5. Bố cục của luận văn
4.4.2. Kiến nghị với tỉnh Bắc Kạn
UBND tỉnh Bắc Kạn cần phải tập trung thực hiện quyết liệt quy hoạch nguồn nhân lực đã được phê duyệt, đồng thời thường xuyên rà soát, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch để kịp thời điều chỉnh bổ sung phù hợp với thực tiễn. Theo đó:
- Chỉ đạo quyết liệt công tác đào tạo và nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên toàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi nhất là về kinh phí phục vụ cho công tác đào tạo bồi dưỡng.
- Cần tăng cường liên kết với các trường Đại học, các cơ sở đào tạo có chất lượng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn.
- Chỉ đạo các sở, ngành liên quan, xây dựng và điều chỉnh chính sách thu hút nhân tài về địa phương công tác như chính sách hỗ trợ cán bộ công chức sau khi được đào tạo có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ, chính sách về việc làm về thi tuyển cho các học viên tốt nghiệp đại học có bằng giỏi.
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý của địa phương về công tác quản lý, sử dụng, cán bộ, công chức, viên chức về tổ chức bộ máy, trong đó cần phân cấp mạnh hơn nữa trong công tác tuyển dụng và điều động, bổ nhiệm cán bộ, công chức.
- Cần sớm tổ chức triển khai việc thi tuyển các chức danh lãnh đạo từ cấp phó phòng các sở ban ngành, cấp huyện trở lên như một số cơ quan trung ương, như một số địa phương đã làm để có đội ngũ cán bộ công chức quản lý đáp ứng được yêu cầu hiện nay.
- Cần làm tốt hơn nữa công tác luân chuyển cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ trong quy hoạch để tạo điều kiện cho cán bộ, công chức bổ sung kiến thức thực tiễn trong quản lý và điều hành công vụ.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện chuyển biến mới của nền kinh tế đang ngày càng nở rộ, chất lượng của đội ngũ công chức, viên chức cần được nâng cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nước, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, quản lý hiệu quả, tiết kiệm nguồn ngân sách và đủ trình độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức cũng là một trong những nội dung cơ bản của công cuộc cải cách hành chính được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và đã thực hiện nhiều hoạt động cải cách trong công tác quản lý đội ngũ công chức, viên chức.
Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng chất lượng đội ngũ công chức, viên chức cấp cơ sở còn thấp trình độ năng lực của đội ngũ này chưa tương xứng với vị trí vai trò và nhiệm vụ được giao trong giai đoạn hiện nay, cần được quan tâm hơn về chế độ đào tạo, bồi dưỡng công chức. Điều này đã được chứng minh qua thực trạng chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Kạn như đã phân tích ở trên. Trong đó những hạn chế về chất lượng của đội ngũ công chức, viên chức mà nổi bật nhất đó là hạn chế về trình độ của đội ngũ này nó vừa xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan, vừa xuất phát từ những nguyên nhân khách quan từ bên ngoài đem lại. Chính vì vậy yêu cầu đạt chuẩn về tiêu chuẩn đối với công chức và yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Kạn được đặt ra khá cấp thiết. Muốn vậy cần phải xây dựng một chiến lược về phát triển đội ngũ công chức với những giải pháp đồng bộ, được tiến hành một cách hiệu quả vững chắc.
Trong luận văn này tôi đã nêu lên thực trạng chất lượng công chức, viên chức của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Kạn hiện nay và đưa ra một số kiến nghị, giải pháp cụ thể Với những nghiên cứu và phân tích trong luận văn này, tác giả đã chỉ rõ được những ưu điểm, hạn chế và từ đó xây dựng được những
giải pháp cụ thể để Sở Nội vụ tỉnh Bắc Kạn có thể áp dụng vào thực tế, giúp tăng hiệu quả công tác nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức ngày càng tốt hơn nữa trong thời gian tới. Đây chính là kết quả lớn nhất mà luận văn này mong muốn được mang lại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (1994), Chế độ nhân sự các nước, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Bùi Anh Tuấn, Nguyễn Phương Mai (2003), Quản trị nguồn nhân lực trong các cơ quan quản lý nhà nước, Bài giảng Kinh tế và Quản lý công,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
3. Bùi Anh Tuấn, Phan Thuỷ Chi, Phạm Thái Hưng (2002), Đầu tư nước ngoài với chuyển giao quản lý, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
4. Các văn kiện Đại hội Đảng bộ thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên khóa VI,VII; các Nghị quyết, Đề án về công tác cán bộ của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Sông Công;
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Dự thảo các văn kiện trình đại hội XII
của Đảng, trang 72.
