Tầm quan trọng của việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 27 - 31)

Kể từ khi Việt Nam mở cửa thu hút nguồn vốn FDI đến nay, FDI luôn giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam và hoàn thành cơ bản mục tiêu đề ra cho từng giai đoạn phát triển của đất nước. Chính vì vậy việc thu hút vốn FDI là vô cùng quan trọng, bởi FDI mang đến những hiệu quả thiết thực sau:

Thứ nhất, FDI thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, bổ sung cho nguồn vốn trong nước

Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế được huy động từ hai nguồn chủ yếu là vốn trong nước và vốn ngoài nước. Vốn trong nước được hình thành thông qua tiết kiệm và

sản xuất và đầu tư ở những nước này rất khó khăn, để cải thiện tình hình trạng ấy, các nước nghèo và đang phát triển phải tạo ra “một cú huých lớn”, mà biện pháp hữu hiệu là

tăng vốn đầu tư, huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế dẫn đến tăng thu nhập. FDI giúp đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế thông qua việc tạo ra những doanh nghiệp mới, thu hút thêm lao động, giải quyết một phần nạn thất phiệp ở những nước nhận đầu tư. FDI giúp các nước đang phát triển như Việt Nam khắc phục được tình trạng

thiếu vốn kéo dài. Nhờ vậy mà mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển to lớn với nguồn tài chính khan hiếm được giải quyết, đặc biệt là trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp

hóa- hiện đại hóa đất nước. FDI giúp tăng thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc đánh thuế các công ty nước ngoài. Từ đó các nước nghèo và các nước đang phát triển có

nhiều khả năng hơn trong việc huy động nguồn tài chính cho các dự án phát triển. Ngoài

ra, FDI không để lại gánh nặng nợ cho Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư về chính trị, kinh tế như hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hoặc các hình thức đầu tư về nước ngoài khác như vay thương mại, phát hành trái phiếu ra nước ngoài. Do vậy, FDI là hình thức thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài tương đối ít rủi ro cho nước tiếp nhận đầu tư.

Nhà đầu tư không dễ dàng rút vốn ra khỏi nước sở tại như hình thức đầu tư gián tiếp. Từ cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực năm 1997 đã cho thấy những nước chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng thường là những nước nhận nhiều vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Do vậy, FDI mang tính ổn định hơn các hình thức đầu tư khác.

Thứ hai, FDI tăng cường chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH Phần lớn vốn FDI đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, trong đó có những

điện tử, tin học, viễn thông, lắp ráp ô tô và xe máy, giúp chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư theo nhiều phương diện: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế; cơ cấu vùng

lãnh thổ; cơ cấu theo nguồn vốn; cơ cấu vốn đầu tư.

Thứ ba, FDI giúp tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý

Các nước đang phát triển có đặc điểm là trình độ khoa học và công nghệ thấp, sử dụng công nghệ lạc hậu, do đó năng suất lao động thấp, hiệu quả và sức cạnh tranh sản phẩm yếu. Trong khi đó phần lớn các công nghệ tiên tiến hiện đại đều xuất phát từ những nước phát triển, do vậy cần có quá trình chuyển giao những công nghệ này sang các nước đang phát triển. Có nhiều phương thức chuyển giao công nghệ khác nhau như nhập khẩu thiết bị, kỹ thuật, mua hoặc hợp đồng sử dụng bản quyền, sáng chế;

tự thiết kế và sản xuất theo bản thiết kế tổng thể do bên nước ngoài cung cấp. Việc tiếp nhận công nghệ từ chủ đầu tư sẽ giúp các doanh nghiệp FDI trong nước tiếp nhận công nghệ từ công ty mẹ, đồng thời rút ngắn khoảng cách công nghệ. Ngoài ra, do áp lực cạnh

tranh từ doanh nghiệp FDI, buộc các doanh nghiệp trong nước phải nhanh chóng học hỏi, vươn lên, đổi mới kỹ thuật, công nghệ, cải tiến quản lý, tăng cường đào tạo cán bộ, làm cho tốc độ hiện đại hóa được nâng lên rõ rệt.

