Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần khai thác và chế biến khoáng sản lào cai (Trang 32 - 35)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.5.1.Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

* Chính sách và cơ chế kinh tế

Chính sách và cơ chế kinh tế là toàn bộ hệ thống chủ trương và các quy định của Nhà nước đóng vai trò là cơ sở cho việc quản lý và điều hành nền kinh tế. Ở phạm vi quốc gia, chính sách và cơ chế chính sách có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Chính sách và cơ chế chính sách đúng đắn, phù hợp sẽ tạo động lực và trở thành công cụ đắc lực phát triển kinh tế, tạo ra nhiều việc làm, gia tăng của cải và mang lại sự giàu có chung cho toàn xã hội. Ngược lại, chính sách và cơ chế chính sách kinh tế lạc hậu, đi ngược lại các quy luật khách quan sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội. Chính sách và cơ chế chính kinh tế còn giữ vai trò định hướng và chi phối toàn bộ hoạt động kinh tế. Yếu tố quyết định vai trò và ảnh hưởng của chính sách và cơ chế chính sách kinh tế là tính khoa học, tính phù hợp, tính ổn định của chủ trương chính sách và luật pháp của Nhà nước.

Chính sách và cơ chế chính, trước hết phải kể đến các chính sách cơ cấu, chính sách đầu tư, chính sách đào tạo nguồn nhân lực, chính sách khoa học - công nghệ, …là những nhân tố cụ thể có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Các chính sách và cơ chế vĩ mô này tạo ra sự ưu tiên hay hạn chế các điều kiện phát triển của các doanh nghiệp. Chính sách và cơ chế chính thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động SXKD. Chính sách và cơ chế chính kinh tế là yếu tố cơ bản tạo ra mội trường kinh doanh cho các doanh nghiệp và có ảnh hưởng vô cùng lớn đến các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh còn là một căn cứ để các cơ quan quản lý chức năng làm tốt công tác dự báo, điều tiết đúng đắn các hoạt động đầu tư, không để ngành hay vùng kinh tế nào phát triển

theo xu hướng cung vượt cầu, hạn chế độc quyền, tạo môi trường kinh doanh bình đằng giữa các doanh nghiệp. Như vậy, chính sách và cơ chế chính là nhân tố khuyến khích hoặc kìm hãm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả cũng như hiệu quả hoạt kinh doanh của doanh nghiệp.

* Cung - cầu sản phẩm trên thị trường

Trong nền kinh tế thị trường, cung và cầu sản phẩm hàng hóa là những mặt tồn tại song song và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cầu là lượng một mặt hàng mà người mua muốn mua ở mức giá nhất định. Cung là lượng một mặt hàng mà người bán muốn bán ở mức giá nhất định. Những nhân tố ảnh hưởng tới cung là năng lực sản xuất, chi phí sản xuất, giá cả và tình trạng các hàng hóa khác.

Cung - cầu hàng hóa có tác động trực tiếp đến doanh nghiệp thông qua sức tiêu thụ hàng hóa của thị trường và giá cả hàng hóa trên thị trường. Nếu cầu hàng hóa tăng sẽ giúp cho doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm với mức giá có lợi, dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, doanh nghiệp sẽ có nguồn tích lũy để tiếp tục đầu tư mở rộng hoạt động SXKD. Ngược lại, nếu nguồn cung lớn hơn cầu sẽ dẫn đến hàng hóa sản xuất ra khó tiêu thụ, tồn kho tăng cao. Bên cạnh đó, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả hàng hóa, dịch vụ giảm xuống, doanh nghiệp phải giảm giá bán để giảm lượng hàng tồn kho, tránh hư hỏng và giảm chất lượng hàng hóa trong quá trình bảo quản dẫn tới hiệu quả kinh doanh giảm. Cùng với đó, doanh nghiệp còn phải thu hẹp quy mô sản xuất để giảm cung, điều này gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của quy luật cung - cầu, các cơ quan chức năng cần có quy hoạch phát triển các ngành hợp lý, có chính sách và các biện pháp điều tiết phù hợp và hiệu lực để thiết lập và duy trì sự cân bằng cung - cầu sản phẩm hàng hóa. Về phía các doanh nghiệp, khi tiến hành SXKD phải điều tra, nghiên cứu kỹ nhu cầu của thị trường đối với các loại hàng hóa để lựa chọn phương án SXKD, chọn quy mô sản xuất kinh doanh phù hợp, tránh việc đầu tư dàn trải, sản xuất sản phầm tràn lan, vượt quá nhu cầu của thị trường. Điều này sẽ

giúp cho doanh nghiệp tránh được những ảnh hưởng tiêu cực của quy luật cung - cầu đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

* Tính chất và mức độ cạnh tranh của thị trường

Cạnh tranh trong kinh doanh được hiểu là sự tranh đua trong kinh doanh giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành vị thế và lợi ích tối đa cho mình. Cạnh tranh là một yếu tố cơ bản của cơ chế thị trường. Cạnh tranh là một hiện tượng tự nhiên, tất yếu của kinh tế thị trường, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa, thì ở đó có cạnh tranh.

Quan hệ cạnh tranh là quan hệ kinh tế cơ bản, tất yếu, gắn liền với bản chất của nền kinh tế thị trường. Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành là yếu tố quan trọng tạo ra cơ hội hoặc mối đe dọa cho các doanh nghiệp. Nếu mức độ cạnh tranh thấp, các doanh nghiệp có cơ hội thu được lợi nhuận cao hơn. Nếu sự cạnh tranh là gay gắt, quyết liệt về mọi phương diện (chất lượng sản phẩm, sản phẩm thay thế, giá cả,…) thì có nguy cơ làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp.

Sự cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh có vai trò to lớn và quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và bản thân mỗi doanh nghiệp nói riêng. Bất kỳ một nền kinh tế nào cũng cần phải duy trì sự cạnh tranh. Ở góc độ lợi ích xã hội, cạnh tranh là một công cụ chống độc quyền, tạo sự bình đẳng trong kinh doanh và tạo cơ hội để người tiêu dùng có thể lựa chọn được những sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Chính vì vậy, cạnh tranh là để bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Ở góc độ doanh nghiệp, cạnh tranh là điều kiện để mỗi doanh nghiệp tự khẳng định vị trí của mình trên thị trường, tự hoàn thiện bản thân để vươn lên dành ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh khác. Cạnh tranh là điều kiện, là yếu tố cơ bản kết hợp một cách tối ưu lợi ích của các doanh nghiệp, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của xã hội.

Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải sản xuất và cung ứng những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà thị trường cần để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phóng phú của khách hàng. Muốn vậy, mỗi doanh nghiệp, phải không ngừng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao

chất lượng sản phẩm và dịch vụ, bên cạnh đó phải có các biện pháp để tối ưu hóa các yếu tố đầu vào của sản xuất nhằm tối đa hóa thành quả sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần khai thác và chế biến khoáng sản lào cai (Trang 32 - 35)