Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của sở nội vụ tỉnh bắc kạn (Trang 65 - 76)

5. Bố cục của luận văn

3.4.1. Các yếu tố khách quan

* Thể chế quản lý

Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua kỳ họp 12 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010, là Bộ Luật quan trọng để nhà nước ta xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ công chức. Qua hơn một năm thực hiện cùng với sự phát triển của nền hành chính và cải cách hành chính, nhiều nội dung của luật đã phát huy tích cực trong xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức nhưng mặt khác thực tiễn cũng đã đòi hỏi phải có những đổi mới để phù hợp với sự phát triển KT-XH và cải cách hành chính.

Để triển khai thực hiện Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Bộ Nội vụ đã tập trung xây dựng hệ thống các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện để hoàn thiện khung pháp lý cho quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.

Kết quả, Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Nghị định số 22/2011/NĐ-CP ngày 04/04/2011 quy định mức lương tối thiểu chung; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19 tháng 2 năm 2003 về Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo. Tại Quyết định này đã quy định chế độ bổ nhiệm có thời hạn, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức và miễn nhiệm đối với cán bộ công chức lãnh đạo. Qua đó chủ trương bổ nhiệm có thời hạn của Đảng được thể chế hóa. Bộ Nội vụ đã ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện các Nghị định và quyết định nói trên.

Trên cơ sở đó, Ban lãnh đạo Sở Nội vụ tỉnh Bắc Kạn luôn chỉ đạo thực hiện công tác tuyển dụng, quản lý và sử dụng đội ngũ công chức theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Đặc biệt bám sát thực hiện Luật cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương, UBND tỉnh.

* Mức độ phát triển kinh tế

Khi kinh tế phát triển cao, đời sống của con người được ổn định ở mức cao hơn, có điều kiện để nâng cao sức khỏe, trình độ chuyên môn được nâng cao. Mặt khác, kinh tế phát triển cùng với việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, quá trình toàn cầu hóa và thương mại quốc tế là điều kiện cạnh tranh của các nước, phương tiện kỹ thuật ngày càng hiện đại đội ngũ cán bộ, công chức phải cập nhật kiến thức để kịp thời đáp ứng với trào lưu của khu vực và thế giới. Ngược lại, chất lượng đội ngũ công chức, viên chức được nâng cao là điều kiện quyết định để phát triển KT - XH.

Với sự chuyển đổi của nền kinh tế, một bộ phận công chức, viên chức của Sở Nội Vụ chưa thực sự nắm vững cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường đã tác động đến chất lượng đội ngũ công chức nói chung.

Quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra nhanh chóng, dẫn tới sự thay đổi chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, thay đổi về vị trí việc làm;

yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn đối với người thực hiện công việc, do đó khoảng cách giữa yêu cầu của công việc và năng lực hiện có của người thực hiện công việc có xu hướng ngày càng xa nhau.

3.4.2. Các yếu tố khách quan

3.4.2.1. Công tác quy hoạch, tuyển dụng

Xác định được công tác cán bộ là khâu then chốt, có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Sở Nội vụ, do đó Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở rất quan tâm đến công tác quy hoạch và tuyển chọn cán bộ và triển khai, thực hiện một cách bài bản, thường xuyên, với mục tiêu: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức nòng cốt là đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các phòng, ban, đơn vị trực thuộc, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kiến thức, có năng lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan và gắn bó với tổ chức.

Công tác quản lý cán bộ công chức, viên chức được thực hiện theo nguyên tắc quản lý cán bộ của Đảng và có sự phân công, phân cấp cụ thể, giúp cho tổ chức nắm được cán bộ, sử dụng cán bộ một cách có hiệu quả, thực hiện tốt chính sách cán bộ và phát huy tốt nhất khả năng, sở trường của từng cán bộ công chức.

