Các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách Marketing-mix tại hệ thống khách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách marketing mix tại hệ thống khách sạn đông á thái nguyên (Trang 47)

5. Kết cấu của luận văn

3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách Marketing-mix tại hệ thống khách

sạn Đông Á Thái Nguyên

3.3.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

3.3.1.1. Môi trường nhân khẩu

Có ba yếu tố cơ bản của môi trƣờng nhân khẩu có tác động rõ nét đến hoạt động kinh doanh dịch vụ lƣu trú của hệ thống khách sạn này, đó là độ tuổi của khách du lịch và trình độ văn hóa.

- Độ tuổi của khách lưu trú: Theo báo cáo về “Vấn đề Thất nghiệp và Việc làm 2014” của TS. Nguyễn Thị Lan Hƣơng, tính đến 1/7/2014, dân số từ 60 tuổi trở lên

0 10 20 30 40 50 60 2010 2011 2012 2013 2014

Doanh thu thuần Tổng lợi nhuận trƣớc thuế

là một cơ hội tốt cho một khách sạn có thứ hạng cao và cung cấp dịch vụ cao cấp nhƣ khách sạn Đông Á do nhóm khách cao tuổi thƣờng có điều kiện về tài chính và thời gian để sử dụng những sản phẩm, dịch vụ của khách sạn.

Để thu hút đối tƣợng khách này, các chính sách Marketing-mix của hệ thống khách sạn phải đƣợc thiết kế nhằm làm nổi bật đƣợc chất lƣợng dịch vụ của khách sạn cũng nhƣ các dịch vụ bổ sung đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách.

- Trình độ văn hóa: Trình độ văn hóa của ngƣời dân Việt Nam trong những

năm qua có những tăng trƣởng đáng kể. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết năm 2014 đạt 94,7%. Tỷ lệ ngƣời có trình độ cao nhất là đại học và trên đại học đã tăng lên 2 lần sau 5 năm.

Việc tăng trƣởng về trình độ văn hóa trong dân số là một yếu tố quan trọng trong việc gia tăng nhu cầu dịch vụ lƣu trú.Tuy nhiên, sự tăng trƣởng về dân trí cũng đòi hỏi khách sạn Đông Á phải không ngừng nâng cao chất lƣợng cảm nhận từ khách hàng. Đây là một thách thức không nhỏ với hệ thống Marketing-mix của khách sạn.

3.3.1.2. Môi trường kinh tế

- Mức tăng trưởng kinh tế: Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, năm 2014 là năm đầu tiên trong kế hoạch 5 năm (2011-2015), tăng trƣởng kinh tế không chỉ về đích mà còn vƣợt kế hoạch. Theo dự báo của IMF, nền kinh tế thế giới năm 2015 sẽ phục hồi mạnh hơn, tăng trƣởng đƣợc dự báo tăng 0,6 điểm so với năm 2014.

Hình 3.3: Biểu đồ tăng trƣởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004 - 2014

- Thu nhập: Trong hai thập kỷ vừa qua, Việt Nam đạt tăng trƣởng GDP ấn

tƣợng, liên tục đứng đầu trong biểu đồ tăng trƣởng. GDP bình quân tƣơng đối ổn định từ năm 2009 đến nay.

Hình 3.4. Biểu đồ GDP bình quân đầu ngƣời tại Việt Nam giai đoạn 1995-2014

(Nguồn: Báo cáo của Tổ chức Tài chính quốc tế Savills)

Sự tăng trƣởng ổn định của nền kinh tế cũng nhƣ thu nhập của ngƣời dân Việt Nam là một cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch, bao gồm có khách sạn Đông Á Thái Nguyên. Tuy nhiên, khi thu nhập gia tăng, ngƣời dân cũng có những yêu cầu khắt khe hơn cho chất lƣợng của dịch vụ, đòi hỏi khách sạn Đông Á cần tập trung nhấn mạnh yếu tố chất lƣợng trong các chính sách Marketing mix của mình.

3.3.1.3. Môi trường tự nhiên

Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km, Thái Nguyên còn là điểm nút giao lƣu thông qua hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành.

Tỉnh Thái Nguyên có địa hình không phức tạp so với các tỉnh trung du, miền núi khác, khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa

28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tƣơng đối đều cho các tháng trong năm. Nhìn chung, khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi, rất phù hợp cho việc phát triển hoạt động du lịch.

