Thái Lan
Nằm trong cùng khu vực Đông Nam Á, Thái Lan có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Thái Lan là quốc gia có truyền thống lâu đời về nông nghiệp. Từ năm 1960, Thái Lan bắt đầu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội lần thứ nhất. Đến nay,
Một là, áp dụng chính sách ưu đãi tài chính và giảm thuế: để thu hút các nhà đầu tư ngoại quốc, Thái Lan tiến hành giảm thuế, cung cấp các ưu đãi tiền tệ hay cho vay bằng ngoại tệ. Đối với thuế TNDN, Thái Lan miễn từ 3 năm đến 8 năm; miễn thuế nhập khẩu 90% đối với nguyên liệu; 50% đối với máy móc, thiết bị mà Thái Lan chưa sản xuất được. Đặc biệt, Chính phủ nước này đã miễn thuế thu nhập doanh nghiệp lên tới 13
năm và giảm 50% thuế tối đa 5 năm cho các công ty trong Hành lang Kinh tế Phương Đông (EEC). Hiện tại, thuế thu nhập doanh nghiệp của Thái Lan là 20%. Thái Lan còn khấu trừ 2 lần đối với chi phí vận chuyển, điện, nước; bổ sung 25% khấu trừ chi phí xây dựng và lắp đặt cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một loạt các ưu đãi về
dịch vụ cũng được áp dụng như: giảm giá tiền thuê nhà đất, văn phòng, cước viễn thông,
vận tải,.. .Giá dịch vụ ở Thái Lan được cho là hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Hai là, hạn chế đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp: đối với các ngành nghề nông,
lâm nghiệp và thủy sản, Chính phủ Thái Lan quản lý chặt chẽ việc đầu tư, chỉ cấp phép đối với những dự án được Hội đầu tư cho phép. Điều quan trọng, các dự án này chỉ được
đầu tư dưới hình thức liên doanh và nhà đầu tư nước ngoài không được nắm quyền sở hữu đa số.
Ba là, chú trọng thu hút các doanh nghiệp từ Trung Quốc chuyển sang: tác động
của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, Thái Lan đã công bố chương trình ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp nước ngoài vào ngày 6/9/2019, giảm thuế doanh nghiệp lên tới 50%, cho các công ty chuyển các hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Thái Lan. Năm 2020, các nhà đầu tư phải nộp hồ sơ đăng ký và mức đầu tư phải đạt tối thiểu từ 1 tỷ THB (tương đương với 32,7 triệu USD) trở lên và thực hiện đầu tư trong năm 2021 sẽ đủ điều kiện nhận các ưu đãi 50% thuế doanh nghiệp trong 5 năm (Hoàng An, 2019).
liệu dẫn đến mất cân đối trong cán cân xuất nhập khẩu. Hiện nay, Thái Lan tập trung vào phát triển sản xuất phục vụ cho xuất khẩu.
- Cơ cấu lại đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư từ 240 xuống còn 100 ngành, lĩnh vực. Đồng thời ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển (R&D), hoạt động đào tạo công nghệ tiên tiến,...
- Khuyến khích đầu tư vào các vùng nông thôn để thu hẹp khoảng cách phát triển, nâng cao trình độ dân trí.
Singapore
Singapore có diện tích chỉ 647,8 km2, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn nhưng lại là quốc gia có nền kinh tế đứng số một trong khu vực và được coi là con rồng nền kinh tế châu Á. Ngay thời kỳ đầu đổi mới, Singapore đã tích cực hội nhập với thế giới. Nguồn vốn FDI đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ tiến hành công nghiệp hóa của Singapore. Chính phủ Singapore đã ban hành những chính sách sau:
Một là, tập trung thu hút FDI vào 3 lĩnh vực ưu tiên: sản xuất mới, xây dựng và xuất khẩu. Tùy từng điều kiện mỗi thời kỳ, Singapore chủ trương thu hút FDI vào các ngành thích hợp. Thời kì đầu, Singapore đề ra chủ trương thu hút FDI vào lĩnh vực sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Sau đó, ngành công nghiệp điện tử phát triển nhanh chóng, chủ trương chuyển sang tập trung vào ngành sản xuất máy vi tính, điện tử, kỹ thuật khai thác dầu mỏ,...Dựa vào thuận lợi vị trí địa lý, cũng như khắc phục sự thiếu hụt về tài nguyên thiên nhiên, phù hợp với trình độ phát triển cao của nền kinh tế, Singapore đẩy mạnh thu hút FDI vào việc tạo ra một hệ thống các ngành dịch vụ thúc đẩy đầu tư quốc tế.
Hai là, Nhà nước tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài tự bỏ vốn mà rất hạn chế việc cho vay vốn đầu tư, tránh gánh nặng lên nguồn vốn trong nước. Thực hiện chính sách đầu tư tự do, nhất quán đối với nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài được tự do đưa tiền vào, chuyển tiền ra khỏi Singapore. Tự quyết định
nguồn nhân công làm việc từ nước ngoài hay nội địa cũng như hình thức đầu tư. Đồng thời thực hiện đánh thuế đối với từng dự án, nhất là đối với những dự án dễ gặp rủi ro
công tác chuẩn bị lâu. Bên cạnh đó, Chính phủ cho thành lập cơ quan quản lý đầu tư riêng. Năm 1960, Singapore thành lập Cục phát triển kinh tế có trách nhiệm thúc đẩy đầu tư công nghiệp. Cơ quan này có 16 văn phòng ở nước ngoài. Đặc biệt, cơ quan này còn nhận tiến hành thăm dò, tiếp thị cho nhà đầu tư.
Ba là, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực một cách toàn diện. Xây dựng hệ thống trường chuyên khoa nghề nghiệp. Hợp tác với nước ngoài tổ chức các trung tâm đào tạo,
tuyển chọn nhân viên ra học tập tại nước ngoài. Các doanh nghiệp trong nước chủ động tiến hành bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ, đào tạo đội ngũ nhân viên đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu lao động cho việc thu hút FDI. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động sản xuất.