2019
2.1.1. Phân tích quy mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vàoViệt Nam gia
2019
2.1. Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
giai đoạn
2010-2019
Để đánh giá về thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 2010-2019 cần phân tích qua các yếu tố như: quy mô vốn đầu tư và cơ cấu vốn
đầu tư.
2.1.1. Phân tích quy mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giaiđoạn đoạn
2010-2019
Quy mô vốn đầu tư được phân tích qua 2 khía cạnh là vốn đăng ký và vốn thực hiện.
Vốn đăng ký đầu tư
Đánh giá chung cho cả giai đoạn này là xu hướng tăng lên của số vốn các nhà đầu tư nước ngoài đăng ký theo giấy phép đầu tư vào Việt Nam.
Tổng vốn đăng ký đầu tư Linear (Tổng vốn đăng ký đầu tư)
Năm 2011, ghi nhận mức vốn đăng ký thấp kỷ lục đạt gần 15,6 tỷ USD (thấp hơn
gần 4,3 tỷ USD với năm 2010). Năm 2012 tổng vốn đăng ký đã tăng lên mặc dù với lượng không nhiều, chỉ khoảng 0,7 tỷ USD. Sau năm 2013, tổng vốn đăng ký đã tăng lên đến 22,35 tỷ USD thì năm 2014 lại ghi nhận mức giảm nhẹ khoảng gần nửa tỷ USD. 5 năm tiếp theo là giai đoạn ghi nhận sự tăng lên vượt bậc của tổng vốn đăng ký đầu tư mà Việt Nam thu hút được. Năm 2015 và 2016 chỉ tăng nhẹ từ 2,1 đến 2,78 tỷ USD. Từ năm 2016, vốn đăng ký bao gồm cả vốn cấp mới, vốn tăng thêm và vốn góp, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2017 ghi nhận số vốn đăng ký đạt cao nhất từ năm 2009 đến nay với khoảng 37,1 tỷ USD, cao hơn 38% so với năm trước. Năm
2018 lại có sự giảm nhẹ khoảng 2% so với năm 2017, nhưng vẫn được đánh giá là mức thu hút cao (Tổng cục Thống kê, 2019). Cục Đầu tư nước ngoài (2020) cho biết, năm 2019, vốn FDI vào Việt Nam. Đặc biệt, năm 2019, tổng vốn đăng ký đạt mức cao nhất trong vòng 11 năm qua, tăng đến 91,18% so với năm 2010.
Vốn thực hiện đầu tư
So với giai đoạn 2010-2019, khác với xu hướng biến động của tổng vốn đăng ký đầu tư, tổng số vốn thực hiện nhìn chung lại có sự ổn định rõ ràng hơn.
Biểu đồ 2.2: Tổng vốn đăng ký và tổng số vốn thực hiện giai đoạn 2010 -
^^■Tổng số vốn thực hiện Tổng vốn đăng ký
Năm 2010, 2011, mặc dù tổng vốn đăng ký theo đà giảm tới mức kỷ lục thì tổng số vốn thực hiện lại có sự tăng lên nhẹ hơn 1 tỷ USD so với năm 2009. Năm 2012, ghi nhận số vốn giải ngân có sự giảm nhẹ khoảng 8,67% so với năm 2011. Từ năm 2013 đến
năm 2019 là một chu trình tăng đều. Trung bình mỗi năm, số vốn được giải ngân tăng khoảng 1,48 tỷ USD. Cục Đầu tư nước ngoài (2020) cho biết, năm 2019 là năm có số vốn giải ngân đạt mức cao nhất kể từ hơn 30 năm qua với mức 20,38 tỷ USD, củng cố xu hướng tăng lên của số vốn giải ngân từ năm 2012 đến nay. Trong xu hướng suy giảm của dòng vốn FDI toàn thế giới, Việt Nam vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng số vốn giải ngân qua các năm được đánh giá là kết quả đáng khích lệ.
Để đánh giá rõ thực trạng trên, bên cạnh việc phân tích về vốn đăng ký và vốn
thực hiện thì cần phải xem xét thêm về quy mô vốn bình quân.
Đi ngược lại với xu hướng tăng của cả vốn đăng ký, vốn đầu tư và số dự án FDI đầu tư vào Việt Nam, quy mô vốn bình quân/dự án trong giai đoạn này lại có những chu trình giảm rõ rệt. 16 18 --- 4500 14 12 10 8 6 4 2 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0
Quy mô vốn bình quân (triệu USD/dự án) số dự án 0