Có thể nói, điều kiện tự nhiên cũng nhƣ vị trí địa lý của tỉnh là một điều kiện tuyệt vời giúp khách sạn Đông Á có thể thu hút du khách trong nƣớc và quốc tế. Trong các chính sách Marketing mix của mình, đặc biệt là chính sách phân phối và chính sách xúc tiến hỗn hợp, khách sạn cần làm nổi bật yếu tố tự nhiên trong các chƣơng trình du lịch kết hợp để đạt hiệu quả thu hút khách đến với khách sạn.

3.3.1.4. Môi trường văn hóa - xã hội

Trong những năm qua, Thái Nguyên đƣợc coi là không gian văn hóa tâm linh của khu vực Đông Bắc Bộ. Thái Nguyên có 780 di tích đƣợc kiểm kê trong đó có 12 di tích khảo cổ học, 479 di tích lịch sử, 16 di tích kiến trúc nghệ thuật, 225 di tích tín ngƣỡng, 40 di tích danh thắng và 33 điểm di tích đƣợc xếp hạng “Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia”.

Thái Nguyên cũng là cội nguồn của lịch sử cách mạng Việt Nam, trong cuộc kháng chiến trƣờng kỳ chống thực dân Pháp, tỉnh đƣợc Trung ƣơng Đảng, Bác Hồ và Chính phủ chọn làm nơi xây dựng An toàn khu (ATK)-trung tâm của Thủ đô kháng chiến, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh, các cơ quan Trung ƣơng Đảng, Chính phủ và Bộ tổng tƣ lệnh đặt đại bản doanh để lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp. Tại trung tâm thành phố Thái Nguyên có Bảo tàng Quốc gia về “Văn hóa các dân tộc Việt Nam” giới thiệu một cách sinh động về văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng 54 dân tộc anh em của đất nƣớc. Ngoài ra, du khách đƣợc chứng kiến nhiều nét văn hóa đa dạng, phong phú: Từ văn hóa kiến trúc, vặn hóa ẩm thực đến trang phục rồi phong tục về các lễ hội, thờ cúng, ma chay, tập quán về cƣới hỏi... của từng dân tộc trong tỉnh.

Có thể nói, bản sắc văn hóa và tài nguyên nhân văn của tỉnh Thái Nguyên vô cùng phong phú và đa dạng, mang lại nhiều cơ hội phát triển du lịch cho các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh, trong đó có hệ thống khách sạn Đông Á, giúp khách sạn giảm nhẹ đƣợc yếu tố thời vụ trong kinh doanh. Tuy nhiên, yếu tố này cần đƣợc chú

trọng làm nổi bật trong các chính sách xúc tiến hỗn hợp của khách sạn nhằm thu hút du khách đến với tỉnh trong thời gian tới.

3.3.1.5. Môi trường công nghệ

Sự thay đổi của môi trƣờng công nghệ có tác động nhiều chiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn Đông Á Thái Nguyên, tiêu biểu trên các mặt sau: - Hệ thống phương tiện truyền thông: Sự phát triển của mạng lƣới Internet đã có nhiều tác động tích cực đến hệ thống khách sạn Đông Á. Internet ngày nay đã trở thành một kênh phân phối các sản phẩm du lịch có hiệu quả nhất, hoạt động 24 giờ một ngày, 7 ngày trong tuần, phủ kín toàn cầu và đặc biệt có khả năng truyền đƣợc nhiều định dạng thông tin khác nhau.

Khách sạn có thể tận dụng mạng Internet để nâng cao hoạt động quảng bá hình ảnh thông qua trang web của khách sạn hoặc thông qua các trung gian du lịch tới đa dạng các đối tƣợng khách hàng với mức chi phí thấp.

- Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng: Trong những năm gần đây, tỉnh

Thái Nguyên đã đầu tƣ rất nhiều cho hệ thống cơ sở hạ tầng và kiến trúc thƣợng tầng của toàn tỉnh. Hệ thống giao thông của tỉnh là một điểm đầu mút với 3 đƣờng Quốc lộ đi qua gồm: Quốc lộ 3 (đi Hà Nội về phía Nam, đi Bắc Kạn về phía Bắc), Quốc lộ 37 (đi Tuyên Quang về phía Tây, đi Bắc Giang về phía Đông), Quốc lộ 1B (đi Lạng Sơn). Đầu năm, đƣờng cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên là đƣờng cao tốc loại A dài hơn 61 km có quy mô 4 làn xe chính thức đi vào hoạt động. Tháng 06 năm 2015, tỉnh đƣa vào hoạt động tuyến đƣờng sắt tàu khách nhanh, chất lƣợng cao Thái Nguyên Hà Nội.

Sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng và kiến trúc thƣợng tầng của tỉnh là một nhân tố thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khách sạn Đông Á, góp phần tạo nên sự thuận tiện và thu hút cho chính sách sản phẩm trong hỗn hợp Marketing mix của khách sạn.

3.3.1.6. Môi trường chính trị - pháp luật

- Xu hướng toàn cầu hóa: Sau khi Việt Nam tham gia hoạt động trong các tổ chức ASEAN, AFTA và đặc biệt từ khi chính thức là thành viên của tổ chức thƣơng

mại thế giới WTO, kinh tế Việt Nam bƣớc vào giai đoạn phát triển kinh tế với tốc độ cao, đây là điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch và các khách sạn phát triển.

Xu thế nhất thể hóa nền kinh tế thế giới cũng có nghĩa là chúng ta phải mở cửa thị trƣờng cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài và các công đa quốc gia, trong đó có các khách sạn lớn, có thứ hạng cao, có tên tuổi trên thế giới vào thị trƣờng Việt Nam. Đây đƣợc coi là một áp lực rất lớn đối với hệ thống khách sạn Đông Á Thái Nguyên trong việc xây dựng chiến lƣợc Marketing mix trong môi trƣờng quốc tế nhiều cơ hội nhƣng cũng lắm thách thức nhƣ hiện nay..

- Các chính sách phát triển du lịch của quốc gia và địa phương:

+ Chính sách phát triển du lịch của quốc gia: Ngày 30/12/2011, Phó Thủ tƣớng Nguyễn Thiện Nhân đã ký Quyết định số 2473/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030", đề ra mục tiêu tổng quát của ngành du lịch là đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.

+ Chính sách phát triển du lịch của tỉnh Thái Nguyên: Trong thời gian qua tỉnh Thái Nguyên đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách làm cơ sở cho ngành du lịch phát triển. Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Thái Nguyên đã tích cực tổ chức các hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến về du lịch; tham mƣu cho UBND tỉnh xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách quản lý nhà nƣớc về du lịch tại địa phƣơng, chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và sản phẩm du lịch; đầu tƣ xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch.

Các chính sách phát triển du lịch của quốc gia và địa phƣơng này là một yếu tố vô cùng thuận lợi để thu hút du khách đến với khách sạn Đông Á. Tuy nhiên, khi thiết kế các chính sách Marketing mix cho khách sạn, các nhà hoạt động Marketing cần tạo ra các chiến lƣợc Marketing sao cho tận dụng đƣợc lợi thế của các chính sách phát triển du lịch này, tạo ra sự đồng bộ giữa hoạt động của khách sạn với xu hƣớng phát triển du lịch chung của nhà nƣớc.

3.3.2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô

Đối tƣợng khách của khách sạn Đông Á đƣợc chia làm hai nhóm chính: Nhóm khách hàng là các đơn vị tiêu thụ trung gian (các công ty du lịch, đại lý bán vé…) và nhóm khách hàng là các cá nhân trực tiếp tiêu thụ dịch vụ. Trong đó, nhóm khách thứ hai đa phần là khách du lịch theo đoàn, đặc biệt là khách du lịch theo hƣớng du lịch văn hóa, lịch sử, hội họp (MICE). Khách quốc tế chủ yếu là khách Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc. Khách trong nƣớc đến khách sạn đa phần là khách của các cơ quan nhà nƣớc, tỉnh, thành phố, khách của các trƣờng Đại học trong tỉnh. Lƣợng khách trong nƣớc và quốc tế trong giai đoạn 2010-2014 đƣợc khách sạn tổng hợp trong bảng 3.2.

Bảng 3.2: Thống kê số lƣợt khách của hệ thống khách sạn Đông Á giai đoạn 2010 - 2014

Năm 2010 2011 2012 2013 2014

Lƣợt khách trong nƣớc 9.220 11.249 9.637 10.001 11.389

Lƣợt khách quốc tế 2.679 2.894 2.847 4.809 3.796

Tổng lƣợt khách 11.892 14.143 12.584 14.810 15.185

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán khách sạn Đông Á Thái Nguyên)

- Đối với nguồn khách trung gian: Yêu cầu cao nhất của họ đối với các sản phẩm, dịch vụ của Đông Á là sự hấp dẫn đối với khách hàng mua cuối cùng. Sản phẩm phải có yếu tố tiện lợi trong hoạt động tổ chức tour du lịch, phải bao gồm nhiều phƣơng án lữ hành kết hợp. Giá mua phải ở mức cạnh tranh và ổn định. Đặc biệt, khách sạn cần chú trọng đến việc thông tin các điều kiện về giá cả và khả năng tiếp nhận khách cho nhóm đối tƣợng này.

