2019
2.2. Đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI vàoViệt Nam giai đoạn 2010-
2019
2.2.1. Những kết quả đạt được từ thu hút vốn FDIgiai đoạn 2010-2019
Bước vào giai đoạn đổi mới, Việt Nam đã có những bước đi tích cực trên con đường hội nhập với thế giới. Nhiều chuyên gia nhận định rằng với Luật Đầu tư nước ngoài cùng với tư tưởng tiến bộ, tầm nhìn xa trông rộng đã dẫn lối cho nguồn vốn FDI vào Việt Nam và đạt được những kết quả quan trọng sau:
Quy mô vốn đăng ký FDI ngày càng tăng
Giai đoạn 10 năm qua, lượng vốn nước ngoài đăng ký đầu tư vào Việt Nam có sự
tăng lên vượt bậc. Năm 2010, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đăng ký đạt gần 20 tỷ USD, kết thúc năm 2019, con số thống kê lên đến gần 40 tỷ USD. Trong khi đó ở giai đoạn trước, năm 2000, lượng vốn đăng ký thu hút được đạt kết quả còn rất khiêm tốn chỉ 2,3 tỷ USD. Tính chung giai đoạn 2010-2019, tổng số vốn đăng ký đạt gần 260 tỷ USD. Đây
có thể coi là kết quả nhờ vào sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong thời gian qua.
Lượng vốn giải ngân tăng ổn định
Trước những khó khăn, khủng hoảng của nền kinh tế thế giới, nhưng lượng vốn thực hiện của các dự án FDI tại Việt Nam suốt một thập kỷ qua giữ vững được xu hướng
tăng tương đối ổn định qua các năm.
Mặc dù, năm 2011 và năm 2012 có sự giảm nhẹ so với trước, nhưng từ năm 2013
đến nay số vốn được giải ngân qua các năm đều tăng. Điều đó cho thấy, suy thoái kinh tế thế giới không mấy tác động đến niềm tin các đối tác nước ngoài đối với thị trường Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giai đoạn 1988-1999 có tổng cộng 2.953 dự
án đầu tư (hơn 212 dự án so với năm 2017); giai đoạn 2000-2009 số dự án đã đạt 9.236 dự án. Trong khi đó, tính tổng cho cả giai đoạn 2010-2019, số dự án là 21.587 dự án (gấp
2,3 lần giai đoạn trước đó).
Thu hút được nhiều vốn FDI từ các nền kinh tế lớn trong khu vực
Năm 2019, U.S. News & World Report công bố bảng xếp hạng các nền kinh tế tốt nhất để đầu tư trong năm 2019. Việt Nam bất ngờ có mặt trong top 8 cho dù năm 2018 chỉ xếp ở vị trí thứ 23 để vượt qua các nền kinh tế láng giềng như Malaysia, Indonesia và Singapore, thậm chí cả các quốc gia lớn trên thế giới như: Nga, New Zealand, Đan Mạch, Italia, Brazil (Hà Linh, 2019).
Từ năm 2010 đến nay, các quốc gia đầu tư FDI vào Việt Nam đã có sự thay đổi. Các nền kinh tế hàng đầu châu Á ngày càng giữ thế thượng phong trong cuộc đua đầu tư
vào Việt Nam. Trong khi năm 2009, Hoa Kỳ là nhà đầu tư FDI lớn nhất với số vốn khoảng 9,8 tỷ USD. Sang đến năm 2010, Hà Lan đứng thứ hai, còn Hoa Kỳ chỉ đứng thứ
năm với gần 2 tỷ USD vốn đầu tư. Từ năm 2011 đến nay, top 5 quốc gia đầu tư FDI nhiều nhất vào Việt Nam đều là các cường quốc kinh tế của châu Á. Cho thấy, công cuộc
mở cửa nền kinh tế Việt Nam đã đạt hiệu quả.
