Bảng hỏi chính thức được thiết kế gồm 2 phần như sau: Phần 1: Thông tin chung
Bao gồm các thông tin cá nhân của người tham gia phỏng vấn như thông tin về ngành nghề, tuổi, đối tượng.
Phần 2: Nội dung câu hỏi
Bao gồm các câu hỏi xoay quanh nội dung về hoạt động marketing công ty TNHH Decor Style Việt Nam.
Các biến quan sát này sẽ được đo lường, đánh giá theo các hình thức: (1) Trên thang đo LIKERT 5 cấp độ cụ thể như sau:
- Cấp độ 1: Hoàn toàn không đồng ý
- Cấp độ 2: Không đồng ý - Cấp độ 3: Bình thường - Cấp độ 4: Đồng ý - Cấp độ 5: Hoàn toàn đồng ý (2) Đáp án Có/Không 2.2.2. Thiết kế mẫu
Đối tượng tham gia khảo sát: nhân viên công ty, khách hàng mua hàng của công ty.
Phương pháp chọn mẫu:
nghiên cứu cũng khác nhau.
Với nhóm nhân viên công ty: 15 người
Với nhóm khách hàng mua hàng của công ty: 100 khách hàng
(1) Với nhóm nhân viên công ty
Bảng 2.1. Bộ câu hỏi khảo sát có/không với nhóm nhân viên công ty
TT Nội dung Có Không
1 Theo anh/chị, marketing cho công ty là thực sự cần thiết
2
Theo anh chị, nhân viên trong công ty có phải là những người sẽ tham gia vào quá trình marketing của doanh nghiệp?
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
(2) Với nhóm khách hàng mua hàng của công ty
Bảng 2.2. Bộ câu hỏi khảo sát 5 mức độ với nhóm khách hàng mua hàng của công ty
TT Nội dung 1 2 3 4 5 Yếu tố sản phẩm
1 Sản phẩm của công ty đa dạng chủng loại
2 Sản phẩm của công ty có chất lượng tốt
3 Sản phẩm của công ty đáp ứng nhu cầu khách
hàng
4 Sản phẩm công ty cập nhật theo xu hướng tiêu dùng
Yếu tố giá
1 Giá sản phẩm công ty rẻ hơn với các công ty
khách
Yếu tố phân phối
1 Dễ dàng tiếp cận với các cửa hàng, đại lý của công ty
2 Số lượng cửa hàng, đại lý nhiều
3 Dễ dàng đặt hàng qua mạng
Yếu tố xúc tiến 1 Công ty truyền thông nhanh chóng các thông tin
mới về sản phẩm
2 Công ty truyền thông trung thực
3 Thông điệp truyền thông của công ty sáng tạo
4 Công ty tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi
hấp dẫn
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý
3. Bình thường 4. Đồng ý
5. Hoàn toàn đồng ý
Bảng 2.3. Bảng câu hỏi khảo sát kênh thông tin biết đến công ty
TT Nội dung Đánh dấu
Kênh nhận biết thông tin về công ty
1 Nhân viên công ty giới thiệu
2 Có người thân đã mua hàng tại công ty
3 Thông qua bạn bè
4 Thấy quảng cáo của công ty
5 Tự tìm kiếm trên google
Kênh tìm hiểu thông tin về công ty
1 Qua website/ fanpage của công ty
2 Qua review, đánh giá của người mua trước
3 Đến công ty tìm hiều
4 Nguồn khác
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu
Sau khi thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu là bước phải làm, bởi chỉ có dữ liệu đã qua xử lý mới có giá trị nghiên cứu và phù hợp với đề tài nghiên cứu luận văn. Việc xử lý dữ liệu giúp tác giả nắm biết được các phương pháp nghiên cứu trước đây đã triển khai; đưa ra các dẫn chứng cụ thể làm sáng tỏ các luận điểm nghiên cứu của mình; đưa ra luận cứ chặt chẽ hơn; bổ sung vốn kiến thức rộng hơn, sâu hơn về lĩnh vực nghiên cứu; đồng thời có thể tìm ra vấn đề nghiên cứu mới.