7. Đặng Hữu (2005), “Đào tạo nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá dựa trên tri thức ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng Sản, 726 (4).
8. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1946, 1959,1980,1992 và bổ sung sửa đổi năm 2002 và Hiến pháp năm 2013. 9. Lê Quý Đôn (1990), Đại Việt hồng sử, NXB Tổng hợp, Đồng Tháp.
10.Nguyễn Trọng Điều (2002), “Luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý một
yêu cầu bức thiết trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý hiện nay”. Tạp chí Tổ chức Nhà nước.
11.Nguyễn Trọng Bảo (1998), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, Nhà xuất bản
12.Nguyễn Phương Hồng (2005), “Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý”, Tạp chí Cộng Sản, 731(8).
13.Nguyễn Thành Hội (1999), Quản trị nhân sự, Nxb Thống kê.
14.Nguyễn Hải Khoát (1996), Những khía cạnh tâm lý của công tác cán bộ,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15.Nông Đức Mạnh (2005), “Vững bước tiến lên dưới ngọn cờ của Đảng Quang vinh”, Tạp chí Cộng Sản, 726 (4).
16.Nghị định 113/2003, Nghị định 114/2003, Nghị định 115/2003, Nghị định 116/2003, Nghị định 117/2003 của Chính phủ quy định các vấn đề liên quan tới quản lý cán bộ công chức hành chính nhà nước.
17.Nghị định số 06/2010/NĐ-CP quy định những đối tượng là công chức; Nghị định số 24/2010/NĐ-CP năm 2010 và Nghị định số 93/2010/NĐ-CP năm 2010 sửa đổi Nghị định 24/2010 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước, Nghị quyết số
21/2010/NĐ-CP năm 2010 về quản lý biên chế công chức; Nghị định số
46/2010/NĐ-CP năm 2010 về chế độ thôi việc, nghỉ hưu, bồi thường chi phí đào tạo của công chức.
18.Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011 của Chính phủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020.
19.Nghị quyết số 725/NQ-UBTVQH12 ngày 16/01/2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ủy ban nhân dân huyện, quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện quận, phường.
20.Nguyễn Phú Trọng (2003) “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nxb Chính trị Quốc gia.
21. Nguyễn Quang Thắng (2000), Từ điển Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Tô Tử Hạ (1998), Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23.Tô Tử Hạ (1998), Từ điển Hành chính, Nxb Lao động-Xã hội, Hà Nội. 24.Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương (2004), "Xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức đáp ứng đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân" .
25. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Bộ môn Kinh tế lao động (1998), Giáo
trình Kinh tế lao động, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
26. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Bộ môn Quản trị nhân lực (2004),
Giáo trình Quản trị nhân lực, Nxb Lao động-Xã hội, Hà Nội.
27. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Dự án Asian Link mã số ASI/B7301/98/679-042 (2004), Báo cáo điều tra tình hình công chức ở các địa phương, Hà Nội.
28. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Dự án đào tạo từ xa - Sida Thuỵ Điển (2002), Báo cáo điều tra nhu cầu đào tạo của công chức các địa phương
tại Việt Nam, Hà Nội.
29. TS Nguyễn Bá Thể, 2005 “Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp
hóa, hiện đại hóa”, Nhà xuất bản Lao động và xã hội.
30. Tuần báo Đài tiếng nói Việt Nam, số 10 (3/2000), Hoàng đế Quang Trung
chiêu hiền đãi sĩ, Hà Nội.
31.Văn kiện Đại hội Đại biểu thị xã Sông Công lần thứ VII nhiệm kỳ 2010 - 2015.