Xác định được tiêu chuẩn cán bộ, nhất là cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Song công tác quy hoạch cán bộ vẫn là khâu yếu trong công tác cán bộ của đơn vị trong những năm qua, vì nhiều mặt trong công tác cán bộ chưa được thực hiện hoặc thực hiện không đồng bộ, nhiều đơn vị không thực hiện một cách lâu dài, quy hoạch chưa gắn với đào tạo, bồi dưỡng và dễ bị phá vỡ, gây nên tình trạng bị động, lúng túng: Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đề bạt, chính sách cán bộ chưa gắn kết với nhau, chưa đồng bộ, còn chắp vá hoặc chưa chuẩn hoá với nhiều lý do khác nhau.

Để đánh giá về công tác quy hoạch và tuyển dụng công chức, viên chức của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Kạn, đề tài đã điều tra 89 người, bao gồm các công chức, viên chức đang làm việc tại Sở. Kết quả nghiên cứu được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 3.15. Đánh giá công tác quy hoạch và tuyển dụng công chức, viên chức của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Kạn

TT Nội dung Giá trị

trung bình Ý nghĩa

1 Lập kế hoạch về công tác quy hoạch và tuyển dụng

đội ngũ công chức, viên chức 3,45 Tốt

2 Đánh giá cơ cấu, chất lượng đội ngũ CCVC 2,82 Khá

3 Các tiêu chí tuyển dụng đội ngũ CCVC về chuyên

môn, năng lực, trình độ, kinh nghiệm 2,87 Khá

4 Thông báo công khai về tuyển dụng đội ngũ công

chức và viên chức tại các cơ quan có yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, chuyên môn, sức khỏe, phẩm chất chính trị

2,14 Trung bình

5 Có chế độ chính sách với đội ngũ CCVC có năng

lực, kinh nghiệm và chuyên môn vững 2,23 Trung bình

6 Thực hiện hiện sự chặt chẽ, bảo đảm tính công khai,

công bằng, chính xác khi tuyển dụng 2,76 Khá

7 Công tác chuẩn bị, ôn tập, ra đề, coi thi, chấm thi

đã được tổ chức chu đáo, an toàn, nghiêm túc, đảm bảo chính xác, công bằng cho mọi đối tượng tham gia dự tuyển

2,82 Khá

8 Có chế tài với trường hợp vi phạm pháp luật trong

tuyển dụng, hối lộ, tiêu cực trong tuyển dụng 3,06 Khá

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Kết quả khảo sát cho thấy: “Việc lập kế hoạch về công tác quy hoạch

và tuyển dụng đội ngũ cán bộ CCVC" được đánh giá tốt với số điểm bình

quân là 3,45. Đa số các chỉ tiêu được đánh giá ở mức độ khá. Tuy nhiên, “Thông báo công khai về tuyển dụng đội ngũ công chức và viên chức tại các

cơ quan có yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, chuyên môn, sức khỏe, phẩm chất chính trị” và “Có chế độ chính sách với đội ngũ CCVC có năng lực,

kinh nghiệm và chuyên môn vững” được đánh giá là mức trung bình với số điểm bình quân là 2,14 và 2,23. Điều này cũng phản ánh thực tế trong thời gian qua việc công khai các nội dung về tuyển dụng và chế độ đối với đội ngũ

công chức, viên chức chưa được quan tâm đúng mức do đó trong thời gian tới Sở Nội vụ tỉnh Bắc Kạn cần có biện pháp khắc phục những vấn đề này.

3.4.2.2. Công tác đào tạo bồi dưỡng

Công tác đào tạo, bồi dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cán bộ, công chức, viên chức. Đào tạo, bồi dưỡng là con đường duy nhất để nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị trong điều kiện đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đang bị thiếu hụt kiến thức. Hiện nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công chức, viên chức tại Sở Nội vụ còn hạn chế.