Thứ tư, FDI góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực

Các dự án FDI mới tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động và thông qua việc thực hiện các dự án đó, làm thay đổi cơ cấu lao động, nâng cao năng lực, kỹ năng lao động, năng lực quản lý doanh nghiệp, tác phong công nghiệp, phù hợp với nền sản xuất hiện đại.

vụ cho các doanh nghiệp FDI và các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay, với chính sách tăng dần tỷ lệ nội đại hóa trong sản phẩm của các doanh nghiệp FDI các ngành sản xuất ô tô, xe máy, giày da, may mặc... đã xuất hiện thêm nhiều doanh nghiệp vệ tinh cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp FDI tạo ra nhiều việc làm hơn. Các hoạt động công nghệ

phụ trợ này cũng đòi hỏi chất lượng cao, tổ chức tốt, do đó có tác dụng nâng cao trình độ.

Nhiều doanh nghiệp FDI tạo điều kiện cho nhân viên, người lao động học tập, nâng cao tay nghề hoặc gửi đi đào tạo ở nước ngoài nâng cao năng lực quản lý giúp cho vấn đề lao động giải quyết được cả về mặt chất lẫn mặt lượng. Như vậy, việc cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải tiến hành đổi mới công nghệ, thu hút nhân tài, nâng cao trình độ quản lý cũng như tay nghề của người lao động, góp phần rất lớn trong công cuộc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam.

Thứ năm, FDI thúc đẩy quá trình tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu

Sự cạnh tranh ngày một gay gắt của khu vực FDI buộc nền sản xuất trong nước phải kiện toàn, tăng cường hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời khu vực

FDI còn tạo ra sức ép đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng tự do hóa

thương mại và đầu tư. Một mặt các nhà đầu tư yêu cầu nước nhận đầu tư phải mở cửa thị trường hơn nữa và tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Mặt khác, khả năng

cạnh tranh và tính chất hướng ngoại cao, đặc biệt là xuất khẩu của khu vực FDI là cơ sở tốt để cho kinh tế nước nhận đầu tư tăng cường mở cửa với thế giới bên ngoài, thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu, làm quen với tập quán thương mại quốc tế, thích nghi nhanh hơn với những thay đổi trên thị trường thế giới. Đó là vai trò làm cầu nối và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế quan trọng của FDI-một

Hoạt động FDI là chiếc cầu nối ràng buộc lợi ích kinh tế giữa các nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Hoạt động FDI góp phần quan trọng đối với đẩy mạnh xuất khẩu và cải thiện cán cân thanh toán. Trong đó, xuất khẩu là một trong những giải pháp tăng trưởng kinh tế, góp phần tăng thêm thu nhập cho nền kinh tế, từ đó tạo điều kiện để giải quyết các vấn đề xã hội. Thông qua thặng dư xuất khẩu và chuyển vốn đầu tư về, hoạt động FDI góp phần vào việc hạn chế thâm hụt của cán cân thanh toán.

Ngoài ra, FDI còn tạo điều kiện để các cơ quan quản lý tích cực hoàn thiện, nâng cao nghiệp vụ quản lý xuất nhập khẩu theo tiến trình hội nhập quốc tế như hải quan, thực

hiện lộ trình cắt giảm thuế, nâng cao hệ thống kinh tế-kỹ thuật như thương mại điện tử, ngân hàng điện tử, vận tải (cảng, hàng không...), góp phần cải thiện môi trường đầu tư, biến những tiềm năng về nguồn lực thành hiện thực, tạo sự hấp dẫn đầu tư, sự quan tâm của các nước trên thế giới. Thông qua việc hội nhập với các tổ chức, các diễn đàn kinh tế, các liên kết. Từ đó góp phần nâng cao vị thế trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 27 - 31)