Thông tin và số liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng các phương pháp thống kê như mô tả, phân tích, so sánh đối chiếu, tổng hợp để và rút ra nhận xét. Tác giả sử dụng phần mềm Excel để phân tích số liệu thu thập được.
2.3.1. Phương pháp phân tích
Để phân tích, trước hết phải phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên
cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.
Các thông tin, số liệu sau khi thu thập sẽ được phân tích chi tiết theo từng thông số để thấy được hoạt động marketing của công ty TNHH Decor Style Việt Nam có tồn tại những bất cập, những vấn đề cần giải quyết. Hàng năm, công ty TNHH Decor Style Việt Nam đều có những báo cáo về tình hình kinh doanh của công ty. Trên cơ sở phân tích các số liệu, ta có thể thấy các vấn đề về hoạt động marketing của công ty có những bất cập hoặc lợi thế như thế nào.
2.3.2. Phương pháp tổng hợp
Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành sự thống nhất không thể tách rời: phân tích được tiến hành theo phương hướng tổng hợp, còn tổng hợp được thực hiện dựa trên kết quả của phân tích. Tổng hợp hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp giúp tác giả đưa ra những nhận định và đánh giá khái quát về vấn đề nghiên cứu trong luận văn của mình. Ngay từ Chương 1, khi giới thiệu tổng quan về tình hình nghiên cứu, tác giả đã tóm tắt, tổng hợp lại những vấn đề chính có liên quan đến hoạt động marketing của doanh nghiệp. Các nhận định, đánh giá rút ra từ quá trình tổng hợp sẽ phản ánh thực trạng hoạt động marketing của công ty từ 2016-2019 và đó là cơ sở cho việc đưa ra giải pháp để hoàn thiện hoạt động marketing của công ty TNHH Decor Style Việt Nam.
2.3.3. Phương pháp thống kê mô tả
Luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu, ở đây chính là hoạt động marketing trong công ty TNHH Decor Style Việt Nam để phục vụ cho quá
trình phân tích, dự đoán và đưa ra giải pháp.
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn để phân tích thực trạng hoạt động marketing của công ty TNHH Decor Style Việt Nam để thấy được những thiết sót, những lỗ hổng cần bù đắp hoặc những thành tựu. Phương pháp này cũng giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các số liệu phân tích tài liệu được khoa học, phù hợp, khách quan, phản ánh được đúng nội dung cần phân tích.
2.3.4. Phương pháp thống kê so sánh
Đây là một trong những phương pháp cơ bản của phân tích thống kê, phương pháp thống kê so sánh được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung.
Luận văn dùng phương pháp thống kê so sánh để đối chiếu những số liệu của đối tượng nghiên cứu qua từng thời kỳ, từng năm, để từ đó tác giả có thể đúc rút ra được sự chênh lệch, thay đổi, phát triển hoặc hạn chế của đối tượng nghiên cứu. Với phần mềm Excel, tác giả có thể tạo được những biểu đồ hoặc bảng biểu so sánh độ chênh lệch chi tiết các số liệu sau khi phân tích.