Về nội dung đào tạo hiện này không phù hợp, chưa thật sự bổ ích, nội dung chủ yếu là lý luận, ít tính thực tiễn và ứng dụng, thiếu kiến thức chuyên sâu, giảng viên chưa đưa ra các kỹ năng, thao tác xử lý tình huống công việc hàng ngày ở cơ sở. Nội dung đào tạo vẫn chung chung, tài liệu, giáo trình được thiết lập từ cấp trên, không sát với yêu cầu thực tiễn, không gắn với nhu cầu người học. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng về nội dung còn mang nặng lý thuyết, thiên về lý luận, nhiều tài liệu có sự trùng lặp, chưa đi sâu vào khoa học chuyên ngành, kỹ thuật tác nghiệp hành chính, nghiệp vụ quản lý Nhà nước và các kỹ năng cụ thể. Nội dung chương trình thường giống nhau cho nhiều đối tượng, kiến thức về nghiệp vụ còn khái lược sơ sài, vì vậy khi đi học về khó áp dụng vào thực tiễn để giải quyết công việc thực tế ở cơ sở. Trong bối cảnh hiện nay, việc đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ công chức, viên chức nên chú trọng đào tạo thêm về tin học văn phòng, tiếng anh giao tiếp, kỹ năng soạn thảo và lưu trữ văn bản, kỹ năng tuyền truyền và phổ biến pháp luận, kỹ năng giao tiếp...

Về phương pháp đào tạo, phương pháp hiện tại vẫn mang nặng tính thụ động, chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào giảng dạy, chưa lấy người học làm trung tâm, không gây hứng thú cho người học từ đó gây ra chán nản, nghỉ học, hoặc đi học chỉ điểm danh có mặt.

Về kinh phí hỗ trợ, hiện nay kinh phí hỗ trợ cho cán bộ công chức, viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng còn ít, chỉ hỗ trợ tiền ăn và tiền tại liệu. Vậy nên, vẫn chưa tạo được hứng thú cho cán bộ công chức, viên chức.

Mặt khác, đối tượng tham gia đào tạo bồi dưỡng chưa đúng đối tượng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhiều khi không gắn với quy hoạch. Do đó, tình trạng người cần đi học thì không được đi học, người không cần đi học lại phải đi học. Nhiều cán bộ đi học về không được bố trí công việc, một số sau khi được đào tạo, bồi dưỡng cũng đến tuổi nghỉ hưu. Như vậy, sẽ gây lãng phí lớn trong đào tạo và sử dụng cán bộ.

Đào tạo, bồi dưỡng là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng cho cán bộ công chức. Viên chức. Chính vì vậy, thời gian tới Sở Nội vụ tỉnh Bắc Kạn nói chung cần đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng cho CCVC nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc và thời đại.

Bảng 3.16. Đánh giá về công tác đào tạo đội ngũ công chức, viên chức của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Kạn TT Nội dung Giá trị trung bình Ý nghĩa

1 Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hiệu quả,

thực tế, có tính khả thi 2,61 Khá

2 Hình thức đào tạo, bồi dưỡng đa dạng, đảm bảo

chất lượng, hiệu quả 2,36

Trung bình

3

Cử đội ngũ công chức, viên chức đi học các lớp lý luận chính trị và bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, quản lý nhà nước, tham gia các khóa bồi dưỡng chuyên môn

2,78 Khá

4 Cử đội ngũ công chức, viên chức đi học trên đại

học nâng cao trình độ 2,17

Trung bình 5 Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cho những đối

tượng trong quy hoạch nguồn 2,18

Trung bình

Trong số 5 tiêu chí đánh giá công tác đào tạo và bồi dưỡng công chức thì có 3 tiêu chí được đối tượng điều tra đánh giá ở mức trung bình, đó là “hình thức đào tạo, bồi dưỡng đa dạng, đảm bảo chất lượng, hiệu quả”, “cử

đội ngũ công chức đi học nâng cao trình độ” và “đào tạo bồi dưỡng cho những đối tượng trong diện quy hoạch”. Đây là điểm mà Sở Nội vụ tỉnh Bắc

Kạn cần chú ý quan tâm nếu muốn nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của Sở.

