Tăng cường quản trị các khoản phải thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần khai thác và chế biến khoáng sản lào cai (Trang 105 - 106)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.4. Tăng cường quản trị các khoản phải thu

Công ty đang duy trì quy mô các khoản phải thu lớn. Vòng quay các khoản phải thu của công ty là thấp. Bình quân trong giai đoạn 2015 - 2019 là 0,45 vòng, thấp hơn rất nhiều so với mức 6,76 vòng của các công ty đối chiếu. Cho thấy, công ty đang bị chiếm dụng vốn, tiệu thụ sản phẩm của công ty là khó khăn. Tác động tiêu cực đến kế hoạch doanh thu của công ty. Từ đó, làm hiệu quả kinh doanh giảm xuống. Do đó, để nâng cao hiệu quả quản trị các khoản phải thu cần thực hiện một số giải pháp sau:

Để quản trị tốt các khoản phải thu, Công ty phải có chính sách tín dụng tốt, chính sách tín dụng liên quan đến mức độ, chất lượng và rủi ro của doanh thu. Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố: Tiêu chuẩn bán chịu, thời hạn bán chịu, thời hạn chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu. Việc hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu hoặc mở rộng thời hạn bán chịu hay tăng tỷ lệ chiết khấu đều có thể làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng, đồng thời kéo theo các khoản phải thu, cùng với những chi phí đi kèm các khoản phải thu này cũng tăng và có nguy cơ phát sinh nợ khó đòi. Do đó Công ty khi quyết định thay đổi một yếu tố nào cũng cần cân nhắc, so sánh giữa lợi nhuận mà Công ty có thể có được với mức rủi ro do gia tăng nợ không thể thu hồi mà Công ty phải đối mặt để có thể đưa ra chính sách tín dụng phù hợp.

Ngoài ra, Công ty cần chú ý đến việc phân tích uy tín của khách hàng trước khi quyết định có nên bán chịu cho khách hàng đó hay không. Theo dõi các khoản phải thu thường xuyên để xác định đúng thực trạng của chúng và đánh giá tính hữu hiệu của các chính sách thu tiền. Nhận diện những khoản tín dụng có vấn đề và thu thập những tín hiệu để quản lý những khoản hao hụt. Đồng thời phải có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng và đưa ra các chế tài xử phạt cụ thể khi cần thiết.

Để giúp doanh nghiệp cơ thể nhanh chóng thu hồi các khoản nợ phải thu, hạn chế việc phát sinh các chi phí không cần thiết hoặc rủi ro, doanh nghiệp cần coi trọng các biện pháp chủ yếu sau:

Phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu trong và ngoài doanh nghiệp và thường xuyên đôn đốc để thu hồi đúng hạn.

Có biện pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán như lựa chọn KH, giới hạn tín dụng, yêu cầu đặt cọc, tạm ứng hay trả trước một phần giá trị đơn hàng, bán nợ…

Có chính sách bán chịu đúng đắn đối với từng khác hàng dựa trên cơ sở việc đánh giá khả năng thanh toán và vị thế tín dụng của khách hàng.

Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng, nếu vượt qua thời hạn thanh toán theo hợp đồng thì doanh nghiệp được thu lãi suất tương ứng như lãi suất qúa hạn của ngân hàng.

Cần phải phân tích tuổi các khoản nợ. Đặc biệt chú ý tới các khoản nợ quá hạn và chỉ rõ nguyên nhân của từng khoản nợ ( khách quan, chủ quan) từ đó có các biện pháp xử lý thích hợp như gia hạn nợ, thoả ước xử lý nợ, xoá một phần nợ cho khách hàng , yêu cầu toà án giả quyết theo thủ tục phá sản doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần khai thác và chế biến khoáng sản lào cai (Trang 105 - 106)