Như vậy, toàn bộ chương 2 đã trình bày về quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài nghiên cứu. Quy trình nghiên cứu thể hiện đầy đủ các bước triển khai của quá trình nghiên cứu cho đến khi hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
2.4. Khung phân tích
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, phân tích dữ liệu, học viên xây dựng khung phân tích cho đề tài như sau :
Hình 2.2: Khung phân tích để tài nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả xây dựng)
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Công ty TNHH Decor Style Việt Nam
Quá trình hình thành và phát triển, bộ máy tổ chức, sản phẩm kinh doanh và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Số liệu liên quan Hoạt động marketi ng của công ty TNHH Decor Style Việt Nam Hệ thống lý luận cơ bản về marketing
Nội dung hoạt động marketing-mix của doanh nghiệp
Thư viện khoa và thư viện trường: thu thập tài liệu từ các sách, giáo trình và các luận văn của khóa trước
Các trang web điện tử Cơ sở lý luận về marketing Phương pháp nghiên cứu Thực trạng hoạt động marketing của công ty Đề xuất giải pháp nhằm hoản thiện hoạt động marketing của công ty Phòng marketing: Tìm hiểu về hoạt động marketing của công ty Các phòng ban khác: phòng kinh doanh, phòng nhân sự, phòng kế toán… Lập bảng khảo sát Các công tác lựa chọn thị trường mục tiêu, hoạt động marketing-mix, kiểm tra hoạt động marketing, nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing công ty Đánh giá thực trạng hoạt động marketing công ty Đề xuất giải pháp hoàn thiện marketing công ty
Mục tiêu nghiên cứu Nội dung tiếp cận Đối tượng tiếp cận Chỉ tiêu tiếp cận
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY TNHH DECOR STYLE VIỆT NAM
3.1. Tổng quan về công ty TNHH Decor Style Vi ệt Nam
3.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển công ty
Giới thiệu chung về công ty TNHH Decor Style Việt Nam:
- Tên công ty: Công ty TNHH Decor Style Việt Nam
- Tên tiếng anh: VIET NAM DECOR STYLE COMPANY LIMITED
- Giấy chứng nhận kinh doanh số 0107417318 do sở KH - Đầu tư thành phố Hà Nội cấp năm 2016.
- Địa chỉ trụ sở: Số 1 ngách 21/2 ngõ 21 đường Đặng Thùy Trâm, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Quá trình hình thành và phát tri ển của công ty:
Công ty TNHH Decor Style Việt Nam có tên giao dịch là Công ty TNHH Decor Style Việt Nam, địa chỉ số 1 ngách 21/2 ngõ 21 đường Đặng Thùy Trâm, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, được thành lập vào năm 2016 theo Luật doanh nghiệp Việt Nam. Công ty TNHH Decor Style Việt Nam ra đời là thành quả vô cùng to lớn của các thành viên. Công ty TNHH Decor Style Việt Nam là loại Công ty TNHH hai thành viên trở lên, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có tài khoản độc lập và có con dấu riêng.
Ngay từ khi mới thành lập, Công ty TNHH Decor Style Việt Nam đã từng bước khắc phục những khó khăn thiếu thốn ban đầu đưa việc sản xuất kinh doanh vào ổn định, đồng thời không ngừng vươn lên và tự hoàn thiện về mọi mặt, sản phẩm do công ty kinh doanh luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng, thời gian và giá cả hợp lý.
Lĩnh vực hoạt động của công ty:
Công ty TNHH Decor Style Việt Nam hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh thương mại, bán buôn, bán lẻ các sản phẩm thuộc ngành tin học, công nghệ thông tin.
3.1.2. Bộ máy tổ chức quản lý công ty
Cơ cấu tổ chức của công ty:
Công ty TNHH Decor Style Việt Nam với cơ cấu nhân sự được bố trí rất khoa học, phù hợp với tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phù hợp với pháp luật nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Decor Style Việt Nam
(Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự, công ty TNHH Decor Style Việt Nam)
Nhìn vào Hình 3.1 thì ta thấy ban giám đốc công ty trực tiếp quản lý các phòng ban bằng cách ra quyết định xuống các phòng ban, chi nhánh và quản lý tại mỗi chi nhánh lại truyền đạt nội dung xuống các nhân viên cấp dưới. Cơ cấu tổ chức này có điểm mạnh là có tính thống nhất cao trong mệnh lệnh, nâng cao chất lượng quyết định quản lý, giảm bớt được áp lực cho người quản lý các cấp, có thể quy trách nhiệm cụ thể cho từng người. Tuy nhiên, ban giám đốc công ty phải phân bổ nhiệm vụ của mỗi phòng ban phải thực hiện, mối quan hệ về nhiệm vụ giữa các bộ phận chức năng để tránh sự chồng chéo trong công việc hoặc đùn đẩy công việc giữa các phòng ban. PHÒNG KẾ TOÁN -MUA HÀNG PHÒNG HÀNH CHÍNH-NHÂN SỰ Sale Online PHÒNG KINH DOANH PHÒNG MARKETING CN1 CN2 CN3 GIÁM ĐỐC BỘ PHẬN QUẢN LÝ BÁN HÀNG
Nhiệm vụ các phòng ban:
Ngay từ khi thành lập, công ty TNHH Decor Style Việt Nam không ngừng vươn lên hoàn thiện về mặt tổ chức, chất lượng dịch vụ và sản phẩm sản phẩm.
