi trường bên trong doanh nghiệp và yếu tố bên ngoài. Trong quá trình phân tích môi trường, doanh nghiệp tìm hiểu các cơ hội có thể trong tương lai và xem xét chúng một cách toàn diện, rõ ràng. Biết được điểm đứng hiện tại của doanh nghiệp trên cơ sở điểm yếu và điểm mạnh của mình.

Đây là bước đầu tiên quan trọng vì nó ảnh hưởng đến quyết định sau này của doanh nghiệp vì mục tiêu được đưa ra sẽ phụ thuộc vào việc phân tích môi trường trước đó.

Môi trường bên ngoài gồm các yếu tố: môi trường luật pháp, môi trường kinh tế - chính trị, môi trường công nghệ,... Môi trường bên trong là các diều kiện

sẵn có của doanh nghiệp về nhân lực, tài chính, hệ thống thông tin,.. nhằm xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp.

- Xác định các nhiệm vụ, mục tiêu

Xác định nhiệm vụ, mục tiêu cho toàn doanh nghiệp và các phòng ban cấp dưới chính là xác định các kết quả cuối cùng cần thu được, nó chỉ ra được điểm mốc mà chúng ta đã hoàn thành hoặc kết thúc của công việc cần làm.

Để xác định nhiệm vụ và mục tiêu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần căn cứ vào các đánh giá về moi trường ở bước trên. Đồng thời phải căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp mình, bởi vì chức năng của doanh nghiệp thường liên quan tới làm rõ phương thức kinh doanh và trách nhiệm của doanh nghiệp.

- Lập kế hoạch chiến lược

Sau hai bước đã tiến hàng trên, doanh nghiệp tiến hành so sánh các mục tiêu đề ra với kết quả nghiên cứu về môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp.

+ Xác định các phương án kế hoạch chiến lược: nhằm xác định các phương án kế hoạch hợp lý và tìm ra các phương án có nhiều triển vọng thực hiện nhất.

+ Đánh giá các phương án lựa chọn: tiến hành so sánh về các chỉ tiêu tài chính như khả năng thực hiện so với khả năng của doanh nghiệp, lợi ích đem lại. + Lựa chọn phương án cho kế hoạch chiến lược: cần lưu ý đến những phương án dự phòng và những phương án phụ đề dự phòng trong trường hợp cần thiết.

- Xác định chương trình và dự án

Các chương trình thường xác định sự phát triển của một trong các hoạt động quan trọng của doanh nghiệp.

Các dự án thường xác định một cách chi tiết hơn chương trình, bao gồm các thông số về tài chính kỹ thuật, tiến độ thực hiên, tổ chức huy động,..

Kế hoạch chiến lược cần phải cụ thể hóa thành kế hoạch chức năng, xem như đó là các kế hoạch tác nghiệp chỉ đạo và điều hành sản xuất kinh doanh.

- Điều chỉnh các bước của kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần khai thác và chế biến khoáng sản lào cai (Trang 97 - 100)