3.4.2.3. Việc sử dụng đội ngũ các bộ công chức

Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 03/3/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh “Về đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế”, các cơ quan, đơn vị đã, đang xây dựng và ban hành Quy định tiêu chuẩn từng chức danh và xây dựng vị trí làm việc, phân công nhiệm vụ rõ ràng gắn với trách nhiệm, yêu cầu về chất lượng, hiệu quả và tiến độ hoàn thành đối với từng tập thể, cá nhân, do đó đã tạo tính chủ động của các ban và từng cán bộ, góp phần nâng cao chất lượng việc sử dụng và phát huy hiệu quả đội ngũ công chức, viên chức hiện có.

Kết quả khảo sát cho thấy: Chỉ tiêu phân công công việc dựa trên chức danh nghề nghiệp và chỉ tiêu luân chuyển đội ngũ công chức, viên chức gắn công tác tổ chức với công tác tư tưởng, vừa động viên, vừa yêu cầu đội ngũ công chức nghiêm túc chấp hành được đánh giá tốt. Tuy nhiên, nhiều chỉ tiêu còn đánh giá ở mức trung bình như chỉ tiêu lập kế hoạch về số lượng đội ngũ công chức, viên chức hàng năm để có biện pháp để bố trí sử dụng và luân chuyển, chỉ tiêu phân công công việc đảm bảo tính công bằng, hiệu quả... Do đó, các cơ quan, đơn vị cần có các giải pháp hiệu quả hơn nữa trong việc sử dụng, phân công công việc cho đội ngũ công chức, viên chức

Bảng 3.17. Đánh giá việc sử dụng, phân công công việc đội ngũ công chức, viên chức của Sở Nội vụ tỉnh Bắc Kạn

TT Nội dung Giá trị trung bình Ý nghĩa 1

Lập kế hoạch về số lượng đội ngũ công chức, viên chức hằng năm, từ đó có biện pháp để bố trí sử dụng và luân chuyển

2,15 Trung bình

2

Phân công đúng định mức lao động, có chế độ chính sách đối với các trường hợp làm thêm giờ (chú ý sức khỏe, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm..)

2,07 Trung bình

3 Xây dựng kế hoạch luân chuyển, đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ gắn với quy hoạch và sát với thực tế 2,24

Trung bình 4 Phân công công việc dựa trên chức danh nghê nghiệp 3,47 Tốt 5 Phân công công việc đản bảo tính công bằng, hiệu

quả 2,28

Trung bình

6

Trong quá trình thực hiện điêu động, luân chuyển công chức gắn công tác tổ chức với công tác tư tưởng, vừa động viên, vừa yêu cầu công chức, viên chức nghiêm túc chấp hành

3,33 Tốt

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả 3.4.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá

Việc đánh giá, nhận xét cán bộ giữ vai trò quan trọng, có tác dụng phát huy những ưu điểm, khắc phục những khuyết điểm, hạn chế, thiếu sót của mỗi cán bộ để bố trí, sử dụng cán bộ hợp lý, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị. Tuy nhiên, đánh giá cán bộ là công việc rất khó, đòi hỏi phải công tâm khách quan. Phải căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ và việc hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ để đánh giá, trọng dụng những người có đức, có tài.

Hàng năm, căn cứ vào các qui định của Trung ương, của tỉnh, của Sở Nội vụ và thực tế yêu cầu nhiệm vụ công tác, các cơ quan, đơn vị luôn chủ động phối hợp trong tham mưu cho UBND tỉnh và đưa vào kế hoạch công tác năm chương trình kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết liên quan đến chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của Sở... Qua công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết đã đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm và đề ra được nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của sở nội vụ tỉnh bắc kạn (Trang 65 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)