Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 81 - 86)

2019

3.2.5. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực

*Đối với đội ngũ cán bộ

Thứ nhất, lựa chọn đội ngũ có chất lượng cao. Ngay từ khâu tuyển chọn, cần tuyển chọn kỹ lưỡng, trung thực, khách quan. Quá trình đánh giá, xét tuyển phải công khai, minh bạch. Đặt ra bộ tiêu chí tuyển chọn riêng đối với từng ban ngành từ địa phương đến Trung ương nhưng phải đáp ứng tối thiểu về năng lực, trình độ cũng như kinh nghiệm chuyên môn. Ngoài những kiến thức chuyên môn vững chắc, đòi hỏi cần phải có sự hiểu biết sâu rộng về những lĩnh vực khác. Đối với đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến thu hút vốn FDI ngoài sự am hiểu về thị trường, kinh nghiệm thực tế trong doanh nghiệp, kỹ năng phân tích cũng như đánh giá tình huống linh hoạt thì cần có hiểu biết về nông nghiệp, công nghiệp, địa lý,.. .để biết được đâu là điểm mạnh, đâu là hạn chế của địa phương, của Việt Nam để có những chiến lược thích hợp nhất. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý cần có chuyên môn vững chắc về pháp luật trong nước cũng như nước ngoài, có kỹ năng xử lý vấn đề nhạy bén. Họ là người truyền tải những mong muốn, nguyện vọng của doanh nghiệp nước ngoài với Nhà nước. Ngược lại, truyền tải thiện chí hợp tác giữa Nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, chú trọng đạo đức cán bộ. Bên cạnh yếu tố chuyên môn, yếu tố đạo đức cũng phải được đặt lên hàng đầu. Đội ngũ cán bộ cần liêm chính, trung thực, có trách nhiệm, nói không với tiêu cực và bệnh thành tích. Qua những đánh giá tồn tại trong thời gian qua, có thể thấy, một số những tồn tại bắt nguồn từ chính đội ngũ cán bộ. Như hiện tượng “xin-cho” ở một số địa phương hiện nay là có sự “làm ngơ” của đội ngũ cán bộ, vì bệnh thành tích mà cấp phép cho những dự án không đủ tiêu chuẩn gây ra thiệt hại lớn.

Thứ ba, tăng cường công tác đào tạo. Thường xuyên tổ chức các hội nghị, tiếp xúc trực tiếp với nhà đầu tư nước ngoài. Hay cử đi học tập, trao đổi ở nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm giúp cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiến thức chuyên môn chắc chắn, kỹ năng hiện đại để có thể đồng thời hoạt động trên nhiều phương diện khác nhau. Đối với những lĩnh vực cần có chứng chỉ cần đánh giá, cấp lại chứng chỉ thường xuyên để cập nhật những xu thế mới nhất.

Thứ tư, nghiêm minh trong xử lý, khen thưởng. Đối với những cán bộ mắc sai phạm cần xử lý nghiêm tùy theo mức độ sai phạm bất kể ở cương vị, chức vụ nào. Qua kiểm tra, đánh giá nếu thấy xuất hiện tình trạng nhũng nhiễu, hạch sách gây khó dễ cho nhà đầu tư nước ngoài có biện pháp mạnh tay giải quyết. Đối với những cán bộ có thành tích tốt cần có chế độ đãi ngộ, kịp thời tuyên dương khen thưởng.

*Đối với lực lượng lao động

Thứ nhất, chú trọng đào tạo nguồn lao động có trình độ cao. Với những lộ trình thu hút FDI cho từng giai đoạn đã được đề ra cần có kế hoạch đào tạo sinh viên một cách phù hợp tránh tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” như hiện nay. Tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp rất nhiều trong khi các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài vẫn đang thiếu lao động chuyên môn cao cho thấy sự lỏng lẻo trong công tác quy hoạch đào tạo, đào tạo ồ ạt đầu vào nhưng không kiểm soát chặt chất lượng đầu ra. Chính vì vậy, ngay từ trên ghế nhà trường từ trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp đến trường nghề cần nghiêm túc trong công tác giảng dạy từ lý thuyết đến chuyên môn. Liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo nước ngoài hay hợp tác với các doanh nghiệp giúp sinh viên có môi trường trải nghiệm kiến thức thực tế từ sớm. Kỹ năng ngoại ngữ, CNTT, kỹ năng làm việc nhóm,.. .là những kỹ năng bắt buộc sinh viên ra trường phải có.

Thứ hai, nâng cao năng suất lao động. Những năm vừa qua năng suất lao động của Việt Nam đều tăng nhưng so với các nước trong khu vực vẫn thấp hơn rất nhiều. theo Đại học Kinh tế Quốc dân (2020), giai đoạn 2010-2019, năng suất lao động của Việt Nam ghi nhận mức tăng gần 1,6 lần. Năm 2019, tính theo giá hiện hành, năng suất

lao động của Việt Nam là 4791 USD/lao động và chỉ bằng khoảng 1/5 so với Malaysia; với Thái Lan và Trung Quốc thì chỉ bằng bằng khoảng 1/3, bằng khoảng một nửa so với Indonesia, và gần bằng một nửa NSLĐ trung bình của khối ASEAN. Điều này trở thành điểm hạn chế của Việt Nam trong thu hút FDI so với các nước trong khu vực ASEAN. Để cải thiện được năng suất lao động, trước tiên cần thay đổi tác phong chuyên nghiệp, tinh thần ham học hỏi, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Tổ chức định kỳ các chuyến hợp tác với các doanh nghiệp trong nước hay cử sang quốc gia đầu tư học tập.