- Đối với khách tiêu thụ trực tiếp: Các đối tƣợng khách chính này phần lớn là những khách hàng có thu nhập và có trình độ học vấn tƣơng đối cao nên thƣờng có yêu cầu khá khắt khe về chất lƣợng dịch vụ của khách sạn. Khách sạn Đông Á cần chú trọng giới thiệu về chất lƣợng dịch vụ nhƣ là một sự đảm bảo mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Giá cả phải ở mức ƣu đãi và cạnh tranh. Cần có nhiều hình thức xúc tiến bán hấp dẫn để kích thích tiêu thụ nhƣ giảm giá, cung cấp dịch vụ miễn phí…

Toàn bộ tỉnh Thái Nguyên hiện nay chỉ có 4 khách sạn 3 sao, trong đó có 1 khách sạn là khách sạn Thái Dƣơng thuộc huyện Đại Từ . Tại địa bàn trung tâm thành phố Thái Nguyên có 3 khách sạn 3 sao, bao gồm: Khách sạn Đông Á, khách sạn Dạ Hƣơng và khách sạn Hải Âu. Đặc biệt, hai đ khách sạn Dạ Hƣơng và Hải Âu đều là những khách sạn có tiềm lực mạnh, đƣợc đầu tƣ mạnh mẽ và có lƣợng khách ổn định.

Bảng 3.3: Dịch vụ tại các khách sạn 3 sao trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Khách sạn Số phòng Các dịch vụ Mức giá phòng Dạ Hƣơng 90 - Dịch vụ giặt là - DV vận chuyển hành lý - Dịch vụ du lịch - DV nhà hàng - DV ăn tại phòng - Dịch vụ trông giữ xe

- Dịch vụ xông hơi - massage

Giá phòng từ 600.000 - 3.000.000 Bao gồm 4 loại phòng: - Phòng Suite - Phòng Deluxe - Phòng Superior - Phòng Standard Khách sạn Đông Á 130 - Két sắt - Quán bar - Dịch vụ karaoke - Dịch vụ ăn tại phòng 24h - Dịch vụ giặt là

- Dịch vụ xông hơi, massage - DV vận chuyển hành lý - Dịch vụ du lịch, lữ hành - DV nhà hàng - Dịch vụ trông giữ - Dịch vụ cho thuê phòng họp, hội thảo

- DV tổ chức hội nghị, tiệc cƣới. - Thang máy - Bãi đỗ xe Giá phòng từ 550.000- 2.900.000 đồng. Bao gồm 6 loại phòng - Phòng Standard - Phòng Superior - Phòng Duluxe - Phòng Family - Phòng Vip - Phòng Suite Hải Âu 55 - Két sắt - Quán bar - Dịch vụ ăn tại phòng 24h - Dịch vụ giặt là - DV vận chuyển hành lý - DV nhà hàng - Dịch vụ trông giữ Giá từ 500 000 cho đến 3.000.000 đồng - Phòng Standard - Phòng Superior - Phòng Duluxe - Phòng Vip - Phòng Suite

Khách sạn Số

phòng Các dịch vụ Mức giá phòng

- Thang máy

- Dịch vụ xông hơi, massage

(Nguồn: Báo cáo của các khách sạn)

Theo bảng liệt kê các dịch vụ đƣợc cung cấp, các khách sạn ba sao trên địa bàn thành phố Thái Nguyên cung ứng các dịch vụ tƣơng đối giống nhau với mức giá bán không chênh lệch đáng kể. Tuy nhiên, khách sạn Đông Á là khách sạn cung cấp đầy đủ các dịch vụ nhất trong ba khách sạn.

Bảng 3.4: Công suất buồng phòng của các khách sạn ba sao tại trung tâm thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2010-2014

Năm Khách sạn Công suất 2010 Công suất 2011 Công suất 2012 Công suất 2013 Công suất 2014 Dạ Hương 65% 72% 69% 67% 65% Đông Á 65% 73% 68% 66% 67% Hải Âu 67% 78% 69% 68% 67% Cồng suất trung bình toàn tỉnh 70% 79% 72% 71% 71%

(Nguồn: Báo cáo của các khách sạn)

Theo báo cáo trên, công suất buồng phòng của các khách sạn ba sao tại trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chính sách marketing mix tại hệ thống khách sạn đông á thái nguyên (Trang 47)