Nhóm giải pháp về chính sách ưu đãi

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 78 - 79)

2019

3.2.3. Nhóm giải pháp về chính sách ưu đãi

Thứ nhất, hoàn thiện và củng cố khung chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp FDI. Tiến hành rà soát một cách tổng thể những chính sách tài chính ( chính sách thuế, chính sách thuê đất) thu hút FDI đang được áp dụng để đánh giá những hạn chế tồn tại, thực hiện sửa đổi bổ sung, để hoàn thiện một hệ thống chính sách thuế tốt, tránh gây ra thất thoát NSNN. Đánh giá tổng thể mức độ liên kết giữa các ngành, nghề, khu vực hưởng ưu đãi đầu tư với hiệu quả của các chính sách ưu đãi trên các khía cạnh như: quy mô vốn đăng ký đầu tư, tổng số vốn thực hiện, tỷ trọng vốn thực hiện trên vốn đăng ký đầu tư, quy mô việc làm, mức độ đóng góp vào GDP, vào tổng kim ngạch xuất khẩu, tỷ lệ nội địa hóa,...

Thứ hai, áp dụng ưu đãi riêng biệt. Đối với các doanh nghiệp FDI đầu tư vào những lĩnh vực, ngành nghề khuyến khích (nông nghiệp CNC, chế tạo linh kiện điện tử, năng lượng sạch,.), hay vào những địa phương có điều kiện khó khăn (miền núi, Tây Nguyên,.) sẽ được hưởng mức ưu đãi riêng biệt. Có như vậy mới có thể thu hút được lượng vốn FDI vào những lĩnh vực cần phát triển, vào những khu vực còn nhiều khó khăn tránh được hiện tượng cơ cấu vốn FDI đầu tư không đồng đều. Bên cạnh đó, đối với những công trình phúc lợi xây dựng tại các khu công nghệ cao, khu chế xuất,.. .cũng nên được hưởng mức ưu đãi phù hợp.

Thứ ba, thay đổi phương thức nhận ưu đãi. Chia các chính sách ưu đãi thành nhiều mức độ. Đối với những mốc kết quả kinh doanh khác nhau sẽ áp dụng các mức hỗ trợ chính sách ưu đãi khác nhau. Tức là doanh nghiệp FDI có kết quả sản xuất kinh doanh

cao sẽ nhận được mức chính sách ưu đãi cao. Ngược lại. Các chính sách ưu đãi áp dụng có thể là miễn giảm thuế, miễn giảm tiền thuê đất,...

Thứ tư, ban hành bộ quy tắc đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của các dự án FDI. Để áp dụng được biện pháp trên, trước tiên cần thực hiện giải pháp này trước đó. Việc xây dựng hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động cũng như hiệu quả kinh doanh của các dự án FDI như: tỷ lệ đất bỏ trống; tỷ lệ lao động làm việc/quy mô doanh nghiệp; tỷ lệ lao động nghỉ việc/quý; tỷ lệ vốn đăng ký/vốn thực hiện; mức đóng góp cho xã hội; chất lượng môi trường xung quanh doanh nghiệp;.. .Để nhận được mức ưu đãi tốt buộc các doanh nghiệp FDI phải thay đổi để đáp ứng được những chỉ tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 78 - 79)