Thu hút vốn FDI giai đoạn 2010-2019 đạt được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH mà Chính phủ đã đặt ra
Năm 2019, nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp- xây dựng chiếm tới 69,93% trong cơ cấu vốn FDI từ mức 18,7% năm 2010. Đứng đầu các ngành, nghề chiếm
Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục giảm từ mức 0,4% xuống đến 0,26%. Tuy nhiên, FDI cũng đã đầu tư phát triển vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra những sản phẩm, giống cây mới với chất lượng cao hơn. Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, hiện nay cả nước có gần 30 khu nông nghiệp CNC được quy hoạch xây dựng tại 12 tỉnh, thành phố trải khắp 3 miền, trong đó đã có 7 khu đã đi vào hoạt động ở Thái Nguyên, Lâm Đồng, Phú Yên và Lào Cai (Nguyễn Quỳnh, 2019).
Mặc dù so với năm 2014, lĩnh vực công nghiệp-xây dựng có tỷ trọng giảm, tuy nhiên lĩnh vực dịch vụ lại có xu hướng tăng lên mức gần 30%. Ngành dịch vụ của Việt Nam thời gian qua có những đổi mới mạnh mẽ, chất lượng các dịch vụ được nâng tầm hơn trước rất nhiều. Đặc biệt phải kể đến các ngành như viễn thông, khách sạn, ngân hàng, bảo hiểm,.. .Nguồn nhân lực hoạt động trong các ngành này cũng ngày càng tăng cả về số lượng cũng như chất lượng.
Thu hút được đầu tư từ các tập đoàn lớn hàng đầu thế giới
Nhờ vào sự ổn định của chính trị cũng như thành công của nền kinh tế trong thời gian qua, cùng với những lợi thế sẵn có về nguồn lao động, vị trí địa lý đắc địa cùng với hệ thống pháp luật tương đối hoàn thiện mà trong những năm qua, các tập đoàn, doanh nghiệp nổi tiếng hàng đầu thế giới lựa chọn Việt Nam làm điểm đến ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Samsung; Intel; Panasonic; LG; Mitsubishi; Honda; Unilever; Sumitomo;.
2.2.2. Những tồn tại trong thu hút vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2010- 2019
Bên cạnh những kết quả to lớn không thể phủ nhận mà FDI đã mang lại cho Việt Nam thì vẫn còn một vài những tồn tại nhất định bộc lộ rõ nét trong quá trình thu hút đầu tư như sau:
Quy mô vốn bình quân không ổn định
Năm 2010 ghi nhận quy mô vốn bình quân đạt cao nhất trong cả giai đoạn 2010- 2019 ở mức 16,08 triệu USD/dự án. Năm 2019 chỉ còn 9,79 triệu USD/dự án- đây là mức thấp nhất trong cả giai đoạn này. Trong khi tổng vốn đăng ký, vốn thực hiện và số
dự án đều có xu hướng tăng lên thì quy mô vốn bình quân lại đi ngược lại với xu hướng đó. Thực tế này chứng minh rằng số dự án có quy mô vốn đầu tư đã giảm.
Lượng vốn thực hiện chưa tương xứng với số vốn đăng ký
Tính đến cuối năm 2019, cả nước còn 30.827 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký đạt 362,58 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện lũy kế các dự án FDI đạt khoảng 211,78 tỷ USD chiếm 58,41% tổng số vốn đăng ký (Cục Đầu tư nước ngoài, 2020). Còn lại 150,8 tỷ USD vốn chưa thực hiện, nhưng trong số đó chỉ có khoảng 50 tỷ USD có thể
thực hiện mà thôi. Điều này cho thấy khoảng cách giữa số vốn đăng ký và số vốn thực hiện đang có khoảng cách rất xa, hình thành lên vốn ảo để đanh bóng thị trường FDI.
Toàn giai đoạn, năm 2011 lượng vốn thực hiện so với số vốn đăng ký chiếm tỷ trọng cao nhất là 70,5%. Tính chung bình cho cả giai đoạn thì tỷ trọng này đạt 56,79%.