*Một số kiến nghị đối với Chính phủ nhằm thu hút nguồn vốn FDI sau đại dịch Covid-19

Sau những thành công của Việt Nam trong công tác phòng chống, ngăn ngừa dịch Covid-19 vừa qua, nền y học của Việt Nam chắc chắn sẽ được quốc tế nhìn nhận một cách khác. Dự báo sắp tới làn sóng chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực y tế sẽ phát triển mạnh. Chính vì vậy, tận dụng lợi thế cũng như thời cơ sẵn có, Chính phủ cần xây dựng lộ trình thu hút nguồn vốn FDI vào lĩnh vực này một cách bài bản và chi tiết. Có như vậy nền y học của Việt Nam cũng như ngành công nghiệp thiết bị y tế mới có cơ hội phát triển và hứa hẹn đem lại nguồn giá trị lớn.

Đại dịch xảy ra làm cho hoạt động du lịch trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sau dịch, ngoài các biện pháp kích cầu du lịch trong nước cần tăng cường các biện pháp thu hút khách du lịch nước ngoài, đặc biệt là du khách từ châu Âu và châu Mỹ. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2019 lượng du khách châu Âu và châu Mỹ đến Việt Nam còn rất thấp, chỉ đạt lần lượt ở mức 2.168,2 nghìn và 973,8 nghìn lượt người. Các con số này thấp hơn rất nhiều so với 14.386,3 nghìn lượt người đến từ khu vực châu Á (Tổng cục Thống kê, 2019). Có sự liên quan ở đây rằng, cũng chính khu vực châu Âu và châu Mỹ cũng lại có số vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam còn rất hạn chế. Vì vậy, thúc đẩy du lịch hạng sang nhắm vào đối tượng khách châu Âu và châu Mỹ là một biện pháp gián tiếp nhằm thúc đẩy thu hút nguồn đầu tư từ 2 châu lục này.

Ngày 19/5/2020, chỉ số cải cách hành chính và chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2019 được công bố. Theo đó, Bộ Ke hoạch và Đầu tư-cơ quan quản lý trực tiếp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chỉ đạt kết quả cải cách hành chính ở nhóm B với vị trí thứ 13 đạt 82,96%. Điều đó cho thấy những cải cách hành chính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, để góp phần thu hút nguồn vốn FDI tăng cả về số lượng cũng như chất lượng thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói chung và Cục Đầu tư nước ngoài nói riêng cần tích cực hơn nữa trong công tác cải cách hành chính. Cải cách hành chính là bước đầu tiên để thu hút nguồn vốn FDI. Bên cạnh Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tất cả 16 bộ, ngành còn lại đều phải tiến hành công tác cải cách hành chính để nguồn vốn FDI thu hút được đạt kết quả cao trong tương lai.

Tóm tắt chương 3

Tình hình kinh tế của thế giới và Việt Nam được nêu ra khái quát. Chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam năm 2020 được trình bày để cho thấy tổng quát mục tiêu nền kinh tế Việt Nam trong năm nay như thế nào. “Nghị quyết số 50 của Bộ Chính trị” về định hướng, các chính sách thu hút vốn FDI với mục tiêu được đề ra cụ thể cho từng giai đoạn 2020-2025 và 2026-2030. Chương cũng trình bày phương thức định hướng với 8 nội dung cụ thể. Từ những tồn tại và nguyên nhân đã được đề cập ở chương 2 và việc mở rộng ra nhiều khía cạnh, chương 3 đã đề ra các giải pháp dựa trên 4 khía cạnh là: chính sách kinh tế của Nhà nước; chính sách ưu đãi; môi trường pháp lý ; môi trường đầu tư và nguồn nhân lực và một số kiến nghị được đề xuất.

KẾT LUẬN

Giai đoạn 2010-2019 vừa qua, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp mức độ khác nhau vào nền kinh tế. Nhưng đánh giá chung đó là xu hướng tăng lên toàn diện của khu vực kinh tế này. Năm 2018, Việt Nam được liệt kê vào danh sách 20 quốc gia thu hút FDI nhất thế giới, cùng với đó là tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Năm 2019, thu hút vốn FDI vào Việt Nam đạt kỷ lục với tổng vốn đăng ký 38,02 tỷ USD với mức vốn giải ngân đạt 20,38 tỷ USD. Lũy kế hết quý 1/2020, Việt Nam đã thu hút được tổng cộng 31.665 dự án với tổng vốn đăng ký ước đạt khoảng 370 tỷ USD.

