Nâng cao khả năng sinh lời cho công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần khai thác và chế biến khoáng sản lào cai (Trang 106 - 110)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.5. Nâng cao khả năng sinh lời cho công ty

Khả năng sinh lời của công ty là thấp. Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của công ty. Nguyên nhân chính là do công tác quản lý chi phí kém, giá thành sản xuất cao. Việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn nên lợi nhuận thấp. Công ty đầu tư lớn vào tài sản cố định nhưng kết quả kinh doanh đem lại không như mong đợi. Dẫn đến hiệu suất sử dụng tài sản giảm, kết quả sử dụng vốn và tài sản giảm và khả năng sinh lời cũng giảm.

Qua phân tích Dupont, để nâng cao khả năng sinh lời (ROE) cho công ty cần chú ý đến nâng cao hơn nữa hệ số lãi ròng, vòng quay tổng tài sản và điều chỉnh cơ cấu vốn theo hướng nâng cao hệ số vốn chủ sở hữu, gia tăng độ vững mạnh và độc lập tài chính. Bời vì, ngành nghề kinh doanh của công ty rất nhạy cảm với mức độ sử dụng nợ vay cao.

Để tăng chỉ số ROS, công ty cần quản lý doanh thu, giá vốn thật chặt chẽ, cụ thể: Đối với doanh thu phải hạch toán đúng kỳ, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm được tinh chế. Đối với quản lý giá vốn, phải kiểm soát chặt chẽ giá mua vật tư, nhiên liệu với giá hồ sơ đấu thầu; quản lý khối lượng vật tư nhiên liệu nhập xuất trên cơ sở đơn giá, định mức với khối lượng hạng mục công trình được nghiệm thu hoàn thành. Mặt khác, số liệu tài chính phải trung thực, minh bạch, đảm bảo tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, tăng vòng quay vốn lưu động, hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác, thông qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu tài sản. Công ty cần điều chỉnh chính sách thu hồi công nợ, tăng khả năng thanh khoản, thúc đẩy nhanh thời gian thanh quyết toán, cải thiện hệ số nợ phải thu, tăng hiệu quả sử dụng vốn và tài sản.

KẾT LUẬN

Công ty Cổ phần Khai thác và Chế biến Khoáng sản Lào Cai là một công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản. Trong những vừa qua mặc dù ngành khoáng sản gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty đã nỗ lực phấn đấu để ổn định hoạt động theo mô hình cổ phần hóa và đã khẳng định được vị trí trên thị trường. Qua nghiên cứu, phân tích thực trạng kinh doanh của Công ty Cổ phần Khai thác và Chế biến Khoáng sản Lào Cai có thể thấy những kết quả đạt được như sau:

Thứ nhất, luận văn đã bước đầu hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các khái niệm cơ bản như vốn kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, đo lường hiệu quả kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đã được làm rõ.

Thứ hai, luận văn thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Khai thác và Chế biến Khoáng sản Lào Cai qua các nội dung, chỉ tiêu như tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận; hiệu quả sử dụng vốn và tài sản, khả năng sinh lời… của công ty. Các kết quả nghiên cứu của công ty đều được so sánh, đánh giá với các doanh nghiệp cùng ngành nghề kinh doanh. Qua đó, thấy được mức độ đạt được trong quản lý vốn và tài sản, quản lý chi phí, doanh thu của công ty. Những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động kinh doanh của công ty cũng đã được chỉ ra.

Thứ ba, trên cơ sở phân tích rõ thực trạng hiệu quả kinh doanh, luận văn đề xuất một số giải pháp cơ bản khả thi, đồng bộ nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Khai thác và Chế biến Khoáng sản Lào Cai.

Luận văn nghiên cứu là một công trình có tính thời sự đối với Công ty trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực cố gắng trong nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi, song thời gian thực hiện không nhiều và trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tác giả mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của các nhà khoa học để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Kiều Anh (2016), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty CP Cảng Dịch vụ Dầu khí Đình Vũ, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Hàng hải Việt Nam, Hải Phòng.

2. D Larua A Caillat (1992), Kinh tế doanh nghiệp, Nxb Khoa học Xã hội. 3. Dương Văn Chung (2003), Nghiên cứu về hiệu quả sản xuất kinh doanh và

một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước xây dựng giao thông, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Đại học Giao thông Vận Tải, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Công (2009), Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

5. Công ty TNHH Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo (2019), Báo cáo phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH Khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo, Thái Nguyên.

6. Công ty TNHH MTV Kim loại màu Bắc Kạn - TMC (2019), Báo cáo phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH MTV Kim loại màu Bắc Kạn - TMC, Bắc Kan.

7. Quốc hội (2014), Luật doanh nghiệp, ngày ban hành 26/11/2014, Hà Nội. 8. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống Kê, Hà Nội. 9. Nguyễn Văn Phúc (2016), Giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả kinh doanh

cho các doanh nghiệp xây dựng thuộc Tổng công ty Sông Đà, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện tài chính, Hà Nội.

10. Sapuwa (2019), Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Các doanh nghiệp, truy cập ngày, tại trang web https://voer.edu.vn/m/mot-so- bien-phap-nang-cao-hieu-qua-kinh-doanh-cua-cac-doanh-nghiep/088a6336. 11. Bùi Văn Vần và Vũ Văn Ninh (2013), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp,

12. Thomas E. Copeland và J. Fred Weston (2005), Financial Theory and Corporate Policy, 14th edition, ed, United States of America: Pearson Education, Inc.

13. Stephen A. Ross & cộng sự (2002), Fundamentals of Corporate Finance, Nxb Standard Edition.

14. Paul A Samuelson (1948), Economics: An Introductory Analysis, Nxb McGraw-Hill, London.

15. Adam Smith (1776), The Wealth of Nations, Nxb W. Strahan and T. Cadell, London.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần khai thác và chế biến khoáng sản lào cai (Trang 106 - 110)