Nông nghiệp CNC chưa thu hút hết tiềm năng
Đời sống của nhân dân ngày càng tăng cao, cùng với môi trường tự nhiên ô nhiễm
nghiêm trọng do đó nhu cầu sử dụng sản phẩm “sạch” là rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay cả nước chỉ có gần 30 khu nông nghiệp CNC được quy hoạch xây dựng tại 12 tỉnh, thành phố. Các khu nông nghiệp CNC thường được xây dựng tại các khu vực có lợi thế và không phải vùng nào cũng có thể thu hút FDI vào lĩnh vực này. Đến nay, vẫn chỉ có Nhật
Bản là quốc gia tích cực đầu tư vào nông nghiệp CNC ở Việt Nam. Tính riêng năm 2017
có khoảng 20 doanh nghiệp từ Nhật Bản đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp CNC ở Việt Nam, trong đó có hơn 10 doanh nghiệp đầu tư tại Lâm Đồng.
Thu hút đầu tư chưa đa dạng
Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/12/2019, ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo thu hút được đến 214,174 tỷ USD chiếm tới 59,67% trong tổng số vốn FDI đầu tư. Trong khi đó, ngành chiếm tỷ trọng lao động lớn nhất là nông, lâm nghiệp và thủy sản lại chỉ chiếm có 0,97% tổng vốn đầu tư. Việt Nam có truyền thống lâu đời về nông nghiệp, nhưng đây lại là ngành không hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài mặc dù Nhà nước đã có những ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Thực tế cũng cho thấy, đa phần các dự án lớn đều đổ dồn đầu tư các các địa phương ở vị trí trung tâm, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, tập trung nguồn lao động chất lượng.
10 địa phương có số vốn FDI thấp nhất đều thuộc khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên- những nơi có điều kiện khó khăn, trình độ dân trí còn thấp.
Điều đó cho thấy Việt Nam chưa có một kế hoạch đồng bộ, thống nhất giữa các bộ, ngành, địa phương với nhau trong công cuộc thu hút FDI, mà mang tính riêng lẻ.
Chưa thu hút được FDI từ các nền kinh tế lớn phương Tây
Trong khi Việt Nam tiếp nhận một lượng lớn vốn đầu tư từ các quốc gia châu Á thì Mỹ và châu Âu lại còn rất hạn chế. Theo Tổng cục Thống kê (2020), 10 quốc gia đầu
tư nhiều nhất vào Việt Nam tính đến hết năm 2019, các quốc gia phương Tây chỉ chiếm 20% đó là quần đảo Virgin thuộc Anh và Hà Lan. Các cường quốc kinh tế của thế giới như Mỹ, Anh, Pháp,... lại không xuất hiện ở những vị trí top đầu.
Lũy kế hết năm 2019, Mỹ đầu tư chưa đến 10 tỷ USD, một con số cực kỳ khiêm tốn so với nền kinh tế lớn mạnh của Mỹ. EU là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, nhưng FDI của khu vực này vào Việt Nam vẫn còn rất hạn chế, do đó giảm cơ hội được tiếp cận với nền công nghệ cao, tiên tiến hàng đầu trên thế giới. Vương Quốc Anh đứng ở vị trí thứ 15 với tổng vốn đầu tư 3,7 tỷ USD; tiếp ở vị trí
2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong thu hút vốn FDI vào Việt Nam
giai đoạn
2010-2019
Thứ nhất, điều kiện kinh tế của Việt Nam chưa thực sự hấp dẫn để thu hút vốn
FDI
Cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn chưa đồng bộ, cơ sở hạ tầng tốt hầu hết tập trung
ở những thành phố lớn, nới có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Trình độ lao động của Việt Nam vẫn chưa cao. Theo Tổng cục Thống kê (2018), tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm 21,9% trong tổng số lao động Việt Nam. Đó là một trong những lý do khiến cho việc thu hút FDI chưa đồng bộ.