Bên cạnh những thành công đạt được trong quá trình thu hút FDI thì Đảng, Nhà nước và khu vực kinh tế trong nước cần có những giải pháp khắc phục yếu điểm để cả khu vực kinh tế trong nước và khu vực kinh tế FDI cùng song hành phát triển. Quá trình thu hút vốn FDI là một công cuộc dài hạn, đòi hỏi sự nỗ lực vào cuộc của cả hệ thống từ Trung ương đến địa phương, những thay đổi hiện tại sẽ kéo theo kết quả trong tương lai. Trong đó những giải pháp về chính sách mang tính định hướng rất cao. Bây giờ Việt Nam cần chuyển trọng tâm từ thu hút số lượng sang thu hút nguồn FDI có chất lượng cao. Nó làm tiền đề giúp các đối tượng khác thực hiện một cách bài bản, hiệu quả nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Kinh tế Việt Nam” (2020), Wikipedia, truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2020, từ < https://vi.wikipedia.Org/wiki/Kinh t%E1%BA%BF Vi%E1%BB%87t Nam#Gi

ai%C4%91o%E1%BA%A1n 1986%E2%80%932006>

2. Bắc Ninh: tiềm năng và lợi thế trong thu hút FDI (2017), truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2020, từ < https://singland.com.vn/bac-ninh-tiem-nang-va-loi-the-trong-

thu-hut-fdi .html>

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), Định hướng chiến lược thu hút FDI giai đoạn 2018-2030, Hà Nội.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2020, Hà Nội.

5. Cục đầu tư nước ngoài (2020), Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm 2019, Hà Nội.

6. Cục đầu tư nước ngoài (2020), Tình hình đầu tư nước ngoài 3 tháng đầu năm 2020, Hà Nội.

7. Đầu tư trực tiếp nước ngoài 2019, dự báo 2020 và dài hạn (2020), truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2020, từ < https://baodautu.vn/dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-2019-

du-bao-2020-va-dai-han-d113916 .html>

8. Dự báo đầu tư nước ngoài năm 2020 (2020), truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2020, từ < https://nhadautu.vn/du-bao-dau-tu-nuoc-ngoai-nam-2020-d33051.html> 9. Hà Linh (2019), “Việt Nam lọt Top 20 quốc gia tốt nhất trên thế giới để đầu tư”,

Nhịp cầu đầu tư, truy cập lần cuối ngày 28 tháng 4 năm 2020, từ <

https://nhipcaudautu.vn/song/viet-nam-lot-top-20-quoc-gia-tot-nhat-tren-the- gioi-de-dau-tu-3330348/>

10. Hà Thu (2019), “GDP Việt Nam sẽ thuộc nhóm tăng nhanh nhất thế giới năm 2019”,VNEXPRESS, truy cập lần cuối ngày 18 tháng 4 năm 2020, từ <

https://vnexpress.net/gdp-viet-nam-se-thuoc-nhom-tang-nhanh-nhat-the-gioi- nam-2019-3863147.html>

11. Nguyễn Quỳnh (2019), “Thu hút FDI vào nông nghiệp công nghệ cao còn nhiều điểm nghẽn”, VOV.VN, truy cập lần cuối ngày 16 tháng 4 năm 2020, từ

<

https://vov.vn/kinh-te/thu-hut-fdi-vao-nong-nghiep-cong-nghe-cao-con-nhieu-

diem-nghen-914604.vov >

12. Quốc hội (1987), Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ban hành ngày 29 tháng 12 năm 1987.

13. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư, ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005. 14. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư, ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014.

15. Thu Phương (2019), Hà Nội: Điểm sáng thu hút FDI, truy cập lần cuối ngày 7 tháng 5 năm 2020, từ < http://kinhtevn.com.vn/ha-noi-diem-sang-thu-hut-fdi-

37304.html>

16.Toàn cảnh “bức tranh” năng suất lao động Việt Nam (2019), truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2020, từ < http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Toan-canh-buc-tranh-nang-

suat-lao-dong-Viet-Nam/372323.vgp>

17. Tổng cục Thống kê (2010), Tình hình kinh tế- xã hội năm 2009, Hà Nội

18. Tổng cục Thống kê (2017), Niên giám thống kê tóm tắt 2016, Hà Nội 19. Tổng cụcThống kê (2018),Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2018,Hà Nội. 20. Tổng cục Thống kê (2018), Niên giám thống kê tóm tắt 2017, Hà Nội 21. Tổng cục Thống kê (2019), Niên giám thống kê tóm tắt 2018, Hà Nội 22. Tổng cục Thống kê (2020), Thông cáo báo chí Về tình hình kinh tế -

xã hội quý I

năm 2020, thông cáo báo chí, ngày 27 tháng 3 năm 2020, Hà Nội.

23. Trần Thu Trang (2018), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2007-2017: thực trạng và giải pháp”, luận văn tốt nghiệp, Học viện Ngân hàng. 4 năm 2020, từ < https://theleader.vn/vi-dau-98-doanh-nghiep-viet-la-nho-va-sieu-

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 81 - 86)