Định hướng thu hút FDI

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 73 - 74)

2019

3.1.3. Định hướng thu hút FDI

Bộ Chính trị đã ban hành nghị quyết số 50 về định hướng, chính sách thu hút FDI với mục tiêu: vốn FDI được giải ngân đạt được tốc độ tăng trưởng 7%-8% vào năm 2020, đạt khoảng 23-24 tỷ USD, chiếm khoảng 23-24% trong tổng số vốn đầu tư toàn xã hội; tổng vốn FDI đăng ký giai đoạn 2021-2025 đạt khoảng 150-200 tỷ USD, tương đương mức 30-40 tỷ USD mỗi năm; đạt khoảng 200-300 tỷ USD vào giai đoạn 2026-2030; vốn thực hiện lần lượt đạt khoảng 100-150 tỷ USD và 150-200 tỷ USD.

Bên cạnh những mục tiêu thu hút FDI trực tiếp thì một số những chỉ tiêu gián tiếp cũng được đưa ra: tỷ lệ các doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ xanh, quản trị hiện đại đạt mức 50% vào năm 2025 và đến năm 2030 là 100% so với năm 2018; tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm tăng từ 20-25% hiện nay lên mức 30% vào năm 2025 và đạt 40% vào năm 2030 và tăng từ 56% hiện nay lên 70% vào năm 2025 và đạt 80% đến năm 2030 là tỷ lệ sử dụng lao động có trình độ trong cơ cấu sử dụng lao động (Đầu tư trực tiếp nước ngoài 2019, dự báo 2020 và dài hạn, 2020).

Phương thức thực hiện định hướng

Năm 2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố bản Dự thảo “Chiến lược và định hướng chiến lược thu hút FDI thế hệ mới giai đoạn 2018- 2030”, đề ra phương thức cụ thể sau:

1. Thành lập “Cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài thế hệ mới” đảm bảo đủ chức năng, năng lực để tiến hành chỉ đạo quá trình thực hiện “Chiến lược và định hướng chiến lược thu hút FDI thế hệ mới”.

2. Hiện đại hóa công tác xúc tiến đầu tư với các quốc gia, nhà đầu tư nước ngoài trên nhiều yếu tố.

3. Thực hiện các chính sách để tăng cường liên kết thượng nguồn từ FDI.

4. Chú trọng công tác bảo đảm nguồn cung kỹ năng để đảm bảo thực hiện chiến lược trên.

5. Giới thiệu “môi trường Kinh doanh 4.0” phù hợp với nhu cầu kinh doanh trong thời đại số.

6. Tiến hành cải tổ toàn diện đối với các chính sách ưu đãi hiện hành và chuyển hướng tới ưu đãi dựa trên sự hiệu quả đầu tư.

7. Mở cửa đối với các lĩnh vực quan trọng là yếu tố chính tạo ra năng lực cạnh tranh và tăng trưởng khu vực FDI.

8. Giới thiệu với quốc tế về “Chiến lược và định hướng chiến lược thu hút FDI thế hệ mới giai đoạn 2018- 2030”.

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2018)

3.2. Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI vào Việt Nam

Thu hút FDI là công cuộc dài hạn, đòi hỏi sự nỗ lực tham gia và liên kết của cả hệ thống Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Mỗi bộ phận cần làm tốt trách nhiệm, vai trò của mình để quá trình này đạt kết quả cao. Từ thực tiễn kết quả thu hút FDI giai đoạn vừa qua, cần phải có những giải pháp khắc phục khó khăn, hạn chế còn tồn tại và phát huy những thành công đạt được. Dưới đây là một số giải pháp được đưa ra:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w