Theo như sơ đồ trên ta thấy cơ cấu tổ chức công ty như sau: Giám đốc công ty
Trực tiếp điều hành công ty, có trách nhiệm quyền hạn cao nhất trong các hoạt động của công ty, và là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh doanh và phương hướng mục tiêu của công ty cũng như việc nâng cao đời sống người lao động.
Phòng kế toán – mua hàng
Chức năng cơ bản của phòng này là các dịch vụ tài chính, viết và thu thập các hoá đơn, số liệu phản ánh vào sổ sách và cung cấp thông tin kịp thời đến Giám đốc. Đảm bảo thực hiện thu chi tài chính theo đúng chế độ hiện hành của nhà nước và quy định về thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các nghĩa vụ đối với nhà nước. Bên cạnh đó phòng còn có chức năng đề xuất các phương án hạn chế chi phí, tăng doanh lợi, bảo toàn và tăng vốn kinh doanh của công ty.
Phòng còn có chức năng tìm mua, lên danh sách nhập sản phẩm từ các nhà cung cấp, đối tác công ty. Sau khi Giám đốc công ty duyệt danh sách, phòng kế toán – mua hàng sẽ xuất phiếu chi và tiến hành nhập sản phẩm.
Phòng kinh doanh
Chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh tại từng chi nhánh và hoạt động chung.
Theo dõi, tổng hợp, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, tìm kiếm thị trường khách hàng, phân phối sản phẩm theo các kênh có sẵn, nắm chắc giá cả, lợi thế và hạn chế của các sản phẩm công nghệ thông tin. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Xây dựng các chỉ tiêu ngắn, trung, dài hạn cho các chi nhánh. Triển khai thực hiện chỉ tiêu kế hoạch. Thống kê phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu kế
hoạch ở các đơn vị. Định hướng chiến lược phát triển kinh doanh. Xây dựng kế hoạch kinh doanh, các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Phòng hành chính - nhân sự
Nhiệm vụ của phòng là kết hợp với phòng kế toán tính toán lương, thưởng cho cán bộ nhân viên. Tổ chức nhân sự như tuyển dụng lao động – sắp xếp tổ chức, tổng hợp công giờ, ngày, tuần, tháng, tổng hợp lưu trữ hồ sơ, lý lịch nhân viên, thực hiện các chế độ, chính sách, quan hệ cơ quan nghiệp vụ để thực hiện các chế độ chính sách của công ty dành cho các anh chị em nhân viên.
Phòng marketi ng
Marketing các dự án: Nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng liên quan đến các dự án mà công ty đang triển khai. Thiết lập mối quan hệ với các đối tác, khách hàng mục tiêu của mỗi dự án cụ thể. Sắp xếp và thiết kế lịch hoạt động của phòng.
Xây dựng các chương trình quảng cáo, tiếp thị, chiết khấu nhằm thu hút khách:
Thiết kế - mạng: Thiết kế các market quảng cáo: leaflet, brochure, cataloge, bandrote… Quản trị mạng web của công ty: viết bài post bài lên mạng, tiếp nhận và giải đáp thông tin của khách hàng, đối tác thông qua mạng internet,…