Thứ hai, hệ thống pháp luật, chính sách của Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước
ngoài còn nhiều bất cập
Quy trình cấp phép đối với các dự án FDI vẫn còn rất chậm, đặc biệt là với những
dự án phức tạp, quan trọng. Khung pháp lý cùng các điều kiện kinh doanh chưa thực sự nhất quán, đặc biệt thiếu tính minh bạch giữa các dự án đầu tư.
Thứ ba, công tác quản lý của Nhà nước về FDI chưa thực sự hiệu quả
Công tác quản lý khu vực FDI giữa các ban, bộ, ngành, địa phương còn thiếu sự liên kết chặt chẽ. Tình hình, thực trạng của các doanh nghiệp FDI không được cập nhật kịp thời dẫn đến tình trạng các dự án FDI không thể triển khai như mục đích ban đầu, hay dẫn đến những hiện tượng trốn thuế, chuyển giá hay gây hậu quả đáng tiếc cho môi
Thứ tư, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, quy mô vốn không lớn
World Bank cho biết, hiện nay trong khoảng 500.000 doanh nghiệp trong nước thì có đến 98% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Mặc dù các doanh nghiệp này tạo ra một lượng lớn việc làm cho người lao động nhưng lại chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực chế biến, chế tạo đơn giản với trình độ công nghệ còn rất lạc hậu. Các doanh nghiệp này
không đủ tiềm lực để tiếp cận với nguồn công nghệ cao cũng như đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến. 85% các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp vẫn đang nằm ngoài cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cộng với quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún đã khiến các doanh nghiệp này khó trở thành đối tác với các doanh nghiệp FDI trong nước (The Leader, 2019).
Thứ năm, chưa tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư FDI đầu tư vào nông nghiệp CNC
Việc hỗ trợ về cơ sở hạ tầng hay phát triển đào tạo nguồn nhân lực vào lĩnh vực nông nghiệp CNC mới chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp tư nhân trong nước, còn các doanh nghiệp FDI chưa được hỗ trợ nhiều, dẫn đến quá trình ra quyết định đầu tư bị ảnh
hưởng. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị nghiên cứu cũng như trình độ
khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực này Việt Nam vẫn còn yếu kém.
Ngoài yếu tố ảnh hưởng khách quan là điều kiện thời tiết thì yếu tố chủ quan là công tác quy hoạch, tập trung quỹ đất “sạch” cho phát triển nông nghiệp CNC là rào cản
lớn nhất trong công tác thu hút nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ sáu, khác biệt quy mô kinh tế cũng như trình độ phát triển
thương hiệu, bản quyền, tình trạng hàng giả, hàng nhái của Việt Nam đang là vấn đề nan
giải.
Lý do lớn nhất chính là sự chêch lệch quy mô nền kinh tế. Quy mô thị trường của
Việt Nam còn quá nhỏ, chưa đủ năng lực hấp thụ dòng vốn FDI đến từ Mỹ và các quốc gia châu Âu.
Tóm tắt chương 2
Chương 2 đã phân tích giai đoạn 2010-2019, thu hút vốn FDI vào Việt Nam ghi nhận xu thế tăng lên của cả vốn đăng ký, vốn thực hiện hay số dự án đầu tư, tuy nhiên quy mô bình quân dự án lại cho thấy sự biến động không ổn định. Tính đến hết năm 2019, ghi nhận 135 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn đầu tư lên đến hơn 362 tỷ USD. Trong cả giai đoạn này, tổng vốn đầu tư là 258,6 tỷ USD. 19/21 lĩnh vực kinh tế của Việt Nam cũng đã nhận được đầu tư FDI. Tất cả các tỉnh, thành phố đều đã có dự án FDI đầu tư.
Bên cạnh những kết quả nổi bật trên thì thu hút FDI thời gian qua vẫn còn những tồn tại như: thu hút không đa dạng; mất cân xứng giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện
STT Chỉ tiêu KH năm 2020 Quốc hội giao
Mục tiêu phấn đấu của Chính phủ
CHƯƠNG 3: MỘT SỚ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIEP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM TRONG
THỜI GIAN TỚI