32. Vương Lạc Phu và Tưởng Nguyệt Thần (2000) Khoa học lãnh đạo hiện đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
33. Viện khoa học tổ chức nhà nước (2003), Báo cáo điều tra công chức hành
PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀUTRA
Để phục vụ cho việc đánh giá công chức, viên chức của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Kạn. Xin ông (bà) vui lòng cho biết một số thông tin sau đây:
I.Thông tin chung
Họ và Tên:... Năm sinh:... Nam ; Nữ
Nghề nghiệp: Công chức ; viên chức ; công việc khác Trình độ: trên đại học ; đại học ; trình độ khác
II. Đánh giá về thực trạng nâng cao chất lượng công chức, viên chức tại Sở Nội vụ tỉnh Bắc Kạn
Đề nghị dùng mức độ sau đây để đánh giá công tác nâng cao chất lượng công chức, viên chức tại Sở Nội vụ tỉnh Bắc Kạn mà Ông/ Bà cảm nhận được, Đánh dấu (x) vào cột điểm số mà Ông/ Bà lựa chọn theo các mức được đưa ra dưới đây:
Mức Lựa chọn Khoảng Mức đánh giá
5 Rất đồng ý 4,21 – 5,00 Xuất sắc 4 Đồng ý 3,41 - 4,20 Tốt 3 Bình thường 2,61 - 3,40 Khá 2 Không đồng ý 1,81 - 2,60 Trung bình 1 Rất không đồng ý 1,00 - 1,80 Kém TT Các tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5
I Công tác quy hoạch, tuyển dụng
1 Lập kế hoạch về công tác quy hoạch và tuyển dụng đội ngũ công chức, viên chức
TT Các tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5
2 Đánh giá cơ cấu, chất lượng đội ngũ CCVC 3 Các tiêu chí tuyển dụng đội ngũ CCVC về
chuyên môn, năng lực, trình độ, kinh nghiệm 4 Thông báo công khai về tuyển dụng đội ngũ
công chức và viên chức tại các cơ quan có yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, chuyên môn, sức khỏe, phẩm chất chính trị
5 Có chế độ chính sách với đội ngũ CCVC có năng lực, kinh nghiệm và chuyên môn vững 6 Thực hiện hiện sự chặt chẽ, bảo đảm tính
công khai, công bằng, chính xác khi tuyển dụng
7 Công tác chuẩn bị, ôn tập, ra đề, coi thi, chấm thi đã được tổ chức chu đáo, an toàn, nghiêm túc, đảm bảo chính xác, công bằng cho mọi đối tượng tham gia dự tuyển
II Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức
1 Xây dựng kê hoạch đào tạo, bồi dưỡng hiệu quả, thực tê, có tính khả thi
2 Hình thức đào tạo, bồi dưỡng đa dạng, đảm bảo chất lượng, hiệu quả
3 Cử đội ngũ công chức, viên chức đi học các lớp lý luận chính trị và bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, quản lý nhà nước, tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn
4 Cử đội ngũ công chức, viên chức đi học trên đại học nâng cao trình độ
5 Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho những đối tượng trong quy hoạch nguồn
TT Các tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5 III Sử dụng đội ngũ công chức, viên chức
1 Lập kế hoạch về số lượng đội ngũ công chức, viên chức hằng năm, từ đó có biện pháp để bố trí sử dụng và luân chuyển
2 Phân công đúng định mức lao động, có chế độ chính sách đối với các trường hợp làm thêm giờ (chú ý sức khỏe, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm..) 3 Xây dựng kế hoạch luân chuyển, đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ gắn với quy hoạch và sát với thực tế
4 Trong quá trình thực hiện điều động, luân chuyển công chức, viên chức gắn công tác tổ chức với công tác tư tưởng, vừa động viên, vừa yêu cầu đội ngũ công chức nghiêm túc chấp hành
5 Phân công công việc đản bảo tính công bằng, hiệu quả
IV Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá
1 Cơ quan chuyên môn làm công tác cán bộ đã xây dựng được kế hoạch cụ thể, mang tính lâu dài, có tính khả thi đối với công tác này 2 Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất
lượng đội ngũ công chức đã thực hiện một cách thường xuyên, nghiêm túc và đúng với quy định
3 Sau công tác thanh tra, kiểm tra, cơ quan chuyên môn đã đánh giá một cách chính xác, đảm bảo tính khách quan, minh bạch
4 Cơ quan chuyên môn kịp thời đưa ra những quyết định điều chỉnh thiết thực và mang lại hiệu quả
TT Các tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5
5 Công tác thanh tra, kiêm tra, đánh giá đã thực sự tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của đội ngũ công chức, viên chức
6 Sử dụng có hiệu quả kết quả thanh tra, kiêm tra, đánh giá và coi đây là một trong các tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng
V Thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật
1 Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đội ngũ công chức, viên chức
2 Thực hiện nghiêm túc, kịp thời chế độ, chính sách đối với đội ngũ công chức, viên chức 3 Thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ, khen
thưởng, kỷ luật
4 Xây dựng chế độ chính sách riêng về đãi ngộ, khen thưởng đối với đội ngũ công chức, viên chức đạt thành tích cao trong công tác, năng lực tốt, chuyên môn vững
5 Có chế tài phạt, cảnh cáo và sa thải đội ngũ công chức, viên chức suy thoái đạo đức, tham ô, tham nhũng, sách nhiễu dân...